Lo khủng hoảng “vàng đen” và năng lượng, Việt Nam sẽ mua than từ châu Phi

© Fotolia / IvanContainer chứa than
Container chứa than - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Đăng ký
Sau Úc, Việt Nam đang tìm nguồn cung ứng than từ Nam Phi nhằm đảm bảo cung ứng đủ than cho sản xuất điện và giữ lời hứa “không để thiếu điện” năm 2022.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, tại Việt Nam, hàng loạt biện pháp cấp bách đang được tính đến để giải quyết nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện, đảm bảo nguồn cung xăng dầu, trong đó, Việt Nam muốn nhanh chóng nhập khẩu than từ Úc và Nam Phi ngay trong tháng 4, tháng 5 này.

Việt Nam sẽ nhập than từ châu Phi

Đây được coi là giải pháp khả thi trong chuỗi các giải pháp cấp bách của ngành Công Thương nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2022 và đủ than cho sản xuất điện.
Bộ Công Thương đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn cung than nhập khẩu từ nước ngoài, sau Australia, Việt Nam đang tính mua than từ Cộng hòa Nam Phi.
Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Công Thương, hôm 2/4 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với ông Mpetjane Kgaogelo Lekgoro, Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam.
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Việt Nam tính nhập than từ Úc cứu EVN khỏi nguy cơ thiếu điện
Dự buổi làm việc quan trọng về kế hoạch tìm nguồn than nhập khẩu ổn định, chất lượng cao từ châu Phi này còn có lãnh đạo các đơn vị như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việ Nam, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Vụ Dầu khí và Than, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Điều tiết điện lực và Văn phòng Bộ.
Trao đổi với Đại sứ Nam Phi Lekgoro, Bộ trưởng Diên vui mừng thông báo về kết quả hợp tác kinh tế - đầu tư giữa Việt Nam và Nam Phi thời gian qua. Trong đó, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi vẫn duy trì ổn định ở mức trên 1,39 tỷ USD.
“Nam Phi hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi”, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh rằng, hai bên còn rất nhiều tiềm năng, dư địa tăng cường kim ngạch thương mại song phương trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thông báo với Đại sứ Nam Phi rằng, Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh sản xuất, khôi phục phát triển kinh tế hậu đại dịch Covid-19, do đó có nhu cầu lớn về nguồn nguyên nhiên vật liệu, trong đó có than rất lớn.
“Việc đa dạng hoá và tìm nguồn cung ứng than tiềm năng là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam hiện nay”, lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay.
Năng lực khai thác và xuất khẩu than của Nam Phi hiện nay đang rất phù hợp với nhu cầu mua than của Việt Nam.
Theo đó, Nam Phi hiện sản xuất gần 260 triệu tấn than (số liệu năm 2020), trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 30% tổng sản lượng khai thác được. Đánh giá cao năng lực khai thác và xuất khẩu than của quốc gia này, Bộ trưởng Diên đã thẳng thắn nêu đề xuất của Việt Nam – mua than từ Nam Phi.
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Việt Nam thiếu than sản xuất điện
Lãnh đạo Bộ Công Thương đã đề nghị Đại sứ Mpetjane Kgaogelo Lekgoro hỗ trợ giới thiệu, kết nối các đối tác tiềm năng của Nam Phi trong lĩnh vực than, khoáng sản với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
Theo đó, phía Nam Phi có thể xem xét làm việc với các đại diện hàng đầu Việt Nam như Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hay Tổng Công ty Đông Bắc (TCT)… để đi đến ký kết hợp đồng.
Đáng chú ý, theo thông tin được Bộ Công Thương đăng tải, do nhu cầu hiện nay đang cấp bách, nên Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ mong muốn sớm đưa các chuyến hàng than về Việt Nam ngay trong tháng 4, tháng 5 này.

Than Nam Phi phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Công Thương cũng đánh giá, các loại than do Nam Phi sản xuất là than có chất lượng tốt, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với công nghệ của các nhà máy nhiệt điện than và các ngành sản xuất của Việt Nam.
Ngoài ra, tại hội nghị COP26 vừa qua, cả Việt Nam và Nam Phi cùng nhiều quốc gia đã có những cam kết mạnh mẽ đưa mức phát thải ròng bằng không (mục tiêu net zero) vào năm 2050.
Do đó, từ nay đến 2050, Bộ trưởng Diên nhấn mạnh, cả hai còn nhiều cơ hội để tích cực phát triển hợp tác trong hoạt động thương mại than.
Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên mong muốn hai nước xem xét, sớm thống nhất thời gian ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản.
Pin năng lượng Mặt Trời ở khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Tin buồn với pin năng lượng mặt trời của Việt Nam
Lãnh đạo Bộ Công Thương Việt Nam tin tưởng rằng việc ký kết thành công MOU sẽ tạo khuôn khổ đẩy mạnh hợp tác không chỉ trong lĩnh vực khoáng sản mà còn góp phần phát triển kim ngạch thương mại song phương, mở rộng ra nhiều ngành nghề khác.
Ngoài nội dung xem xét tìm nguồn cung than cung ứng từ Nam Phi, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã xác định những trọng tâm khác cần tập trung thúc đẩy với thị trường này trong năm 2022.
Cụ thể, Việt Nam và Nam Phi sẽ tổ chức Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban thương mại hỗn hợp Việt Nam - Nam Phi, thúc đẩy đưa hàng xuất khẩu của Việt Nam vào hệ thống siêu thị tại Nam Phi, đẩy mạnh hợp tác công nghiệp giữa hai nước trong các lĩnh vực khai khoáng, phân bón, luyện kim, dệt may…

Úc và Nam Phi đều sẵn sàng hỗ trợ cung ứng than cho Việt Nam

Lắng nghe quan điểm của người đứng đầu Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Đại sứ Mpetjane Kgaogelo Lekgoro cho biết, về phần mình, Nam Phi luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại, năng lượng và khoáng sản với Việt Nam.
Đại sứ Lekgoro khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương Việt Nam và các cơ quan hữu quan trong nước để thúc đẩy giải quyết các vấn đề Bộ trưởng Công thương nêu tại buổi làm việc.
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2022
Tại sao Việt Nam quyết định xuất hơn 2 triệu tấn than trong năm 2022?
Đặc biệt, Đại sứ cam kết sẽ trao đổi ngay với Bộ Tài nguyên và Khoáng sản Nam Phi về nội dung cung ứng than cho Việt Nam cũng như hỗ trợ kết nối doanh nghiệp xuất nhập khẩu than của hai nước.
Ngoài ra, Đại sứ Mpetjane Kgaogelo Lekgoro cũng đề nghị phía Việt Nam tạo thuận lợi để một số mặt hàng có thế mạnh của Nam Phi có thể tiếp cận thị trường Việt Nam.
Cuộc gặp gỡ kết thúc tốt đẹp. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam và đề nghị các cơ quan hữu quan của hai nước tiếp tục trao đổi, thảo luận để tạo điều kiện cho các mặt hàng có thế mạnh của mỗi nước có thể tiếp cận thị trường của nhau nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại trong thời gian tới.
Như Sputnik đã thông tin trước đó, trong nỗ lực tìm kiếm nguồn than nhập khẩu, ngoài Nam Phi, Việt Nam cũng tính mua than từ Australia.
Cụ thể, chiều 1/4, lãnh đạo Bộ Công thương đã làm việc với Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie.
Ông Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị Đại sứ Australia hỗ trợ thúc đẩy để tổ chức ngay cuộc họp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý hai bên để sớm thống nhất các hợp đồng mua bán than, đưa các chuyến hàng than đá từ Australia về Việt Nam ngay trong tháng 4 này.
Ngoài việc cung cấp khối lượng than ổn định, chất lượng tốt, Bộ trưởng cũng lưu ý và đề nghị phía Úc xem xét, cung ứng than cho Việt Nam với giá hợp lý để có giá thành sản xuất điện ở mức phù hợp, đảm bảo mục tiêu đủ điện cho sản xuất và mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội của Việt Nam.

‘Không để khủng hoảng năng lượng’

Trước đó, tại cuộc họp về các vấn đề nóng ngành Công Thương hồi đầu tháng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh, diễn biến tình hình thế giới, đặc biệt là thời kỳ hậu Covid-19, vấn đề cạnh tranh thương mại, xung đột vũ trang xảy ra một số nơi đã làm đứt gãy nguồn cung về năng lượng nói chung, gây khó khăn cho quá trình mua bán, thanh toán của các vật tư chiến lược bao gồm xăng dầu, khí đốt và than tại Việt Nam.
Trước tình hình đó, Chính phủ và Bộ Công Thương đã rất chủ động, kịp thời, sát sao dự báo, đánh giá đúng tình hình và dựa trên tham mưu, đề xuất của các tập đoàn, các cơ quan chức năng đã ban hành kế hoạch, kịch bản và có văn bản chỉ đạo rất thường xuyên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất và sinh hoạt năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2022
“Việt Nam không thiếu điện và không để khủng hoảng năng lượng”
Theo Bộ trưởng, hầu như tháng nào cũng có văn bản đôn đốc, trong những ngày gần đây thì hầu như tuần nào cũng có văn bản đôn đốc về việc bảo đảm nguồn cung năng lượng, nhất là bảo đảm nguồn cung nhiên liệu sơ cấp là xăng dầu, khí đốt, than.
Cùng với đó, Bộ Công thương đã yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tổng công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng Hợp đồng mua bán/ cung cấp than đã ký (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước để tránh xảy ra tình trạng phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu).
Bộ trưởng lưu ý, bất luận trường hợp nào cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại Hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia có giải pháp điều độ phù hợp với tình hình thực tế cũng như thông báo kế hoạch huy động cập nhật hàng tháng cho Chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than để kịp thời thu xếp nguồn than cho sản xuất điện.
Tại cuộc họp ngày 3 tháng 4 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo các bộ ngành về tình hình cung ứng điện, cấp than, khí cho sản xuất điện, bảo đảm cân đối lớn về năng lượng trong năm 2022 và các năm tiếp theo, người đứng đầu Chính phủ cũng quán triệt quan điểm dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng, bảo đảm cung ứng đủ điện cả trước mắt và lâu dài.
Nhấn mạnh mục tiêu là phải bảo đảm cân đối lớn về điện và năng lượng một cách bền vững, không để khủng hoảng về năng lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bảo đảm giá hợp lý, kiểm soát giá phù hợp, không gây tác động tiêu cực tới lạm phát và các cân đối lớn về xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách.
Giàn khoan dầu của Petrovietnam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2022
Khai thác dầu khí Việt Nam lãi kỷ lục nhờ giá năng lượng thế giới tăng cao
Bên cạnh đó, phải thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng cường tính tự chủ, tự lực tự cường của ngành điện, giảm phụ thuộc vào bên ngoài, giảm nhập khẩu.
Thủ tướng Việt Nam yêu cầu tập trung khai thác hết công suất có thể về dầu, khí, than, tiếp tục điều chỉnh nguồn điện phù hợp với những nơi có thể thiếu.
“Việc nhập khẩu phải hợp lý, không để tác động xấu tới cân đối lớn về xuất nhập khẩu, hạn chế tối đa nhập siêu, tăng xuất siêu”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh cần phải tiết kiệm năng lượng điện hơn nữa, khuyến khích ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, chống tham nhũng, tránh lợi ích nhóm trong ngành điện, than, dầu khí tại Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала