Hàng không Việt Nam: Vừa mở cửa đã thiệt đơn, thiệt kép

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamMáy bay Vietnam Airlines.
Máy bay Vietnam Airlines.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thị trường hàng không Việt Nam chưa kịp “ăn mừng” khi được hoạt động trở lại bình thường, ngay tiếp đó biến động chính trị thế giới xảy ra khiến giá xăng dầu tăng cao, tạo nhiều thách thức đối với lĩnh vực này.

Khôi phục 67 đường bay tới 20 quốc gia

Từ khi khôi phục lại các đường bay thường lệ quốc tế từ ngày 1/1/2022, đến nay có 23 hãng hàng không khai thác 67 đường bay kết nối Việt Nam với 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, từ ngày 15/3, Chính phủ Việt Nam chính thức nối lại các hoạt động du lịch như trước đại dịch COVID-19 cùng việc công nhận hộ chiếu vaccine qua lại với 15 quốc gia.
Đối với đường bay kết nối khách quốc tế tới Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc... bên cạnh điểm đến là Hà Nội và TP.HCM, các hãng dự kiến khôi phục từ tháng 4/2022.
Tuy nhiên vẫn còn 8 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa mở lại đường bay với Việt Nam như giai đoạn trước khi có dịch COVID-19, gồm: Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Macao (Trung Quốc), Phần Lan, Ý, Thụy Sỹ.
Sân bay Quốc tế Nội Bài. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2022
Tình hình khai thác vận tải hàng không của Việt Nam hiện giờ ra sao?
Trong 3 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế qua các sân bay của Việt Nam hơn 321 nghìn khách, tăng tới 176% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, riêng các hãng hàng không Việt Nam chở hơn 141 nghìn lượt khách quốc tế, tăng tới 441% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 44% thị phần khách quốc tế.
Với thị trường nội địa, hiện các hãng hàng không Việt Nam khai thác từ 55-60 đường bay nội địa. Tổng lượng khách nội địa qua các sân bay trong 3 tháng qua đạt hơn 13 triệu lượt, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, các chính sách hiện Việt Nam đang thực hiện đều tạo điều kiện thuận lợi để ngành hàng không khôi phục lại sau đại dịch.
Máy bay Gulfstream G650 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2022
‘Bắt tay’ với Gulfstream, Sun Air tiên phong trong lĩnh vực hàng không ‘luxury’ tại Việt Nam

Thiệt thòi do biến động thế giới

Căng thẳng giữa Nga-Ukraina xảy ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành hàng không Việt Nam, khi hoạt động bay phải thích ứng, thay đổi.
Như Sputnik đã thông tin, gần đây nhất Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines bất ngờ thông báo dừng đường bay tới Moskva, Liên bang Nga từ ngày 25/3. Đây thực sự là một tổn thất lớn đối với ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mở cửa du lịch trở lại. Việt Nam luôn là điểm đến ưa thích và an toàn đối với du khách Nga.
Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Sơn cho biết, xung đột Nga-Ukraina kéo theo việc EU, Mỹ, Anh, Canada đóng cửa bầu trời với Nga bao gồm cả việc cất/hạ cánh và bay qua không phận các nước này. Ngược lại Nga cũng có các động thái tương tự với các quốc gia này đã ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động bay.
Hành khách mặc đồ bảo hộ tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2022
Vietnam Airlines bất ngờ tạm dừng khai thác đường bay đến Nga từ 25/3
"Việc này gây ảnh hưởng trực tiếp lên hành khách, các hãng hàng không và làm tăng chi phí bay thậm chí của cả các hãng hàng không không tham gia cấm vận do máy bay phải thay đổi lộ trình khai thác, phát sinh các vấn đề bảo hiểm, thanh toán, dự phòng rủi ro", ông Sơn nói.
Trong khi đó, thị trường khách quốc tế nhóm đầu tới Việt Nam là Hàn Quốc vẫn chưa gỡ những quy định hạn chế khai thác với các hãng hàng không Việt Nam. Các hãng còn có thể bị kiểm soát chặt chẽ hơn nếu trên 1 chuyến bay có từ 3 khách trở lên mắc COVID-19.
Trong khi các hãng của Hàn Quốc được khai thác 20 chuyến bay/tuần chở khách từ Việt Nam nhập cảnh nước bạn, thì các hãng Việt Nam chỉ được phân bổ mỗi hãng 1-2 chuyến/tuần được chở khách tới.
Máy bay Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
‘Oằn mình’ vì giá xăng dầu, Vietnam Airlines cũng phải kêu cứu

Khó lại chồng khó

Tình hình thế giới bất ổn khiến giá xăng dầu tăng cao cũng kéo theo chi phí nhiên liệu của các hãng hàng không biến động mạnh. Lãnh đạo Vietnam Airlines cho hay, hiện giá xăng máy bay (Jet A1) đã tăng bình quân lên mức hơn 100 USD/thùng, trong khi năm trước chỉ có giá bình quân gần 73 USD/thùng.
Lãnh đạo Vietnam Airlines tính toán, giá nhiên liệu bay nửa đầu tháng 3 duy trì mức giá bình quân 130 USD/thùng. Nếu mức giá này duy trì cả năm nay, chi phí của hãng sẽ tăng thêm 5.700 tỷ đồng. Trường hợp giá nhiên liệu bay lên mức 160 USD/thùng, chi phí của hãng sẽ tăng thêm 9.120 tỷ đồng.
“Điều này làm trầm trọng hơn mức lỗ dự kiến của hãng trong năm nay”, lãnh đạo Vietnam Airlines nhận định.
Chất hàng lên máy bay vận tải - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2022
Cục hàng không Việt Nam ‘bật đèn xanh’ cho IPP Air Cargo của ‘ông trùm’ hàng hiệu
Như Sputnik đã đưa tin trước đó, các hãng hàng không vừa đồng loạt kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu với nhiên liệu bay về 0%, hoặc giảm 70%; giảm thêm các loại phí, lệ phí sân bay, điều hành bay; triển khai các gói tín dụng ưu đãi với doanh nghiệp hàng không.
Đặc biệt, các hãng cùng đề xuất cơ quan quản lý cho phép được phụ thu phí nhiên liệu với hành khách để chủ động ứng phó khi giá nhiên liệu tăng cao; bỏ trần hoặc tăng trần giá vé máy bay nội địa.
Lãnh đạo Cục Hàng không cho hay, đang nghiên cứu các đề xuất của các hãng, trong đó nghiêng về lựa chọn cho phép các hãng phụ thu phí nhiên liệu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала