Hà Nội hết quỹ đất, đường sắt trên cao phải ‘chui ngầm’?

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNNút giao thông Cầu Giấy với đường vành đai 2 trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Nút giao thông Cầu Giấy với đường vành đai 2 trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, tuyến đường sắt đô thị trên cao ga Hà Nội-Hoàng Mai gần như đi ngầm toàn bộ sẽ là phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề giao thông nan giải của Thủ đô.

Đi ngầm là giải pháp tối ưu?

Tuyến đường sắt đô thị ga Hà Nội-Hoàng Mai có tổng chiều dài 8,7 km, trong đó đi ngầm 8,13km toàn bộ theo hành lang Trần Hưng Đạo-Trần Thánh Tông-Kim Ngưu-Nguyễn Tam Trinh với 7 ga.
Theo MRB đánh giá, 7 ga ngầm đã giảm được tối đa diện tích giải phóng mặt bằng. Tiết kiệm đất xây dựng; giảm xung đột với các công trình dân dụng, giao thông trên mặt đất; tăng khả năng kết nối với các tòa nhà và công trình ngầm xung quanh các nhà ga.
Lý giải về việc đi ngầm của tuyến đường sắt ga Hà Nội-Hoàng Mai, phía MRB phân tích quỹ đất của thành phố Hà Nội dành cho giao thông rất hạn hẹp. Vì vậy, các tuyến đường sắt đô thị đi ngầm là phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề giao thông nan giải của Thủ đô.
Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Sửng sốt số tiền đầu tư cho metro ga Hà Nội - Hoàng Mai
Hơn nữa, việc đi ngầm sẽ không phá vỡ cảnh quan đô thị dọc theo tuyến, cũng như tạo điều kiện phát triển không gian phía trên mặt đất với các công trình đô thị, giao thông, cầu vượt và các loại hình giao thông công cộng khác.
Ngoài ra, đi ngầm sẽ hạn chế chiếm dụng đất và cản trở giao thông trong quá trình thi công xây dựng; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kinh tế-xã hội đối với khu dân cư dọc theo tuyến.

Khuyết điểm của đi ngầm và giải pháp

Tuy có nhiều ưu điểm, việc đi ngầm toàn tuyến đường sắt nêu trên cũng lộ ra nhiều nhược điểm. Lãnh đạo MRB thừa nhận:

“Nhược điểm đi ngầm toàn tuyến sẽ khiến chi phí đầu tư xây dựng cao; quá trình thi công công trình ngầm phức tạp, đòi hỏi công nghệ thi công xây dựng tiến tiến”.

Phía MRB cũng xác nhận, cấu trúc địa chất khu vực Hà Nội không thuận lợi cho các công trình ngầm do nền đất không đồng nhất, có các lớp đất yếu, nước ngầm và nước mặt.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và lãnh đạo Bộ GTVT chủ trì Hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2021
Hà Nội sẽ có thêm 3 tuyến đường sắt đô thị trong 5 năm tới?
Để giải quyết vấn đề này, MRB cùng đơn vị Tư vấn đã lựa chọn công nghệ thi công ngầm bằng TBM (Tunnel Boring Machine). Đây là công nghệ thi công hầm tiên tiến bậc nhất trên thế giới, có thể thi công trên mọi loại địa chất từ đá cứng đến đất yếu, đất sét, đất bồi hay đất cát dưới mực nước ngầm, có độ an toàn cao, thân thiện môi trường và không làm rung động, chấn động; thích hợp áp dụng cho đường hầm đô thị.
Nhằm hạn chế những khó khăn vướng mắc khi triển khai dự án, MRB đã làm việc với các nhà tài trợ và Chính phủ để xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù nhằm rút ngắn các quy trình, thủ tục; lựa chọn những nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm tốt tham gia triển khai thi công xây dựng; lựa chọn tư vấn pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp với các nhà thầu.
Ban quản lý sẽ tiến hành công tác giải phóng mặt bằng ngay khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt hoặc tách giải phóng mặt bằng thành một dự án riêng để thực hiện nhằm đảm bảo có 100% mặt bằng sách giao cho nhà thầu thi công xây dựng ngay khi ký hợp đồng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала