Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tập trận tại Biển Đông

© AFP 2023 / Rolex Dela PenaĐảo Titu ở Biển Đông
Đảo Titu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về cuộc tập trận mới đây nhất của Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông.
Chiều 7/4, tại Hà Nội, đã diễn ra họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao. Đây là buổi họp báo được tổ chức theo hình thức trực tiếp sau thời gian dài họp trực tuyến vì dịch COVID-19.
Trả lời báo chí về việc trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc thông báo về cuộc tập trận trên Biển Đông từ ngày 19/3-9/4 với những tọa độ của 5 điểm giới hạn mà Trung Quốc đã tập trận từ ngày 4/3-15/3, bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ:

"Lập trường của Việt Nam đã được nêu rõ vào ngày 7/3/2022. Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt việc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Kiềm chế không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh ở Biển Đông".

Tàu cá của Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2022
Biển Đông
Mọi con mắt đổ về Ukraina còn Trung Quốc ‘quậy’ ở Biển Đông, gần bờ biển Việt Nam
Cũng tại đây, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đưa ra bình luận về việc Trung Quốc hoàn thành quân sự hóa một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:

"Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định quyền chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế Công ước của LHQ về luật biển năm 1982. Việc thúc đẩy quân sự hóa trên một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này mà còn gây lo ngại cho các nước trong khu vực, cộng đồng quốc tế như được phản ánh trong các văn bản của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực Biển Đông".

Bộ phim Uncharted - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Biển Đông
Cài cắm 'đường lưỡi bò' vào các tác phẩm điện ảnh chiếu tại Việt Nam, Trung Quốc có thành công?

Quân đội Việt-Trung tăng cường hiểu biết, tin cậy

Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 7 sẽ được tổ chức tại tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc). Về ý nghĩa của hoạt động này, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:

"Thời gian qua hoạt động giao lưu các cấp, các ngành, các địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc được duy trì thường xuyên qua nhiều hình thức phong phú. Sự kiện giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc là hoạt động thường niên của Bộ Quốc phòng hai nước. Hoạt động thường niên này có ý nghĩa nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau trong công tác bảo vệ, quản lý biên giới của biên phòng hai nước nói riêng và quân đội hai nước nói chung"

Tàu BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Biển Đông
Học giả Anh tìm ra cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Tại sao điều này sẽ không hoạt động?

Về đề xuất tuần tra chung trên Biển Đông

Cũng tại họp báo, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, hợp tác và phát triển tại Biển Đông.
Đây là trả lời của bà Hằng trước câu hỏi về việc một cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines đề xuất nước này cùng các nước khác, bao gồm Việt Nam, tuần tra chung ở Biển Đông.
"Với mong muốn đó, nhiều năm qua, Việt Nam đã hợp tác tuần tra chung cùng các nước khác trong khu vực như Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan. Việt Nam cũng có nhiều hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển và các hoạt động kinh tế", theo phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Malaysia Dato’ Sri Ismail Sabri bin Yaakob thăm chính thức Việt Na - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Không chỉ kinh tế, Việt Nam và Malaysia nên bắt tay nhau ở Biển Đông?
Cựu Thẩm phán Antonio Carpio hôm 30/3 đưa ra đề xuất tuần tra chung ở Biển Đông.

"Chúng ta nên thực hiện tuần tra chung không chỉ với Mỹ mà với cả các nước khác như Malaysia và Việt Nam”, GMA News trích lời ông Carpio nói. “Thậm chí, (chúng ta) có thể đề nghị Indonesia tham gia”.

Vị cựu thẩm phán này nhận định, các nước ASEAN tập hợp lại cùng với nhau sẽ đem lại vị thế mạnh mẽ hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала