Ai bảo kê cho ông Quyết FLC?

© Ảnh : TTXVN/phátChủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết
Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Đăng ký
ĐBQH Việt Nam đề nghị nên làm rõ có ai chống lưng hay bảo kê cho ông Trịnh Văn Quyết hay không khi đại gia FLC hết lần này đến lần khác “đi đêm bán chui” cổ phiếu.
Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng thừa nhận, các thông tin xoay quanh vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt có tác động tâm lý tới nhà đầu tư, tuy nhiên, ảnh hưởng không quá lớn và chỉ là ngắn hạn.

Ai bao che và chống lưng cho ông Trịnh Văn Quyết?

Liên quan đến việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC bị khởi tố, bắt giam, nhiều chuyên gia, Đại biểu Quốc hội đã đề nghị làm rõ, có hay không người chống lưng, bảo kê để ông Quyết bán chui cổ phiếu và thao túng thị trường chứng khoán.
Điển hình như ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, đề nghị cơ quan điều tra cần làm rõ xem liệu có ai “bao che hay chống lưng” để ông Quyết lộng hành như thế.
Lực lượng chức năng có mặt tại trụ sở FLC làm nhiệm vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Phía sau vụ bắt ông Trịnh Văn Quyết
Đánh giá về việc ông Trịnh Văn Quyết bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán là “vấn đề rất nghiêm trọng”, trả lời Tuổi Trẻ, ông Hòa nhấn mạnh, hành vi của Chủ tịch FLC không phải lần đầu mà đã “hết lần này đến lần khác” vi phạm.
“Ông Quyết hết lần này đến lần khác bán chui cổ phiếu và dù đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi gian dối, vi phạm pháp luật là "tội chồng tội”, ông Hòa bày tỏ.
Do đó, theo vị đại biểu, việc xử lý hình sự lần này là đúng đắn, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Tuy nhiên, mức độ hành hành vi của ông Quyết ra sao, cần chờ kết luận của cơ quan chức năng.
“Các vi phạm pháp luật đó làm lợi cho cá nhân ông Trịnh Văn Quyết hay Tập đoàn FLC và cụ thể thế nào cần đợi cơ quan điều tra làm rõ, kết luận”, theo vị Ủy viên Ủy ban pháp luật.
Đặc biệt, điều quan trọng nhất, ĐBQH Phạm Văn Hòa cũng đề nghị cơ quan chức năng cần làm rõ xem liệu có ai “bao che, chống lưng” để ông Quyết có hành vi phi pháp bán cổ phiếu chui “mang tính hệ thống” như vậy.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng lưu ý, ngoài ông Quyết, phải làm rõ ở FLC hay các đơn vị khác, cá nhân nào đồng phạm, giúp sức hay không.

Thao túng chứng khoán và “giao dịch nội gián”

Trả lời báo chí xoay quanh hành vi thao túng thị trường của ông Trịnh Văn Quyết, ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) khẳng định với báo chí nhấn mạnh, hành vi thao túng cổ phiếu luôn là nguy cơ tiềm ẩn tại bất kỳ thị trường chứng khoán nào trên thế giới, không riêng gì ở Việt Nam.
Theo ông Trà, giao dịch nội gián cũng có sự khác biệt đáng kể trong quy định pháp luật và thực tế diễn ra giữa các thị trường chứng khoán phương Đông và phương Tây.
Ông Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Ai sẽ là người thay ông Trịnh Văn Quyết tại Hội đồng quản trị FLC?
Bàn về thông lệ chung – cách thức ngăn chặn việc thao túng thị trường chứng khoán là bộ máy quản lý, giám sát thị trường chứng khoán có đủ thẩm quyền và quy định pháp luật xử lý vi phạm nghiêm khắc, từ dân sự đến hình sự.
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo sàn HoSE, các thị trường tiên tiến đặc biệt nhấn mạnh đến các hình phạt về kinh tế và phi kinh tế đủ sức răn đe.
Trong đó, các cá nhân vi phạm có thể bị cấm hành nghề (chứng khoán/ngân hàng, kiểm toán, luật sư…), cấm tham gia hội đồng quản trị, điều hành, kiểm soát công ty đại chúng, niêm yết vĩnh viễn.
Ở các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm bị cấm tham gia hội đồng quan trị, bị cấm điều hành các công ty đại chúng. Mức cấm có thể là vĩnh viễn.
“Việc đầu cơ, theo nghĩa các chiến lược đầu tư rủi ro cao, quay vòng nhanh, luôn là một phần của thị trường chứng khoán. Luôn có các nhà đầu tư có nhu cầu và có khẩu vị rủi ro này”, ông Lê Hải Trà cho biết.
Mặc dù vậy, lãnh đạo sàn HoSE cho rằng, điểm quan trọng của hệ thống pháp lý, quản lý là đảm bảo một khuôn khổ quy định rõ ràng, giám sát hiệu quả để phát hiện vi phạm, và xử lý nghiêm khắc đủ sức răn đe, ngăn chặn.

Nhà đầu tư có thể khởi kiện kẻ thao túng

Như Sputnik đề cập, trước đó, trong phiên giao dịch ngày 10/1, ông Trịnh Văn Quyết đã “bán chui” gần 75 triệu cổ phiếu FLC, gây sốc cho toàn thị trường và khiến rất nhiều nhà đầu tư phẫn nộ, dư luận bức xúc.
Ngay sau đó, ngày 11/1, HoSE ra thông báo huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10/1 theo chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính. Bản thân ông Trịnh Văn Quyết cũng bị phạt 1,5 tỷ đồng và cấm giao dịch chứng khoáng 5 tháng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của hành động vi phạm pháp luật của ông Quyết có tác động tiêu cực lên thị trường, khiến nhà đầu mất niềm tin.
Máy bay Airbus A321Neo của Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Hệ sinh thái FLC ra sao sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt?
Trả lời về việc liệu hành vi thao túng gây hậu quả trực tiếp cho người mua cổ phiếu, nhà đầu tư có thể khởi kiện kẻ thao túng không, luật sư Trương Trọng Nghĩa Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn YKVN, nêu rõ trường hợp người có hành vi thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý hình sự, ngoài trách nhiệm hình sự còn có trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại.
“Do đó nhà đầu tư có thể gửi đơn đến tòa án, sau khi vụ án được đưa ra xét xử để yêu cầu giải quyết trách nhiệm dân sự. Trong quá trình xét xử, tòa án sẽ xem xét vấn đề này và sẽ xử lý phù hợp”, ông Nghĩa cho biết.
Tuy vậy, việc bồi thường trách nhiệm dân sự cho các nhà đầu tư bị thiệt hại tương đối phức tạp vì phải chứng minh được thiệt hại thực tế, trong khi luật pháp hiện hành của Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
Về vấn đề thao túng thị trường, luật sư Trương Trọng Nghĩa nêu ý kiến đã có đề xuất để chống thao túng, thổi giá, lừa đảo trên thị trường chứng khoán cần tăng cường áp dụng các quy định pháp luật quyết liệt, nghiêm khắc. Ngoài ra, cơ quan chức năng nếu thấy các văn bản dưới luật chưa đầy đủ cần bổ sung.
Cũng theo ông Nghĩa, cần tăng cường công cụ quản lý ở Việt Nam. Điển hình, các cơ quan quản lý như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các bộ ngành, trên cả là Chính phủ phải có công cụ quản lý bao gồm công nghệ, nhiều biện pháp quản lý khác và sự phối hợp để kịp thời ngăn chặn các sai phạm.
Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Từ tin đồn đến bắt thật: Vì sao ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố?
Tiếp đó, các doanh nghiệp, đặc biệt người chủ, quản lý doanh nghiệp đang niêm yết, kinh doanh trên thị trường chứng khoán phải tự nâng cao trách nhiệm để xây dựng thị trường lành mạnh, minh bạch.
“Khi thị trường lành mạnh, các nhà đầu tư sẽ yên tâm, tìm đến đầu tư, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp”, ông Nghĩa khẳng định.
Vấn đề cuối, theo vị chuyên gia ông, để chặn thao túng thị trường, chính các nhà đầu tư, kể cả nhỏ lẻ cũng phải tăng cường kiến thức, hiểu biết, tư vấn đầy đủ chứ đừng kinh doanh tự phát, chạy theo phong trào.
“Mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ thị trường chứng khoán công bằng, minh bạch”, luật sư Trương Trọng Nghĩa lưu ý.

“Vụ bắt ông Quyết không ảnh hưởng quá lớn”

Đây là tuyên bố được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng đưa ra liên quan đến vụ bắt ông Trịnh Văn Quyết.
Ngày 31/3, ông Dũng cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra theo đúng chức năng, thẩm quyền trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đảm bảo kỷ cương, luật và tính minh bạch của thị trường.
Ông Trần Văn Dũng nhấn mạnh, thị trường chứng khoán được ví là thị trường của thông tin, của lòng tin.
Ông Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
Tin tức về ông Trịnh Văn Quyết và FLC nóng nhất Google, Facebook ở Việt Nam
Vì thế, khi các thông tin liên quan ông Trịnh Văn Quyết xuất hiện, thì ít nhiều sẽ có tác động tới thị trường và tâm lý nhà đầu tư theo chiều hướng cả tiêu cực và tích cực.
“Các thông tin liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết do đó cũng khó tránh khỏi những tác động tâm lý tới nhà đầu tư”, ông Trần Văn Dũng cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, những tác động đó đến thị trường chứng khoán chỉ là ngắn hạn và không quá lớn do giá trị vốn hóa của FLC, cũng như các công ty trong hệ sinh thái FLC chiếm giá trị không lớn trên thị trường, lần lượt chiếm khoảng 0,16% và 0,35% vốn hóa toàn thị trường.
“Do đó, nhà đầu tư nên bình tĩnh để có góc nhìn khách quan, nên phân tích nhìn nhận đầy đủ các yếu tố vĩ mô và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp để cẩn trọng trong các quyết định đầu tư”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhấn mạnh.
Ông Trần Văn Dũng khẳng định, dù có thể sẽ có nhiều biến động vì các yếu tố khách quan, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực từ các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô và yếu tố nội tại tốt.
Theo các số liệu chính thức vừa được công bố, trong quý 1/2022, các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô trong nước vẫn rất tích cực và Việt Nam vẫn được các định chế tài chính quốc tế lớn đánh giá rất cao về tăng trưởng kinh tế năm nay.
“Mặt bằng lãi suất chịu sức ép tăng nhưng cơ bản Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách tiền tệ ổn định để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sức ép lên lạm phát là có và không thể chủ quan, nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để kiểm soát trong mục tiêu đề ra”, ông Dũng nói.
Cụ thể, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn đó nhiều yếu tố hỗ trợ khác như dòng tiền tham gia, kỳ vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi, công tác cổ phần hóa, thoái vốn được đẩy mạnh...
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC phát biểu tại Lễ động thổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2022
Diễn biến nóng vụ đại gia Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu FLC
Cùng với đó, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngay sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố thông tin chính thức quyết định khởi tố vụ án hình sự, các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC vì có hành vi thao túng thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ngay lập tức họp để tiến hành các công việc tiếp theo theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.
“Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu Công ty cổ phần Tập đoàn FLC thực hiện công bố thông tin theo quy định và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật”, ông Trần Văn Dũng nhắc lại.
Như Sputnik đã đưa tin, Bộ Tài chính khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan điều tra Bộ Công an cung cấp các thông tin về ông Trịnh Văn Quyết, các cá nhân thuộc Tập đoàn FLC, Công ty Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan, trên tinh thần thượng tôn pháp luật và “sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm tới đó”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала