Ông Nguyễn Phú Trọng đã nói gì với Thủ tướng Đức về xung đột Nga – Ukraina?

© Ảnh : Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Đăng ký
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên lên tiếng về vấn đề xung đột Nga – Ukraina trong cuộc điện đàm cấp cao với Thủ tướng Liên bang Đức, Lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức Olaf Scholz.
Văn phòng nội các Chính phủ Đức xác nhận về cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Olaf Scholz với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó nhấn mạnh, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác song phương Việt – Đức cũng như thảo luận xoay quanh tình hình Ukraina.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điệm đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz

Ngày 31/3, theo thông cáo báo chí chính thức từ Chính phủ Đức, Thủ tướng Olaf Scholz, Lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức, đã có cuộc điện đàm quan trọng với lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit lên tiếng xác nhận về cuộc hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo Việt Nam và Đức.
© Ảnh : Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz
“Thủ tướng Olaf Scholz hôm nay đã có cuộc điện đàm cấp cao với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – ông Nguyễn Phú Trọng”, phát ngôn viên Hebestreit nêu rõ.
Liên quan đến các chủ đề được lãnh đạo chính quyền Hà Nội và Berlin thảo luận, văn phòng nội các của Thủ tướng Đức cũng đề cập cụ thể.
“Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận, trao đổi về nhiều nội dung đa dạng, trong đó có việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác song phương ngày càng sâu sắc, thiết thực và thắt chặt quan hệ kinh tế cũng như về tình hình xung đột ở Ukraina”, Chính phủ Đức cho biết.
Ngoài ra, theo người phát ngôn Steffen Hebestreit, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bàn thảo nhiều chủ đề quan trọng bao gồm hợp tác chống biến đổi khí hậu và năng lượng cũng như các vấn đề quốc tế, khu vực hai bên cùng quan tâm.

Ông Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên lên tiếng về tình hình Nga - Ukraina

Theo thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, Chính phủ và Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm cấp cao với Thủ tướng Liên bang Đức, Lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức Olaf Scholz với nhiều nội dung đáng chú ý, trong đó, đặc biệt, lần đầu tiên lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến lập trường xoay quanh tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraina.
Theo phía Việt Nam, dường như, Thủ tướng Olaf Scholz là bên nêu chủ kiến, quan điểm của Đức về tình hình ở Ukraina cũng như bày tỏ sự quan tâm về lập trường, suy nghĩ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vấn đề này.
Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraina ở Belarus - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đàm phán Nga-Ukraina: Có thể thỏa thuận được điều chi?
Về phần mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc, trong đó có việc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng mong muốn các bên liên quan thúc đẩy đối thoại, đàm phán để chấm dứt chiến sự, lập lại hòa bình trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thống nhất với các tuyên bố chính thức được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Ngoại giao, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đề cập trước đó xung quanh tình hình Ukraina.

Đức coi trọng quan hệ với Việt Nam

Tại cuộc điện đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời chúc mừng Thủ tướng Olaf Scholz và Chính phủ mới được bầu của Đức, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier tái cử nhiệm kỳ lần thứ hai và những thành công gần đây của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trên chính trường Đức, qua đó giúp nâng cao vị thế, uy tín của Berlin trên trường quốc tế.
Đáp lại, Thủ tướng Olaf Scholz đã cảm ơn về phát biểu chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúc mừng thành công của Việt Nam trong phát triển đất nước, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng tiếp nhận tượng trưng 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca từ Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam vừa nhận 2,6 triệu liều vaccine COVID-19 từ Chính phủ Đức, hơn 500.000 ca F0 đã khỏi bệnh
Ông Scholz khẳng định sự coi trọng của Đức đối với mối quan hệ đối tác chiến lược Đức - Việt Nam đang phát triển tốt đẹp, có nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Cùng với đó, Thủ tướng Đức cũng đề nghị hai nước đẩy mạnh hợp tác chính trị song phương và tại các diễn đàn quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, trong đó có phát huy thế mạnh của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và thúc đẩy các dự án của Đức ở Việt Nam, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống dịch COVID-19.
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Olaf Scholz đã trao đổi với nhà lãnh đạo Việt Nam về mục tiêu của Đức tiếp tục là nền kinh tế hàng đầu và đạt trung hòa khí thải carbon vào năm 2045.
Đối với chính quyền Hà Nội, tại cuộc điện đàm cấp cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi với Thủ tướng Olaf Scholz về những thành tựu của Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới, đường lối phát triển, chính sách đối ngoại của Việt Nam và mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định sự coi trọng đối với quan hệ đối tác chiến lược Việt - Đức trong đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
“Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định.
Trao đổi với Thủ tướng Olaf Scholz, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai nước tăng cường quan hệ chính trị trong đó có việc trao đổi đoàn, nhất là cấp cao, thúc đẩy quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị ở Đức, trong đó có Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2021
Thủ tướng Angela Merkel: “Việt Nam là đối tác quan trọng của Đức”
Tổng Bí thư cũng đề nghị nâng cao hợp tác giữa hai nước về đầu tư, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục, quốc phòng, an ninh lên tầm cao mới, thực sự đúng tầm quan hệ đối tác chiến lược, tận dụng cơ hội mở ra từ EVFTA và cùng với đó là hợp tác trong các lĩnh vực mà hai nước cùng coi trọng là tăng trưởng xanh, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số, phòng, chống dịch COVID-19, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Cùng với đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị Chính phủ Đức tiếp tục quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc của người Việt Nam tại Đức.

Chung tiếng nói về Biển Đông

Tại cuộc điện đàm, hai bên cũng thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, Việt Nam và Đức nhất trí về sự cần thiết của việc giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).
Tàu khu trục Bayern. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Biển Đông
Biển Đông: Điều gì ẩn sau chuyến thăm Việt Nam của khinh hạm Đức Bayern?
Thủ tướng Đức và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhất trí sẽ chỉ đạo việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai nước cùng quan tâm trong thời gian tới.
Cũng nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Thủ tướng Đức thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp và Thủ tướng Olaf Scholz đã vui vẻ nhận lời mời chân thành của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Hà Nội và Berlin ngày càng phát triển tích cực.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала