Hoa Kỳ quyết định tạm dừng tách khỏi Trung Quốc do khó khăn về tài chính

© REUTERS / POOLCờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ
Cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Đăng ký
Mỹ không muốn "ly hôn thương mại" với Trung Quốc, và đang nỗ lực tái cơ cấu các quan hệ thương mại, theo tuyên bố của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai tại Singapore. Theo bà, nhiệm vụ của chính quyền Mỹ là làm cho thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên công bằng và bình đẳng.
Chính quyền Nhà Trắng đang giảm nhẹ luận điệu chống lại Trung Quốc, nhưng những thay đổi này là do các vấn đề nội tại của nền kinh tế Mỹ.
Mục đích chính trong chuyến thăm Singapore vừa qua của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Catherine Tai là nhằm tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cũng như xem xét các khả năng tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại trong khuôn khổ cơ cấu kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Tai đã trả lời phỏng vấn Bloomberg Singapore, trong đó nhấn mạnh vào mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.

ASEAN đang bối rối

Các nước ASEAN lo ngại về vị thế của Hoa Kỳ. Washington cố gắng buộc họ chọn bên trong các tranh chấp thương mại Mỹ - Trung. Họ nói Trung Quốc, với các hoạt động thương mại phi thị trường, không phải là đối tác phù hợp với các nước Đông Nam Á. Thay vào đó, tốt hơn là nên đoàn kết với Mỹ, phản đối các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc và giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
Trung Quốc phản đối thỏa thuận Mỹ-Đài Loan về hệ thống phòng không Patriot
Nhưng trên thực tế, Mỹ có rất ít đề xuất để thay thế cho Trung Quốc. Đối với các nước ASEAN, Trung Quốc là đối tác thương mại chính trong nhiều năm, và đối với Trung Quốc, ASEAN trở thành điểm đến xuất khẩu lớn nhất trong những năm gần đây trong bối cảnh leo thang cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Trung Quốc tìm cách tham gia vào các quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực, trở thành thành viên của RCEP, hiệp hội khu vực lớn nhất. Ngoài ra, Trung Quốc nộp đơn chính thức xin gia nhập CPTPP, bao gồm các nền kinh tế lớn nhất châu Á, như Nhật Bản, Australia và Việt Nam.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã đơn phương rút khỏi TPP, và theo các tuyên bố của chính quyền Hoa Kỳ hiện tại, sẽ không quay trở lại đó. Nhìn chung, chương trình nghị sự kinh tế được đề xuất trong khuôn khổ cái gọi là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ có nội dung cực kỳ nghèo nàn.

Đánh giá về chính sách thương mại

Hóa ra là Hoa Kỳ có thể làm được rất ít để thu hút về phía mình ngay cả các đồng minh ở châu Á khi hợp tác kinh tế. Hơn nữa, Washington không có đủ đòn bẩy để gây áp lực lên Bắc Kinh. Một vài năm chiến tranh thương mại đã không mang lại kết quả như các chính trị gia Mỹ tuyên bố. Thâm hụt thương mại so với Trung Quốc chỉ ngày càng mở rộng. Và vì khoảng một nửa số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là vật phẩm trung gian được sử dụng để sản xuất thành phẩm ở Mỹ, nên mức thuế chống Trung Quốc không loại bỏ được hàng hóa nhập khẩu mà chỉ đơn giản là rơi vào vai người tiêu dùng ở Mỹ. Kết quả là, lạm phát đã đạt mức kỷ lục trong vòng 40 năm qua. Hoa Kỳ đã không trải qua những vấn đề kinh tế như vậy kể từ thời Ronald Reagan.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
Mỹ thăm dò Việt Nam về nghi ngờ thao túng tiền tệ
Giọng điệu nhẹ nhàng trong lời nói của Mỹ liên quan đến Trung Quốc có thể là kết quả của việc Mỹ sửa đổi chính sách thương mại của mình, điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện khủng hoảng mới, Zheng Anguang, Phó Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Trong một thời gian, Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ điều chỉnh chính sách thương mại đối với Trung Quốc, và vấn đề này nhiều lần được đề cập trong các cuộc đối thoại cấp cao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng vẫn chưa có những bước đi thực tế rõ ràng. Tuy nhiên, lạm phát hiện tại của Mỹ đang ở mức cao, sự phục hồi kinh tế bị cản trở và chính quyền Biden đang phải đối mặt với nhiều áp lực trong nước. Do đó, việc điều chỉnh chính sách thương mại và thoát khỏi con đường sai lầm trong chính sách thương mại của chính quyền Trump đối với Trung Quốc là một lựa chọn tất yếu. Việc loại bỏ dần dần, ít nhất một phần, thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ có thể là bước đầu tiên”.

Liệu chính sách có thay đổi sau cuộc bầu cử?

Mặt khác, trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, điều quan trọng là các chính trị gia Mỹ phải duy trì một luận điệu "cứng rắn" chống lại Trung Quốc, để thể hiện quyết tâm của mình. Tuy nhiên, các vấn đề kinh tế cũng cần được giải quyết, đó là lý do tại sao ở thời điểm hiện tại, những tín hiệu trái chiều như vậy lại phát ra từ Washington. Điều quan trọng là chính sách sẽ thay đổi như thế nào sau cuộc bầu cử ở Mỹ, chuyên gia lưu ý:

“Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ, chính quyền Biden sẽ phải đối mặt với một lựa chọn chính trong quan hệ Trung-Mỹ: liệu có nên tiếp tục đường lối đối đầu của chính quyền Trump với Trung Quốc, hay thúc đẩy sự phối hợp giữa hai cường quốc, giải quyết vấn đề mâu thuẫn, duy trì an ninh khu vực, và khả năng quản trị toàn cầu, tất cả những điều này phần lớn phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ”.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Trung Quốc phá vỡ giao kèo thương mại sau «chiến tranh» với Hoa Kỳ
Có vẻ như Nhà Trắng đã hiểu rằng chiến tranh thương mại là con dao hai lưỡi khiến nước Mỹ đau đớn hơn rất nhiều. Trung Quốc đã có thể huy động tất cả các nguồn lực hành chính để hỗ trợ sự phát triển kinh tế của chính mình trong điều kiện không dễ dàng. Ngoài ra, Hoa Kỳ, mặc dù quan trọng, nhưng không còn là đối tác thương mại chính của Trung Quốc. Ở vị trí đầu tiên là các nước Châu Á và Châu Âu. Do đó, Washington, nhận định theo tuyên bố của Đại diện thương mại Catherine Tai, đang thay đổi chiến thuật. Thay vì cố gắng thay đổi Trung Quốc, Mỹ sẽ thay đổi chính mình: theo Dự luật “Đổi mới và Cạnh tranh” đang chờ phê duyệt, Mỹ tìm cách cung cấp hàng trăm tỷ đô la tài trợ của chính phủ để hỗ trợ sự phát triển của các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế.
Có lẽ nguồn tài trợ của chính phủ trong ngắn hạn sẽ giúp duy trì khả năng cạnh tranh và tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế và thương mại quốc tế của Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hòa nhập sâu rộng vào các quá trình hội nhập kinh tế và thương mại thế giới, sẽ phụ thuộc vào những lựa chọn thay thế mà Mỹ có thể đưa ra. Cho đến nay, theo lời của Tai ở Singapore, chính quyền Biden chỉ đang nỗ lực biến thương mại trở thành một phương tiện giúp thế giới của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng chính quyền Mỹ không cho biết làm thế nào để các nước châu Á khôi phục nền kinh tế của họ sau hai năm xảy ra đại dịch, mà lại không có đối tác thương mại hàng đầu - Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала