Sắp ra mắt bộ truyện tranh đầu tiên về bóng đá Việt Nam

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNCầu thủ Quế Ngọc Hải (số 3) tranh bóng với cầu thủ đội bạn
Cầu thủ Quế Ngọc Hải (số 3) tranh bóng với cầu thủ đội bạn - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ truyện tranh đầu tiên về bóng đá Việt Nam với tiêu đề "Sơn Goal" do hoạ sĩ người Nhật Bản Baba Tamio sáng tác hứa hẹn ra mắt độc giả vào tháng 5/2022.
Ngày 28/3, tại Tokyo, Nhật Bản, Công ty cổ phần Kadokawa (Nhật Bản) đã giới thiệu bộ truyện tranh "Sơn Goal".
© Ảnh : N&V Bridge GroupÔng Aoyagi Masayuki (thứ 3 trái sang) và ông Nguyễn Võ Huyền Dương, đại diện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tại Nhật Bản, giới thiệu về "Sơn Goal"
Ông Aoyagi Masayuki (thứ 3 trái sang) và ông Nguyễn Võ Huyền Dương, đại diện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tại Nhật Bản, giới thiệu về Sơn Goal - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Ông Aoyagi Masayuki (thứ 3 trái sang) và ông Nguyễn Võ Huyền Dương, đại diện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tại Nhật Bản, giới thiệu về "Sơn Goal"
Đây là câu chuyện kể về một cậu bé Việt Nam lai Brazil về nước làm quen với một nhóm thiếu niên và cùng nhau giúp đội bóng yếu kém của họ trở nên mạnh hơn.
Phát biểu tại cuộc gặp với Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam ở Tokyo, ông Aoyagi Masayuki, Giám đốc xuất bản của Kadokawa, chia sẻ với sự giúp sức của Nhà xuất bản Kim Đồng, Kadokawa đã xây dựng bộ truyện tranh này với hy vọng trẻ em hai nước có thể tìm thấy niềm vui trong thể thao và hiểu rõ hơn về tinh thần đồng đội.
Người đàn ông với một quả bóng đá - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2022
Người khiến thủ quân tuyển Việt Nam Đỗ Hùng Dũng 'thán phục' tài tâng bóng là ai?
Đặc biệt, thông qua sự xuất hiện của các danh lam, thắng cảnh của Việt Nam trong bộ truyện như cầu Rồng hay bãi biển Mỹ Khê, Kadokawa cũng muốn người nước ngoài, trong đó có người dân Nhật Bản, hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
Dự kiến sau khi hoàn thành, nhà xuất bản này muốn thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản gửi tặng 1.000 cuốn cho trẻ em Việt Nam.

Biểu tượng quan hệ hữu nghị Việt-Nhật

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Vũ Hồng Nam cảm ơn Công ty Cổ phần Kadokawa về ý tưởng xây dựng bộ truyện tranh về bóng đá Việt Nam, đồng thời khẳng định việc phát hành “Sơn Goal” sẽ là một sự kiện rất có ý nghĩa khi Việt Nam và Nhật Bản đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đại sứ cũng bày tỏ tin tưởng rằng trẻ em Việt Nam chắc chắn sẽ đón nhận “Sơn Goal” một cách nồng nhiệt bởi vì trẻ em Việt Nam rất thích truyện tranh, trong khi bóng đá được coi là “môn thể thao vua” ở Việt Nam.
Huấn luyện viên Park Hang-seo tai buổi họp báo sau trận đấu - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2022
Vòng loại World Cup 2022: Thắng Trung Quốc, Việt Nam không cần sợ Oman

“Trước đây, các nhà xuất bản ở Nhật Bản, bao gồm cả Kadokawa, chủ yếu hợp tác với các đối tác Việt Nam để dịch các truyện tranh Nhật Bản sang tiếng Việt và xuất bản tại quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng làm như vậy, nhân vật chính chưa phản ánh đúng văn hóa của người Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi quyết định xây dựng một bộ truyện tranh lấy bối cảnh ở Việt Nam và văn hóa của người Việt Nam", ông Masayuki chia sẻ với nguồn tin TTXVN.

Huấn luyện viên Mai Đức Chung và các cầu thủ đội tuyển nữ Việt Nam tặng quà lưu niệm cho Thủ tướng Phạm Minh Chính - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
Hành trình đến World Cup của bóng đá nữ Việt Nam hấp dẫn hơn cả phim Hollywood
Ngoài "Sơn Goal,” theo ông Masayuki, sắp tới, Kadokawa sẽ hợp tác với Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội và các nhà xuất bản ở Việt Nam để sản xuất các bộ truyện tranh khác và các tác phẩm đó sẽ do chính người Việt Nam sáng tác.
Tác giả Baba Tamio, sinh ngày 10/4/1968 tại tỉnh Okayama, đã từng tốt nghiệp Khoa giáo dục của Đại học Okayama. Ngoài tác phẩm đầu tay "Adam’s Ale,” các tác phẩm tiêu biểu khác của ông gồm "Nijiiro Ramen,” "Menyadai Road Narutoya!,” "Deka Kyoshi,”"Kasei no Kokoro,” "Yancha☆Goal!,” "Daisuke Goal!,” "Shusuke DX" và "Lupin III B”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала