Việt Nam chuẩn bị hạn chế xe máy, Hà Nội có đủ năng lực giao thông công cộng?

© AFP 2023 / Nhac NguyenGiao thông ở Hà Nội
Giao thông ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng cùng 3 thành phố trực thuộc Trung ương được giao xây dựng đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy và đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực.
Cụ thể, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TPHCM cần tập trung nghiên cứu xây dựng đề án phân vùng hạn chế hoạt động xe máy.

Ưu tiên phát triển giao thông công cộng

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị quyết tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và 3 thành phố trực thuộc TW sẽ xây dựng đề án phân vùng hạn chế xe máy, thu phí phương tiện cơ giới.
Quyết định nêu trên của Chính phủ Việt Nam xuất phát từ thực tế các thành phố lớn ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30- 35%.
Giao nhận hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Xăng tăng, shipper chuyển sang đi xe máy điện, Vinfast đắt hàng
Năm thành phố trên được giao áp dụng công nghệ giao thông thông minh trong tổ chức, quản lý, điều hành giao thông đô thị; tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, 5 thành phố trực thuộc TW cần nghiên cứu xây dựng đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới lộ trình hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030.
Ngoài ra, các thành phố cũng cần xây dựng, triển khai đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào.
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đang dần thu hút khách - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Giải mã hiện tượng hành khách đi tàu Cát Linh-Hà Đông tăng đột biến

Hà Nội có đủ năng lực giao thông công cộng hay không?

Từ năm 2021, Hà Nội cũng lên kế hoạch hạn chế hoạt động xe máy và tiến tới dừng hoạt động loại phương tiện này trên địa bàn các quận sau năm 2025. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc hạn chế phải phụ thuộc vào năng lực đáp ứng của hệ thống giao thông công cộng. Thủ đô nên cho người dân nhiều lựa chọn phương tiện hơn là việc cấm, hạn chế.
Việc hạn chế hoạt động xe máy là một trong những nội dung của Nghị quyết 04 đã được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội thông qua năm 2017. Trước đó, Hà Nội đã đề xuất việc hoàn thiện thủ tục để phê duyệt đề án về phân vùng hạn chế hoạt động xe máy và tiến tới dừng hoạt động loại phương tiện này trên địa bàn nội đô từ năm 2025, thay cho năm 2030, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch.
Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Sửng sốt số tiền đầu tư cho metro ga Hà Nội - Hoàng Mai
Với dân số hơn 8 triệu người với 6,4 triệu phương tiện, trong đó xe máy là là phương tiện giao thông chủ yếu với số lượng 5,6 triệu, ôtô 600.000, thêm khoảng 2 triệu phương tiện vãng lai. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng về tính khả thi của việc hạn chế phương tiện giao thông đang chiếm đại đa số này.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng, để tiến đến việc hạn chế xe máy, bản thân Thủ đô phải sẵn sàng các phương án phương tiện giao thông công cộng trong vòng 5 năm tới. Hiện nay, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông mới được đưa vận hành. Tới đây sẽ có thêm tuyến Nhổn - ga Hà Nội. Tuy nhiên, mỗi tuyến đáp ứng tối đa 5-7% nhu cầu đi lại của người dân thành phố.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, chỉ nên áp dụng hạn chế xe máy ở một số khu vực nhất định có đủ năng lực về phương tiện công cộng. Những khu vực chưa có “độ phủ” thì nên tạm hoãn, triển khai sau.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала