Hoa Kỳ quyết định thay đổi chiến thuật đối đầu với Trung Quốc

© AP Photo / Ng Han GuanCờ Hoa Kỳ gần một khách sạn ở Thượng Hải, Trung Quốc
Cờ Hoa Kỳ gần một khách sạn ở Thượng Hải, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2022
Đăng ký
Chính quyền Biden cần đưa ra những chính sách mạnh mẽ hơn để bảo vệ giá trị và lợi ích kinh tế của Mỹ trước những tác động tiêu cực từ các chính sách thương mại của Trung Quốc. Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã đưa ra tuyên bố này khi phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Mỹ.
Bà Tai đã thừa nhận rằng, chiến lược áp đặt thuế quan quy mô lớn của Washington đối với Bắc Kinh có rất ít hoặc không ảnh hưởng đến chính sách thương mại của Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ cần thực hiện các bước để đảm bảo khả năng cạnh tranh của chính mình.

Các cam kết chưa được thực hiện

Kể từ năm ngoái, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai nhắc đi nhắc lại rằng, Trung Quốc không thực hiện các cam kết của mình theo thỏa thuận Giai đoạn 1 được ký kết dưới thời Tổng thống Trump. Bà Tai đã nhiều lần chỉ ra rằng, các công ty Trung Quốc tiếp tục khai thác hiệu quả thị trường quốc tế nhờ sự trợ giúp của nhà nước. Theo quan điểm của Mỹ, điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng cho Trung Quốc, khiến hoạt động kinh doanh của Mỹ gặp bất lợi.
Về nguyên tắc, xét theo những tuyên bố gẩn đây nhất của các quan chức Mỹ, chính quyền Biden không bận tâm lắm với vấn đề mất cân bằng trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, vốn khiến Trump lo lắng. Họ chỉ nhắc đến một nội dung duy nhất trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1: Trung Quốc không giữ lời hứa, không tiến lên trên con đường cải cách. Theo số liệu do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tổng hợp, tiến độ mua hàng hóa Mỹ của Trung Quốc chỉ đạt khoảng 60% mục tiêu tính đến tháng 11/2021. Trung Quốc không phủ nhận rằng, họ không thể thực hiện đầy đủ cam kết này. Và Washington không muốn nghe các lập luận của Bắc Kinh giải thích rằng, cơ sở của thỏa thuận thương mại là các mặt hàng liên quan đến nhiên liệu, mà giá cả rất dễ biến động trong thời kỳ khủng hoảng.
Washington cũng không muốn nghe những lời giải thích về tác động tiêu cực do đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng chi phí vận chuyển container trong đại dịch cũng đã ngăn cản Trung Quốc gia tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Washington không muốn thể hiện sự linh hoạt trong việc thay đổi danh mục sản phẩm được quy định trong thỏa thuận thương mại. Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, nếu Mỹ cho phép cung cấp chip và chất bán dẫn là những mặt hàng mà Trung Quốc có nhu cầu và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, thì vấn đề tăng mua hàng Mỹ sẽ được giải quyết.
Quốc kỳ Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2022
Báo Trung Quốc nói về sự đạo đức giả của Hoa Kỳ mà không bị trừng phạt

Thay đổi chiến thuật

Thay vào đó, Hoa Kỳ rút ra kết luận rằng, Trung Quốc sẽ không thay đổi, vì vậy Mỹ cần phải sử dụng các phương pháp của Trung Quốc và bắt đầu tự trợ cấp cho hoạt động kinh doanh, đổi mới và sản xuất của chính mình.
Đại diện thương mại Katherine Tai không nói rõ liệu Mỹ có ý định áp đặt các biện pháp hạn chế thuế quan mới và những lệnh trừng phạt khác chống lại Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là trong bối cảnh này không thể sớm có “giai đoạn 2” trong thỏa thuận thương mại với Mỹ, - chuyên gia Li Kai từ Đại học Tài chính Sơn Tây (Trung Quốc) nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Theo ông, việc duy trì trạng thái căng thẳng thương mại với Trung Quốc có lợi cho Washington.

“Theo tôi, giai đoạn 2 trong thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ khó đạt được. Trên thực tế, mặc dù Trung Quốc chưa hoàn thành các cam kết “giai đoạn một” về tăng mua hàng Mỹ, nhưng Hoa Kỳ không gây ồn ào về việc này. Rốt cuộc, nếu Trung Quốc tăng mua hàng, điều đó sẽ khiến lạm phát tăng cao ở nước Mỹ”.

Mỹ không còn công cụ đặc biệt nào để trừng phạt Trung Quốc về mặt thương mại. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc chỉ tăng lên trong suốt thời gian áp thuế. Có lẽ đây là một lý do khác khiến Mỹ thay đổi chiến thuật. Tuy nhiên, không rõ liệu các biện pháp như vậy có thể mang lại kết quả trong điều kiện hiện nay ở Mỹ. Hệ thống tập trung của Trung Quốc ngay từ đầu xem xét khả năng sử dụng các đòn bẩy kiểm soát nghiêm trọng từ nhà nước. Còn ở Mỹ, theo truyền thống lịch sử, sự đổi mới được thúc đẩy bởi các công ty tư nhân. Thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp phi tiêu chuẩn. Chẳng hạn, chính vì những lý do thị trường, việc sản xuất chất bán dẫn đã được chuyển ồ ạt sang các nước châu Á. Bây giờ Hoa Kỳ đang cố gắng thay đổi các chuỗi cung ứng, để thúc đẩy đưa sản xuất trở lại Mỹ và xây dựng lại các cơ sở sản xuất trong nước.
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
Tờ báo Trung Quốc viết về "đế chế dối trá" được xây dựng ở Hoa Kỳ

Liên minh Chất bán dẫn Mỹ (SIAC)

Hướng thứ hai để chống lại những tác động tiêu cực do các hành động của Trung Quốc tạo ra là xây dựng quan hệ kinh tế và thương mại với các đồng minh của Mỹ ở châu Á, bà Tai nói. Tuần này, tờ Business Korea của Hàn Quốc đưa tin rằng, Mỹ lên ý tưởng thành lập "liên minh chất bán dẫn" với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Mục đích của liên minh được cho là ngăn chặn ngành công nghiệp bán dẫn non trẻ của Trung Quốc đại lục. Có chú ý đến việc các công ty TSMC, Samsung, Toshiba là những nhà sản xuất chip lớn nhất trên thế giới, tác động đến Trung Quốc có thể rất đáng kể. Xét cho cùng, các công nghệ chip ở Trung Quốc vẫn còn khá yếu, chuyên gia Li Kai nhận xét.

“Mỹ luôn xem Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chiến lược. Theo tôi, Trung Quốc không nên lo lắng quá nhiều về lợi thế so sánh sau rất nhiều năm chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, các công nghệ của Trung Quốc thực sự còn yếu kém, đặt biệt trong lĩnh vực chip vẫn còn khoảng cách lớn so với trình độ tiên tiến. Mỹ đang cố gắng loại bỏ hoàn toàn Trung Quốc đại lục ra khỏi chuỗi cung ứng bằng cách thành lập một “liên minh chất bán dẫn”. Tuy nhiên, Trung Quốc được hưởng lợi nhờ vào thị trường nội địa lớn nhất thế giới. Lượng nhập khẩu chip vào Trung Quốc là rất lớn. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. Do đó, vẫn chưa rõ liệu liên minh do Hoa Kỳ đề xuất cuối cùng sẽ mang lại kết quả hay không”.

Triển vọng mù mịt với các biện pháp này của Mỹ. Bình luận về "liên minh chất bán dẫn" do Mỹ đề xuất, tờ Business Korea viết, Seoul không thể "chấp nhận hoàn toàn" kế hoạch này vì các công ty sản xuất chip khổng lồ của Hàn Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD vào các cơ sở sản xuất quan trọng ở Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc mua lượng chip trị giá hơn 300 tỷ USD hàng năm, bằng một nửa lượng tiêu thụ chip của thế giới. Cở sở duy nhất ở nước ngoài của Samsung sản xuất chip nhớ flash NAND được đặt tại Tây An (Trung Quốc) chiếm 42% tổng sản lượng bộ nhớ flash của công ty. SK Hynix chuyên sản xuất bộ nhớ DRAM và NAND bán dẫn, sản xuất 47% tổng số chip nhớ DRAM ở Trung Quốc tại nhà máy Wuxi. Các đại diện của ngành công nghiệp Hàn Quốc nói, hợp tác với Hoa Kỳ tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, nhưng thị trường Trung Quốc cũng có tầm quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp Hàn Quốc.
Cờ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Hoa Kỳ mở rộng "sáng kiến Trung Quốc"?
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала