Chuyên gia: Đa số các nước châu Á không ủng hộ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga

© Depositphotos.com / Bank215Cờ của Việt Nam, Trung Quốc và ASEAN
Cờ của Việt Nam, Trung Quốc và ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Đăng ký
Đa số các nước châu Á không ủng hộ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga mà phương Tây áp đặt sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt của quân đội Nga ở Ukraina, nhà khoa học chính trị Thái Lan Kavi Chongkittavorn, chuyên gia về quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nói với Sputnik.

"Thế giới chia rẽ trong việc tiến hành các biện pháp trừng phạt Nga. Hầu hết các nước châu Á không ủng hộ các lệnh trừng phạt", - chuyên gia Kavi Chongkittavorn nói.

Theo ông, chính phủ của nhiều quốc gia châu Á xem xét riêng lẻ chiến dịch đặc biệt ở Ukraina và các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, và có phản ứng khác nhau với vấn đề thứ nhất và vấn đề thứ hai:

"Tình hình ở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phản ánh bức tranh tổng thể về những gì đang diễn ra. ASEAN bao gồm 10 nước thành viên, đó là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei, Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia. Tại LHQ, tất cả các nước thành viên ASEAN ngoại trừ Việt Nam và Lào đều bỏ phiếu phản đối chiến dịch đặc biệt của Nga. Tuy nhiên, trong số mười quốc gia thành viên, chỉ có Singapore áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga", - ông Kavi Chongkittavorn nhắc nhở.

Cựu Thủ tướng Lào (hiện nay là Chủ tịch, TBT Đảng NDCM Lào) Thongloun Sisoulith với đồng nghiệp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, năm 2020 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Việt Nam và Lào ủng hộ Nga ở LHQ như đã từng sát cánh bên nhau trong chiến tranh

Ba nhóm quốc gia

Theo ông, hiện nay trong ASEAN đã hình thành ba nhóm quốc gia có thể được phân loại dựa trên thái độ đối với các biện pháp trừng phạt chống Nga.

"Singapore đã ủng hộ và áp đặt các biện pháp trừng phạt, đây là nhóm thứ nhất, trong nhóm này chỉ có một thành viên. Nhóm thứ hai là Việt Nam và Lào, hai nước này ít khi đưa ra những tuyên bố về vấn đề trừng phạt, và tiếp tục bình tĩnh hợp tác với Nga trong mọi lĩnh vực. Chính quyền quân sự Myanmar cũng vào nhóm này, đối với họ không có gì thay đổi trong quan hệ với Nga sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt, bởi vì bản thân nước này cũng đang chịu các lệnh trừng phạt", - chuyên gia Kavi Chongkittavorn nói.

Ông Kavi Chongkittavorn nói thêm rằng, chắc là Myanmar sẽ không bỏ phiếu chống lại Nga tại LHQ nếu đại sứ tại LHQ là đại diện của chính phủ hiện tại, nhưng đại diện của chính phủ cũ bị quân đội lật đổ vào tháng 2 năm 2021, vẫn giữ nguyên vị trí tại LHQ.

"Nhóm thứ ba là các nước còn lại: Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Philippines, Malaysia và Brunei. Tất cả các quốc gia này đều có quan hệ hữu nghị lâu đời với Nga. Tất cả các quốc gia này bằng cách này hay cách khác đã lên tiếng kêu gọi các bên tham gia cuộc xung đột ở Ukraina chấm dứt các hành động thù địch và giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán", - chuyên gia nói tiếp.

Nhà khoa học chính trị lưu ý rằng, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, kiêm Chủ tịch ASEAN năm 2022, gọi Nga là "bạn của Campuchia" nhưng lại lên án hoạt động quân sự của Nga ở Ukraina. Ông nói, Campuchia không thể chấp bất kỳ hành vi vi phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập.

"Đồng thời, Campuchia, nước đang giữ vai trò chủ tịch ASEAN, không muốn nghe theo lời kêu gọi của các nước phương Tây yêu cầu rút lại lời mời Nga tham gia Tuần lễ ASEAN trong đó sẽ tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS). Thái Lan và Indonesia, các nước chủ tịch Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và G20 cũng đang làm như vậy tại các diễn đàn mà họ chủ trì", - chuyên gia Kavi Chongkittavorn lưu ý.

Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Báo Nhật Bản viết lý do tại sao các biện pháp trừng phạt chống Nga không mang lại kết quả
Theo chuyên gia Chongkittavorn, các nước Đông Nam Á đã sẵn sàng tăng cường hợp tác với Liên bang Nga:

"Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Campuchia - tất cả các quốc gia này đều đã lên tiếng về các lệnh trừng phạt đối với Nga, một số nước nói lên quan điểm của mình không chỉ một lần. Các quốc gia này đã nói rõ rằng, họ sẽ không tham gia các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Tất cả các nước này vẫn duy trì các mối quan hệ kinh tế và thương mại với Nga với khối lượng cũ và sẵn sàng tăng khối lượng này", - ông nói.

"Đây là ASEAN. Nhưng còn có Trung Quốc và Ấn Độ. Hai quốc gia lớn nhất trong số các nước châu Á cũng không ủng hộ các biện pháp trừng phạt của phương Tây và sẽ không cắt giảm hợp tác với Nga, mà nược lại hướng tới tăng cường hợp tác với Matxcơva. Nhiều nước Trung Đông cũng không ủng hộ các lệnh trừng phạt của phương Tây", - chuyên gia Kavi Chongkittavorn nói.

Thế giới nhị phân 2.0

"Nếu chúng ta phân tích tình hình sâu hơn, thì những gì chúng ta thấy bây giờ, theo tôi, có vẻ như là một thế giới nhị phân 2.0 đang nổi lên, đang tiến hành sự phân chia thành hai phe, và ở đây thái độ đối với các lệnh trừng phạt chống Nga là một trong những điều quan trọng nhất. Đây là đường phân cách", - ông Kavi Chongkittavorn nói.

Theo ông, tại nhiều quốc gia Trung Đông, ở Ấn Độ, Trung Quốc và ASEAN đang có một cuộc thảo luận chuyên sâu về cách kết hợp các nỗ lực nhằm cân bằng nền kinh tế thế giới trong tình hình này và ngăn chặn nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn do "cuộc chiến trừng phạt". Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây với Nga đã và sẽ gây cho kinh tế thế giới phải hứng chịu nhiều hệ luỵ. Nhiều người ở châu Á, mà trung tâm phát triển kinh tế thế giới đã chuyển dịch vào đó trong thế kỷ 21, hiểu rõ điều này.
Ông Kavi Chongkittavorn cho biết, vào cuối tuần trước, đã có cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc và Ngoại trưởng Thái Lan. Tại cuộc họp này, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai đã đưa ra bốn lời kêu gọi các nước có chung quan điểm này.

"Đây là các lời kêu gọi này: ủng hộ cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra giữa các đại diện của Nga và Ukraina và bất kỳ thỏa thuận nào có thể đạt được giữa hai bên; ngăn chặn các cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn và cung cấp hỗ trợ nhân đạo kịp thời; giảm thiểu tác động tiêu cực và tiếp tục quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu; duy trì sự phát triển hòa bình khó giành được của khu vực và toàn cầu", - chuyên gia cho biết.

EU, London - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
«Nảy sinh câu hỏi». Chuyên gia kinh tế đánh giá biện pháp trừng phạt mới của EU
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала