Tình tiết mới xung quanh vụ án liên quan đến Tân Hoàng Minh và FLC

© Depositphotos.com / PirenXSở Giao dịch Chứng khoán TP HCM
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Liên quan đến vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có những động thái mới để phục vụ điều tra, làm rõ vụ việc.
Việc làm của các cựu lãnh đạo của hai tập đoàn lớn tại Việt Nam đã gây hai cú sốc kéo thị trường chứng khoán đi xuống, khiến nhiều nhà đầu tư lao đao.

Tân Hoàng Minh không báo cáo về các đợt phát hành trái phiếu

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, qua rà soát hồ sơ tại UBCKNN, 3 công ty nhóm Tân Hoàng Minh đều không phải công ty đại chúng.
Cụ thể là ba công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần Cung điện Mùa Đông và Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil đã thực hiện 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ để huy động vốn với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022.
Trụ sở Tân Hoàng Minh tại phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Vì sao Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng - đại gia bất động sản Việt Nam bị bắt?
Nhóm công ty này không báo cáo UBCKNN về các đợt phát hành, và chỉ đăng ký thông tin qua cổng thông tin trái phiếu doanh nghiệp của Sở GDCK Hà Nội (HNX). Do đó, UBCKNN sẽ rà soát hoạt động tư vấn hồ sơ chào bán, đại lý phát hành, báo cáo kiểm toán của các công ty chứng khoán liên quan.
Đây là thông tin được đại diện lãnh đạo UBCKNN thông tin mới đây liên quan vụ việc hủy 9 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ giá trị hơn 10.000 tỷ đồng của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn này về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng yêu cầu kiểm tra các tổ chức tư vấn, hồ sơ chào bán, đại lý phát hành cho các đợt chào bán của nhóm 3 công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Trong trường phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cơ quan cảnh sát điều tra khám xét bên trong trụ sở làm việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Vụ Tân Hoàng Minh: Vai trò của con trai thứ ra sao, ái nữ của ông Đỗ Anh Dũng liệu có liên lụy?

Vụ Tân Hoàng Minh ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán ra sao?

Quy định hiện nay nêu rõ, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chỉ được phát hành và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp nhà đầu tư mua trái phiếu theo phong trào, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gặp phải.
“Nhà đầu tư cần nắm bắt các quy định pháp luật liên quan, tìm hiểu đầy đủ thông tin về tổ chức phát hành, thông tin liên quan đến đợt phát hành để có nhận định, đánh giá và quyết định đầu tư an toàn, tránh rủi ro thiệt hại phát sinh”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhấn mạnh.
Sau khi ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng 6 bị can khác bị khởi tố và bắt giam, chuyên gia Chứng khoán, nhà sáng lập Công ty quản lý tài sản FIDT, ông Huỳnh Minh Tuấn nhận định:

“Thông tin trên sẽ tác động tiêu cực lên nhóm cổ phiếu bất động sản bởi hầu hết các doanh nghiệp bất động sản lớn trên sàn đều huy động vốn thông qua kênh này”.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2022
Phía sau cuộc ‘tháo chạy’ của Tân Hoàng Minh và số phận lô đất Thủ Thiêm
Mở cửa phiên sáng 6/5, hàng loạt mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ. Tại thời điểm 9h30, các mã VIC, VHM, FLC, HQC, DIG, LDG, KDH, CEO, DXG… đều ở chiều giảm giá.
Thị trường chứng khoán đã bị ảnh hưởng thông tin trên từ phiên hôm qua 5/4. Các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho rằng, tin tức về việc hủy bỏ 9 lô trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã tác động tiêu cực đến nhóm bất động sản khiến nhiều mã chìm trong sắc đỏ.
FLC group - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
‘Siết’ vụ Trịnh Văn Quyết, Việt Nam đang ‘thanh lọc’ thị trường chứng khoán

Yêu cầu báo cáo dư nợ margin của các cổ phiếu họ FLC

Liên quan đến vụ bán cổ phiếu chui gây lũng đoạn thị trường chứng khoán của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, UBCKNN cũng vừa yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo về dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán (margin) đối với các cổ phiếu thuộc họ FLC gồm: FLC, AMD, KRF, ART, HAI, ROS, GAB.
Mục đích của yêu cầu này nhằm thực hiện công tác quản lý, giám sát về tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán theo quy định tại khoản 5, Điều 29 Thông tư 121/2020-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Cổ phiếu họ FLC ‘trần cứng’ sau nhiều phen sóng gió
Cụ thể nội dung báo cáo bao gồm: Dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của tất cả các tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại công ty chứng khoán và số lượng chứng khoán ký quỹ làm tài sản đảm bảo cho khoản vay giao dịch ký quỹ tương ứng theo từng mã chứng khoán theo mẫu đính kèm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các công ty chứng khoán gửi báo cáo trước ngày 8/4/2022.
Như Sputnik đã đưa tin, ngày 5/4, bà Trịnh Thị Thúy Nga, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS, bị bắt với cáo buộc giúp sức anh trai Trịnh Văn Quyết thao túng và che giấu thông tin chứng khoán.
Bảng điểm của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
FLC chưa hết sóng gió, Tân Hoàng Minh đã bị ‘sờ gáy’
Bà Nga, 43 tuổi, hiện là thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS. Ông Quyết từng là Chủ tịch HĐQT của công ty này. Theo báo cáo quản trị năm 2021, ông Quyết là cổ đông liên quan tới người nội bộ và sở hữu 3,156 triệu cổ phiếu ART của chứng khoán BOS, tương ứng tỷ lệ sở hữu 3,2% vốn.
Một ngày trước, em gái khác của ông Quyết là bà Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC, đã bị khởi tố, bắt tạm giam cùng về tội "Thao túng thị trường chứng khoán".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала