Việt Nam tính nhập than từ Úc cứu EVN khỏi nguy cơ thiếu điện

© Sputnik / Alexander Kryajev / Chuyển đến kho ảnhKhai thác than
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Đăng ký
Mới đây, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với các tập đoàn lớn về các vấn đề “nóng” hiện nay, bao gồm việc bảo đảm nguồn cung ứng than cho điện, cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt, phục hồi kinh tế và những vấn đề liên quan đến điện mặt trời áp mái.
Trong cuộc gặp với Đại sứ Úc Robyn Mudie, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị nước này cung ứng 5 triệu tấn than/năm cho sản xuất điện ở Việt Nam, nhằm đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh năng lượng, có đủ điện cho sản xuất và an sinh xã hội của Việt Nam.

Năm 2022 sẽ không thiếu điện

Theo báo cáo của EVN, trong năm nay 2022, Việt Nam có thể thiếu hụt khoảng 3.000 MW nhiệt điện than do tình hình cung cấp than cho sản xuất điện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc chưa đủ theo hợp đồng đã ký.
Tại buổi làm việc, các tập đoàn đã báo cáo với Bộ Công Thương về việc có thể huy động bổ sung khoảng 3.700 MW để bù đắp vào sản lượng nhiệt điện than thiếu hụt. Trong số đó, năng lượng tái tạo khoảng 1.000 MW, thủy điện khoảng 300 MW, nguồn điện khí khoảng 1.200 MW, nhiệt điện than khoảng 1.200 MW. Như vậy, có thể nói năm 2022 sẽ không thiếu điện sản xuất và sinh hoạt theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các vấn đề cạnh tranh thương mại, xung đột vũ trang xảy ra ở một số nơi… nguồn cung về năng lượng nói chung bị đứt gãy, gây khó khăn cho quá trình mua bán, thanh toán vật tư chiến lược bao gồm xăng dầu, khí đốt và than.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các tập đoàn khẩn trương triển khai các giải pháp huy động bổ sung sản lượng phát điện từ các nguồn bổ sung.
Cụ thể, Tập đoàn TKV và Tổng công ty Đông Bắc cần nâng cao năng lực sản xuất than trong nước; tăng cường ký kết các hợp đồng mua bán than với các đối tác truyền thống và các đối tác mới.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí (PVN) cần nâng cao năng lực sản xuất khí và tìm kiếm nguồn để cấp cho các nhà máy điện khí.
Các tập đoàn cũng được yêu cầu phải nâng cao trách nhiệm trong việc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm bảo đảm huy động tối đa các nguồn điện. Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia và các đơn vị truyền tải phải luôn ở trạng thái sẵn sàng thực hiện được các mục tiêu này.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện kế hoạch của Bộ Công Thương. Các tập đoàn, đơn vị phải tự kiểm tra và các cơ quan chức năng của Bộ như Vụ Dầu khí và than, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Thanh tra Bộ, Vụ Kế hoạch phải thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của mình, nhằm bảo đảm kế hoạch được thực hiện nghiêm túc.
Về dài hạn, người đứng đầu ngành Công Thương yêu cầu các tập đoàn phối hợp chặt chẽ để báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính và các cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến giá điện, giá nhiên liệu sơ cấp, cũng như những vướng mắc trong thanh quyết toán liên quan đến sản xuất điện.
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP Cần Thơ diễn ra bình thường, không có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Đàm phán Nga – Ukraina ‘có tiến triển’ tác động đến giá xăng dầu Việt Nam

Đề nghị Australia cung cấp 5 triệu tấn than/năm

Tại buổi làm việc với Đại sứ Úc tại Việt Nam Robyn Mudie về kế hoạch nhập khẩu than giúp Việt Nam giữ vững an ninh năng lượng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị Australia cân đối sản lượng than trong nước để cung cấp cho Việt Nam.
Đánh giá cao năng lực khai thác và xuất khẩu than đá của Australia (hơn 200 triệu tấn than/năm; giá trị xuất khẩu gần 40 tỷ USD/năm), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Đại sứ Mudie hỗ trợ kết nối các nhà cung cấp của nước này với các doanh nghiệp Việt Nam như Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm cung ứng 5 triệu tấn than/năm cho sản xuất điện ở Việt Nam.
Bộ trưởng đề nghị Đại sứ Robyn Mudie hỗ trợ thúc đẩy tổ chức ngay cuộc họp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý hai phía để sớm thống nhất các hợp đồng mua bán than, đưa than đá từ Australia về Việt Nam ngay trong tháng 4 này.
Cùng với đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Australia xem xét, cung ứng than cho Việt Nam với giá hợp lý để giá thành sản xuất điện duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo mục tiêu đủ điện cho sản xuất và an sinh xã hội của Việt Nam.
Về phần mình, Đại sứ Robyn Mudie khẳng định phía Australia có đủ năng lực sản xuất, khai thác, chế biến, công nghệ, cơ sở hạ tầng để cung cấp than cho Việt Nam. Đại sứ sẽ chuyển ngay lập tức đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về Úc, đồng thời tổ chức ngay cuộc họp giữa cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cung cấp, nhập khẩu than của hai nước mà Bộ trưởng đề nghị.
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Việt Nam thiếu than sản xuất điện

Rà soát các dự án điện mặt trời áp mái

Trong một diễn biến liên quan đến vấn đề năng lượng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên mới đây cũng đã làm việc với Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ pháp chế, Thanh tra Bộ về các vấn đề liên quan đến điện mặt trời áp mái.
Báo cáo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, ngày 9/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 185/TTg-CN yêu cầu Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời.
Về việc này, Bộ Công Thương đã quyết định thành lập 03 đoàn kiểm tra triển khai rà soát, giám sát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà. Các thành viên đoàn kiểm tra gồm đại diện đến từ Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết Điện lực, Thanh tra Bộ Công Thương, Vụ Pháp chế, Sở Công Thương địa phương và Điện lực các địa phương. Việc kiểm tra được thực hiện từ ngày 01/4 - 10/4/2022.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát về phát triển điện mặt trời, nhất là điện mặt trời mái nhà theo đúng thẩm quyền, dựa trên Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định pháp luật khác.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, báo cáo của Bộ và các tỉnh, thành, địa phương, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, đánh giá kết quả những mặt tích cực và những tồn đọng trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách; xem xét trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan; đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
Nhà máy điện mặt trời  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2022
Nhiều sai phạm trong các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала