Hệ sinh thái FLC ra sao sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt?

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaMáy bay Airbus A321Neo của Bamboo Airways
Máy bay Airbus A321Neo của Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC bị khởi tố vụ án hình sự, bắt tạm giam ngày 29/3 đặt dấu hỏi lớn đối với tương lai của hệ sinh thái FLC. Cổ phiếu nhóm FLC lao dốc không phanh, còn số phận của hãng hàng không Bamboo Airways sẽ ra sao?

Bamboo Airways không bị ảnh hưởng

Ngay sau khi Bộ Công an có quyết định khởi tố vụ án đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Tập đoàn FLC đã có thông tin chính thức.
Theo đó, để hạn chế mọi rủi ro có thể phát sinh và đảm bảo hoạt động thường xuyên của Tập đoàn, ông Trịnh Văn Quyết đã tiến hành ủy quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn FLC.
Bà Vũ Đặng Hải Yến sẽ thay mặt và đại diện cho ông Trịnh Văn Quyết thực hiện các công việc, quyền của Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways); cũng như toàn bộ quyền cổ đông tại hai doanh nghiệp trên theo đúng quy định pháp luật và điều lệ của công ty.
Ông Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
Tin tức về ông Trịnh Văn Quyết và FLC nóng nhất Google, Facebook ở Việt Nam
Các chuyên gia đánh giá, hệ sinh thái FLC có quy mô không lớn và ảnh hưởng tới thị trường nói chung không nhiều. Ảnh hưởng của Bamboo Airways chưa được xác định nhưng hãng hàng không này hoạt động khá hiệu quả.
Bản thân cổ phiếu của Bamboo Airways (BVA) cũng chưa có số liệu thống kê mức độ ảnh hưởng cụ thể do chưa phải là công ty đại chúng.
Ngay tối 29/3, trên fanpage của Bamboo Airways cũng vừa đăng tải thông tin trấn an khách hàng, khi có thông tin về việc khởi tố và bắt tạm giam Chủ tịch Trịnh Văn Quyết.
Theo đó, hãng hàng không Bamboo Airways khẳng định, sự việc của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết không liên quan và ảnh hưởng đến hoạt động của FLC Group nói chung cũng như Bamboo Airways nói riêng.
Tuyến đường sắt Tazara nối Tanzania và Zambia trên lục địa châu Phi - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2022
FLC sẽ xây đường sắt Vũng Áng - Vientiane, Vingroup đầu tư dự án kinh tế lớn ở Hà Tĩnh
Thông báo nêu rõ, vụ việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng quan trọng của Bamboo Airways trong hoạt động khai thác vận hành hàng ngày, cũng như phát triển bền vững trong thời gian tới.
Ban Lãnh đạo và Tập thể cán bộ nhân viên của hãng vẫn đảm bảo vận hành hoạt động bình thường, cũng như tiếp tục nỗ lực tối đa để đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng. Bamboo Airways cam kết, các chất lượng dịch vụ và quyền lợi khách hàng/đối tác vẫn được đảm bảo đầy đủ và tốt nhất.
Được biết, tối 29/3, cơ quan điều tra đã khám xét chỗ ở và nơi làm việc của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Cụ thể là trụ sở Tập đoàn FLC ở 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tối cùng ngày, tại Khu biệt thự Mỹ Đình 2, phường Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, nhà riêng của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, lực lượng chức năng bao gồm Công an, Viện kiểm sát có mặt để làm việc.

Dư chấn lan sang chứng khoán, các ngân hàng lớn liên quan ra sao?

Trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán”, ngoài ông Trịnh Văn Quyết, cơ quan điều tra còn xác minh đối với cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan.
Ghi nhận vào ngày 29/3 tại thị trường chứng khoán cho thấy, hai mã chủ chốt trong hệ sinh thái FLC của ông Trịnh Văn Quyết là FLC và ROS tiếp tục giảm sàn với dư bán rất lớn, tổng cộng khoảng 120 triệu đơn vị.
Theo số liệu thống kê, tổng doanh thu hệ sinh thái tập đoàn FLC vào khoản 13 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 500 triệu USD, chỉ bằng khoảng 0,014% GDP Việt Nam. Về nợ bao gồm cả ngắn và dài hạn, chưa tính BVA, vào khoảng 8.400 tỷ đồng, tương đương với khoản 360 triệu USD, rất nhỏ nếu so với quy mô nợ hơn 11 triệu tỷ đồng của nền kinh tế Việt Nam.
Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2022
Hậu ‘lau sàn’: Giao dịch cổ phiếu họ FLC tăng đột biến, gấp 33 lần
Các chuyên gia phân tích, hiện chưa có đầy đủ số liệu để đánh giá về dư nợ và quy mô vốn của Bamboo Airways. Tuy nhiên, BVA sẽ có liên đới tới các ngân hàng cho vay cầm cố bổ sung tài sản đảm bảo là cổ phần BVA này như STB (1.840 tỷ đồng), OCB (1.400 tỷ đồng).
Các ngân hàng sẽ phải trích lập theo chuẩn quản trị rủi ro của mình trong các trường hợp khẩn cấp như CEO hay chủ tịch bị vướng vòng lao lý; đánh giá lại toàn bộ các khoản vay cũng như yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo để nâng hệ số an toàn. Cổ phần BVA còn được cầm cố tại NVB (Nam Việt Bank).
Lấy chuẩn tham chiếu từ Sacombank, ngân hàng này cho vay cầm cố cổ phần với mức định giá khoản 8.500 đồng (dưới mệnh giá). Giả sử nếu tổng vốn điều lệ của BVA là 16 nghìn tỷ đồng thì mức cầm cố từ số cổ phần này sẽ vào khoảng 13,6 nghìn tỷ đồng. Đây là mức dự phòng tối đa cho dư nợ phát sinh từ cổ phần của BVA.
Người đàn ông kiểm tra dữ liệu thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2022
Chủ tịch FLC chính thức nộp phạt 1,5 tỷ đồng, ‘treo’ giao dịch 5 tháng
Hầu hết các máy bay do BVA đang vận hành là máy bay thuê bởi các hợp đồng đặt mua từ trước tới giờ chưa được ghi nhận. Vì vậy, các tài sản này không thuộc về BVA và không phát sinh dư nợ với hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tổng thể, bóc tách dư nợ toàn bộ hệ thống Tập đoàn FLC sẽ vào khoản gần 1 tỷ USD, trong đó hơn 60% được đánh giá là an toàn bởi sự vận hành của BVA là khá hiệu quả theo khảo sát của FIDT.
Hiện giới chuyên gia vẫn đánh giá sự kiện của FLC có tính rủi ro thấp, và sẽ không xảy ra hiện tượng hòn tuyết lăn như những lo ngại năm xưa khi các yếu nhân vướng vòng lao lý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала