Dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục giảm

© AFP 2023 / Nhac NguyenCông nhân nhà máy
Công nhân nhà máy - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (World Bank), tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 5,3% nhưng đây là kịch bản cơ bản. Trong một kịch bản xấu hơn, chỉ số này có thể giảm xuống 4,4%.
Sáng 5/4, World Bank (WB) đã tổ chức họp báo trực tuyến ra mắt Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương kỳ tháng 4/2022 với chủ đề "Đương đầu bão tố. Trong đó có đề cập đến dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Điều gì chờ đợi kinh tế Việt Nam phía trước?

Trong báo cáo phân tích bối cảnh kinh tế đến thời điểm này và trình bày triển vọng năm 2022, Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, ông Aaditya Mattoo nhận định Việt Nam là một trong những nền kinh tế mà WB đã phải điều chỉnh giảm mạnh các chỉ tiêu dự báo về tăng trưởng.
Đây liệu có phải là tin xấu đối với Việt Nam sau khi nỗ lực triển khai hàng loạt các chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19?
Lý giải cho câu hỏi trên, chuyên gia Aaditya Mattoo cho rằng những khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi đối phó với biến chủng Omicron, dẫn tới số lượng các ca nhiễm mới tăng rất cao đã “ngáng đường” tăng trưởng của Việt Nam, khiến WB phải giảm mạnh dự báo tăng trưởng.
Các đại biểu tham quan sản phẩm trưng bày bên lề tọa đàm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay?
Trước đó, tháng 10/2021, WB đã dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng trong năm 2022 là 6,5% nhưng đến nay WB dự báo chỉ còn 5,3%. Tuy nhiên, đó chỉ là kịch bản cơ bản, xấu hơn nữa kịch bản dự báo có thể chỉ còn 4,4%.
Chuyên gia kinh tế trưởng cho biết thêm, Việt Nam cũng chịu tác động lớn bởi việc nhập khẩu dầu với giá trị lên tới 3% GDP. Đó là chưa kể tới việc nhập khẩu các loại nguyên vật liệu khác như sắt, thép....bị ảnh hưởng lớn khi giá nhập khẩu trở nên đắt hơn; chi phí giá cả tăng cao hơn dẫn tới Việt Nam trở thành một trong những nước thành công trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Năm 2021, xuất, nhập khẩu đạt gần 670 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2022
Fitch Solutions: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 'vượt xu hướng' trong năm 2022

‘Nhiều cơ hội hơn, đồng nghĩa với dễ tổn thương hơn’

Đây cũng là nhận định của chuyên gia Aaditya Mattoo đối với nền kinh tế Việt Nam. Không thể phủ nhận Việt Nam là một trong những quốc gia giành được nhiều lợi thế nhất, tận dụng được nhiều nhất các cơ hội để mở rộng thương mại toàn cầu.
“Song chính điều đó lại khiến cho Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc từ bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải thành công hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội”, chuyên gia WB nhấn mạnh.
Công ty TNHH in bao bì YUTO Việt Nam, Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thực hiện linh hoạt giải pháp vừa sản xuất, vừa chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
WB lo rủi ro từ quan hệ Nga – Ukraina, chuyên gia nói kinh tế Việt Nam “đủ nguồn lực mạnh”
Đồng thời, vị chuyên gia này cũng khuyến cáo Việt Nam nên xem xét lại hệ thống tài chính, nghiên cứu kỹ các biện pháp tài chính ngân hàng mà Ngân hàng nhà nước đưa ra.
Ông Aaditya Mattoo cũng nhấn mạnh rằng, nhờ vào các chính sách phục hồi kinh tế linh hoạt mà Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ, Việt Nam cần phải tham gia tích cực và cao hơn nữa để phát huy được tiềm lực của mình.
nhà máy điện khí Gazprom - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2022
Tập đoàn hàng đầu của Nga đầu tư gần 300 triệu USD vào dự án điện khí tại Quảng Trị

Tác động bên ngoài ảnh hưởng tới dòng vốn FDI vào Việt Nam như thế nào?

Bình luận về vấn đề này, chuyên gia WB cho rằng, biến động địa chính trị trên toàn cầu hiện nay có tác động trực tiếp và gián tiếp tới các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, Việt Nam đã và đang áp dụng thành công các giải pháp thu hút đầu tư quốc tế. Trong đó phải kể đến môi trường chính trị ổn định.

“Việt Nam là mô hình của một quốc gia rất thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài suốt nhiều năm qua và đã rất thành công trong việc cải thiện vị trí, vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Aaditya Mattoo nhận xét.

Công nhân Công ty Cellmech International Vina Khu công nghiệp Khai Quang đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2022
Singapore dẫn đầu các quốc gia rót FDI vào Việt Nam
Điều này giúp cho Việt Nam đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng tốt và giảm tỷ lệ nghèo đói xuống mức thấp so với những năm trước.
Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo Việt Nam cần tập trung tìm ra các biện pháp có thể phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu; tạo thêm động lực tốt cho việc tăng năng suất khu vực dịch vụ lẫn khu vực sản xuất kinh doanh cùng nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала