Hun Sen ở giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

© AFP 2023 / Alain JocardHun Sen
Hun Sen  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Đăng ký
Theo thông báo của Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm, CHND Trung Hoa và Vương quốc Campuchia đã ký kết văn bản về hợp tác quân sự. Những người đặt chữ ký dưới Biên bản ghi nhớ (MoU) này là tướng Lưu Chấn Lập, Tư lệnh Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và tướng Hun Manet, Phó Tổng tư lệnh Lục quân Hoàng gia Campuchia.
Đáng chú ý, tướng Hun Manet là con trai cả của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, từng tu nghiệp tại Học viện Quân sự West Point (Hoa Kỳ), hiện là ứng viên từ đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền cho chức vụ Thủ tướng tương lai của Vương quốc.
Sputnik Vietnam đã đề nghị GS-TSKH Lịch sử Dmitry Mosyakov, một trong những nhà khoa học chính trị hàng đầu của Nga, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) cho nhận xét bình luận về sự kiện ký kết văn bản này.

Hun Sen đặt cược thua vào Hoa Kỳ

Theo quan điểm của chuyên gia, ông Hun Sen đang tiếp tục bị giằng co giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

«Đây là giai đoạn kế tiếp trong cuộc chơi của Hun Sen trên bình diện mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hun Sen là nhà cầm quyền mạnh và tài năng, nhưng ông đã «lỡ trớn» ít nhiều trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, khi đảng của ông nhận được toàn bộ 100% phiếu bầu. Nếu trước đó ông ưa nói rằng ở Campuchia không hề có chế độ độc tài, rằng đảng và Nhà nước đang cố gắng phấn đấu vươn tới lý tưởng dân chủ, thì kết quả bầu cử đã bác bỏ tất cả những điều đó. Hun Sen cảm nhận được sự lạnh lẽo từ phía người Mỹ. Mà đó là tình trạng khi phía trước ông là mục tiêu quan trọng - chuyển giao quyền lực cho người con trai Hun Manet, và điều cực kỳ quan trọng đối với Thủ tướng đương nhiệm là có sự đồng ý của người Mỹ dành cho phương án này. Để được như vậy, ông đã thi hành cả loạt động tác tỏ thái độ thân Hoa Kỳ, tiêu biểu nhất là việc Campuchia bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc tán thành nghị quyết chống Nga, trong khi Việt Nam và Lào bỏ phiếu trắng. Trong các bài phát biểu trước công chúng, ông Hun Sen nhấn mạnh rằng «mặc dù Nga là bạn của chúng tôi, nhưng Campuchia là quốc gia dân chủ, và với tư cách là những người dân chủ, chúng tôi lên án chiến dịch quân sự của Matxcơva ở Ukraina». Như đang thấy, đồng thời Hun Sen dường như lãng quên rằng bản thân ông và đảng của ông ta lên nắm quyền chính là nhờ kết quả từ chiến dịch đặc biệt của bộ đội Việt Nam ở Campuchia. Sau đó, hóa ra cách tiếp cận của ông với người Mỹ chẳng mấy thành công. Và chuyện Hoa Kỳ giữ liên hệ ràng buộc với loạt chính trị gia Campuchia khác đang ở hải ngoại không có nghĩa là người Mỹ sửa soạn thay đổi lập trường và ủng hộ ý định của Hun Sen để chuyển giao quyền lực cho con trai ông ta».

Ông Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Nhà sử học Nga nhắc lại việc Hun Sen lên nắm quyền bằng lưỡi lê và xe tăng Việt Nam

Đường lối hướng đến Trung Quốc

Chuyên gia Nga cho rằng, cảm thấy rõ sự lạnh nhạt này, Hun Sen sử dụng phương pháp đối ứng mà ông đã trải nghiệm và quay sang phía Trung Quốc. Rõ ràng, Thủ tướng Campuchia đã quyết định phô trương tính độc lập và khả năng tự chủ của mình trong việc giúp củng cố vị thế của Trung Quốc, không chỉ ở Campuchia mà còn cả ở khu vực Biển Đông. Bởi liên quan đến vấn đề căn cứ hải quân ở Ream, chính giới Phnom Penh suốt trong thời gian dài luôn phủ nhận việc ở đó sẽ có cuộc hiện đại hóa và hiện diện của những chuyên gia Trung Quốc. Bây giờ chuyện đang nói về thực tế là các chuyên gia Trung Quốc sẽ làm việc ở Ream, mặc dù cố khẳng định rằng căn cứ này không phải là của Trung Quốc. Nhưng thật khó tin vào điều đó, - GS Dmitry Mosyakov nêu ý kiến.

Cuộc chơi của Hun Sen và Việt Nam

Việc Hun Sen sử dụng các con bài Trung Quốc và Mỹ để giải quyết vấn đề riêng của mình không thể không gây lo ngại ở Việt Nam, - chuyên gia Mosyakov lưu ý.

«Đối với Việt Nam, sự xuất hiện của căn cứ quân sự và cố vấn Trung Quốc ở Campuchia là thời điểm nguy hiểm. Bởi một trong những yếu tố quan trọng nhất như tiền đề cho việc đưa bộ đội Việt Nam vào Campuchia năm 1979, giải cứu đất nước này khỏi bọn Khmer Đỏ, là hiện diện của gần 20.000 chuyên gia quân sự Trung Quốc, những người đã bắt đầu xúc tiến xây dựng lực lượng hải quân và căn cứ không quân trên địa bàn. Và bây giờ một lần nữa Việt Nam lại thấy tình huống các cố vấn quân sự Trung Quốc và căn cứ quân sự của Bắc Kinh xuất hiện ở sát gần biên giới tây-nam của đất nước. Có thể chừng nào Hun Sen còn nắm quyền, cá nhân ông ta còn gắn bó mật thiết với Việt Nam, chưa bao giờ thực hiện hành động chống phá Việt Nam và không đưa ra với Việt Nam bất kỳ yêu sách lãnh thổ, thì chừng đó không có gì đe dọa Việt Nam từ phía Campuchia. Nhưng hiện hữu câu hỏi là tiếp theo sẽ ra sao? Ông Hun Sen không phải là người trẻ tuổi nữa. Còn Hun Manet lại hoàn toàn khác, không do Việt Nam đào tạo mà nhận học vấn tại Học viện quân sự Mỹ. Trong tương quan này, những bất ổn mới nảy sinh không thể không khiến Việt Nam lo ngại. Vì rằng tất cả những cuộc chơi này với người Mỹ và người Trung Quốc đều liên quan trực tiếp đến an ninh của Việt Nam».

Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
Thủ tướng Campuchia gọi Nga là bạn, nhưng lại lên án chiến dịch đặc biệt ở Ukraina

Phải chăng là cuộc chơi cầm chắc phần thua?

Trong điều kiện địa chính trị hiện nay và bối cảnh mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, lối chơi truyền thống đối với ông Hun Sen khó có thể thu được hiệu quả mong ước, - chuyên gia Nga khái quát.
«Tôi cho rằng dường như Hun Sen đang chơi bài thua, hơn nữa là thua chính mình. Tôi thấy mối nguy cho Hun Sen ở chỗ giả sử ông ta thành công trong nước, thắng thế mọi đối thủ, hăm doạ trấn áp được tất cả, thì trong cuộc di cư sẽ có không ít nhà hoạt động chính trị Khmer tinh ranh và khôn khéo. Dù mọi sự diễn ra thế nào chăng nữa thì cuối cùng Hun Sen cũng gặp khó là phải vượt hơn chính mình».
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала