Việt Nam sắp tắt sóng 2G?

© Depositphotos.com / DragonImagesCô gái Việt Nam
Cô gái Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Đăng ký
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết quý I/2022, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh (smartphones) trong tổng số người dùng điện thoại di động ở Việt Nam là 88%. Nhà chức trách dự kiến sớm tiến tới tắt sóng 2G.
Thị trường smartphone Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ năm 2022 chính nhờ xu hướng chuyển dịch nhu cầu sử dụng thiết bị di động 4G, 5G, giảm thuê bao 2G, 3G.

Việt Nam dự định sớm ngắt sóng 2G

Như đã biết, 2G là tên viết tắt của công nghệ mạng di động viễn thông thế hệ thứ hai.
Mạng 2G được triển khai thương mại dựa trên chuẩn tiêu chuẩn GSM ở Phần Lan bởi nhà mạng Radiolinja vào năm 1991.
 5G - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
5G, 6G, Edtech, xu hướng khoa học và công nghệ nào sẽ bùng nổ ở Việt Nam năm 2022?
Quá trình ra đời và phát triển của mạng 2G đã cải thiện hơn nhờ tiết kiệm về thời gian và chi phí và đặc biệt là phạm vi phủ sóng so với mạng 1G. Cho đến hiện tại mạng 2G cũng vẫn là mạng có độ phủ sóng tốt và dễ dàng nhất ở các nước.
Tuy vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của công nghệ thông tin, nên bước sang năm 2022, các thế hệ mạng 2G đã quá lạc hậu, trong khi mạng 3G, 4G, thậm chí là 5G dần trở nên quen thuộc với nhịp sống hiện đại.
Mạng 2G hiện cũng đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng, và việc duy trì hệ thống truyền tín hiệu cho thuê bao sử dụng 2G ngày càng giảm (dự tính đến năm 2025 sẽ giảm còn 6%) là một gánh nặng đối với các nhà mạng. Vì vậy việc tắt sóng công nghệ 2G là rất cần thiết.
Như Sputnik đề cập, từ năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất phương án dừng công nghệ di động mặt đất cũ (2G, 3G) sớm nhất từ năm 2022 với một lộ trình phù hợp.
Ngoài ra, đến tháng 9 năm 2024 khi các giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và các giấy phép tần số để triển khai mạng di động hết hạn, Bộ sẽ không tiếp tục gia hạn giấy phép sử dụng băng tần số vô tuyến điện sử dụng cho công nghệ 2G/3G.
“Do đó, việc chuyển đổi công nghệ, thiết bị, dừng phát sóng công nghệ cũ sẽ được triển khai một cách đồng bộ, quyết liệt trong giai đoạn tới”, Bộ TT&TT khẳng định.
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, hiện tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định và băng rộng di động đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, số lượng thuê bao di động sử dụng dịch vụ Mobile Money trong quý I/2022 cũng tăng trưởng nhẹ, tháng sau cao hơn tháng trước.
Đặc biệt, tỷ lệ người sử dụng smartphones trong tổng số người sử dụng di động đạt 88%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt 69,43% vào tháng 3/2022, tăng nhẹ so với tháng 1/2022 (68,31%), tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
5G - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2022
Việt Nam đẩy mạnh thương mại 5G, sản xuất thiết bị “make in Vietnam” và nghiên cứu 6G
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, muốn chuyển đổi số thành công, hạ tầng số phải đi trước một bước.
Do đó, Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương xóa vùng lõm sóng 3G, 4G; 100% hộ gia đình có máy tính bảng, điện thoại thông minh; 80% hộ gia đình có Internet cáp quang.
Bộ cũng đặt mục tiêu giảm số lượng điện thoại 2G xuống dưới 5%, từ đó tiến tới tắt sóng 2G, tăng tốc độ Internet cố định, Internet di động lên ít nhất 30% tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, các Sở Thông tin và Truyền thông phải bàn với Cục Viễn thông, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích và các nhà mạng để lập kế hoạch chi tiết cho việc tắt sóng 2G.
Bộ sẽ có đánh giá về phát triển hạ tầng số của từng tỉnh, theo Tư lệnh ngành TT&TT.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp tăng cường áp dụng các tiêu chí rà soát, xác định các SIM nghi ngờ kích hoạt sẵn, tiến hành rà quét, giám sát định kỳ để có cảnh báo, xử lý các sai phạm (nếu có).

Cuộc dịch chuyển từ 2G sang 4G, 5G thúc đẩy tiêu dùng smartphones

Thống kê cho thấy, quý IV/2021, các thương hiệu smartphone đã xuất xưởng tổng cộng 5,1 triệu máy, tăng 107,3% so với quý liền trước và tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Đây cũng là thời điểm Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn khôi phục các hoạt động kinh tế và xã hội sau thời gian mệt mỏi chiến đấu với đại dịch Covid-19. Sự “dồn nén” sau thời gian giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu dùng bùng nổ và tăng mạnh trở lại.
Trao đổi với ICTNews, chuyên gia phân tích nghiên cứu của IDC – ông Thanh Võ lưu ý, thị trường smartphone dần sôi động trở lại trong quý cuối năm 2021 do nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén giúp doanh thu của các cửa hàng nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt linh kiện sản xuất smartphone lại bắt đầu tác động đến thị trường.
6G - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2022
Từng khiến thế giới bất ngờ khi làm chủ 5G, Việt Nam sẽ đi đầu về 6G
IDC cũng dự báo những yếu tố chủ đạo góp phần định hình thị trường smartphone Việt Nam trong năm 2022.
Đầu tiên, việc tiếp tục chuyển đổi từ nhu cầu mua sắm điện thoại 2G/3G sang các dòng máy hỗ trợ mạng 4G/5G dẫn đến việc Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng thị trường smartphone cao nhất trong số các nước ASEAN vào năm 2022, khi nhu cầu sử dụng smartphone tăng nhanh.
Tiếp đó, sẽ tiếp tục có sự chuyển biến mạnh mẽ về doanh số của smartphone hỗ trợ 5G, với số lượng smartphone 5G bán ra sẽ tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, chiếm hơn một phần tư số lượng smartphone bán ra năm 2022.
Theo IDG, điều này một phần nhờ smartphone hỗ trợ 5G có giá bán phải chăng hơn gia nhập thị trường và các công ty viễn thông vượt qua giai đoạn thử nghiệm để ra mắt các dịch vụ 5G thương mại trên cả nước vào năm 2022.
Yếu tố tiếp theo là trong bối cảnh thị trường đang dần có sự thay đổi khi các nhà bán lẻ chọn mở các cửa hàng độc quyền cho một số thương hiệu. Điển hình như Thế giới Di động mở chuỗi TopZone chuyên bán Apple, và một số chuỗi khác cũng mở các cửa hàng hợp tác với hãng điện thoại Mỹ. Trong khi đó, Samsung cũng không đứng ngoài cuộc chơi khi vài tháng gần đây hợp tác với một số nhà bán lẻ mở nhiều cửa hàng chỉ bán Samsung.
Do vậy, IDC đánh giá mảng bán lẻ di động tại Việt Nam khác biệt so với các nước còn lại trong ASEAN do thị trường bị chi phối bởi một số hệ thống lớn như Thế giới Di động và FPT Shop. Điều này khiến các cửa hàng nhỏ hơn khó cạnh tranh.
Mặt khác, các chuỗi cửa hàng lớn này tiếp tục tạo sự khác biệt bằng các dịch vụ bán hàng và hậu mãi hoặc hợp tác mở chuỗi độc quyền như đã nói trên.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng ITU Digital World 2021
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Dừng 2G, 3G, tiến tới 4G, 5G, Việt Nam được coi là “hình mẫu để học hỏi”

“Nhờ sự dịch chuyển mạnh mẽ từ điện thoại phổ thông 2G sang điện thoại thông minh hỗ trợ mạng 4G/5G, thị trường smartphone Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 22% trong năm nay, gần gấp đôi so với năm trước”, IDC nhấn mạnh.

Kết quả đánh giá của Công ty IDC cho thấy, năm 2021, doanh số điện thoại thông minh tại thị trường Việt Nam đạt 15,9 triệu máy với mức tăng trưởng 11,9%.
“Kết quả tăng trưởng hai con số này chủ yếu đến từ sự đóng góp về doanh số của các dòng điện thoại hỗ trợ mạng 4G”, IDC lưu ý.
Nghiên cứu này cũng khẳng định, doanh số điện thoại phổ thông đã bị sụt giảm rõ rệt, bởi những quy định hạn chế nhập khẩu điện thoại chỉ hỗ trợ mạng 2G/3G bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/ 2021, như Sputnik đề cập trước đó.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала