Cổ phiếu họ FLC ‘trần cứng’ sau nhiều phen sóng gió

© Depositphotos.com / Petrovich99 Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Mở cửa phiên giao dịch sáng 4/4, cổ phiếu “họ FLC” như FLC, ROS, HAI, ART, AMD, KLF đồng loạt tăng trần và đến thời điểm 9h30' đã không còn dư bán.
Sáng 4/4, phiên giao dịch diễn ra rất tích cực với VN-Index tăng một mạch lên mốc hơn 1.530 điểm ngay khi mở cửa giao dịch. Mốc này vượt đỉnh lịch sử lập được trước đó vào phiên 6/1 là 1.528,57 điểm.

Cổ phiếu FLC 'khởi sắc'

FLC và ROS hiện cùng giao dịch trên 10 triệu cổ phiếu. Các mã HAI, KLF, AMD, ART cũng khớp lệnh vài triệu đơn vị. FLC dư mua giá trần 8,8 triệu đơn vị, ROS dư mua trần hơn 3 triệu đơn vị.
Trong phiên giao dịch ngày 1/4, mã FLC giao dịch đột biến với khối lượng khớp đạt hơn 100 triệu đơn vị, cao gấp 100 lần các phiên trước.
Tối ngày 31/3/2022, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin mua gom cổ phiếu FLC, thậm chí còn có thông tin Chủ tịch HĐQT mới của Tập đoàn FLC là ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC.
Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Ai bảo kê cho ông Quyết FLC?
Tập đoàn FLC khẳng định thông tin ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC là thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của cổ đông FLC nói riêng và các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu FLC nói chung.
FLC cho rằng, trong trường hợp có tổ chức, cá nhân nào phát tán thông tin nói trên thì có thể được xem là hành vi có mục đích thâu tóm doanh nghiệp; làm mất an ninh, an toàn của thị trường; gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin đối với thị trường chứng khoán của nhiều nhà đầu tư.
Theo FLC, việc phát sinh nhiều dấu hiệu bất thường trước, trong và sau phiên giao dịch ngày 1/4 đối với cổ phiếu FLC có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Tập đoàn FLC nói riêng và sự ổn định của thị trường chứng khoán nói chung.
Máy bay Airbus A321Neo của Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Hệ sinh thái FLC ra sao sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt?

Dòng tiền tiếp tục chảy vào nhóm vốn hóa lớn

Nhóm cổ phiếu bất động sản đều xanh. Mã vốn hóa lớn nhất ngành này như bộ 3 cổ phiếu họ Vingroup là VIC, VHM, VRE đều ở chiều tăng. Bên cạnh đó, các mã như: NVL, BCM cùng tăng giá.
Cổ phiếu dầu khí, thép may mặc, thủy sản cũng ghi nhận sắc xanh chiếm ưu thế. Trong khi đó, nhóm bất động sản, xây dựng phân hóa với VCG, HUT, IDJ, DIG, KBC, LCG, DXG... tăng điểm; ngược lại NBB, CII, QCG, CEO, KDH hiện đang đồng loạt điều chỉnh.
Bất động sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2022
Không chỉ chứng khoán, ông Quyết còn dùng “thủ thuật” với lĩnh vực này
Tại nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm, chỉ còn duy nhất mã ABI giảm giá, AIC đứng ở tham chiếu. Tất cả các cổ phiếu ngành bảo hiểm còn lại đều tăng giá.
Bên cạnh đó, các mã vốn hóa lớn trong danh sách VN30 như: GAS, GRV, HPG, MSN, MWG, PNJ, POW, SAB, VJC... tăng giá đã tạo động lực lớn cho đà tăng của chỉ số.
Trong giao dịch khối ngoại, sáng 4/4 khối này bán ròng 76,69 tỷ đồng trên HOSE, trong khi mua ròng hơn 886 triệu đồng trên HNX và 25,18 tỷ đồng trên UPCOM.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала