Việt Nam và Lào ủng hộ Nga ở LHQ như đã từng sát cánh bên nhau trong chiến tranh

© AFP 2023 / Nhac NguyenCựu Thủ tướng Lào (hiện nay là Chủ tịch, TBT Đảng NDCM Lào) Thongloun Sisoulith với đồng nghiệp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, năm 2020
Cựu Thủ tướng Lào (hiện nay là Chủ tịch, TBT Đảng NDCM Lào) Thongloun Sisoulith với đồng nghiệp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, năm 2020 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Đăng ký
Việt Nam và Lào cũng đã có chung tiếng nói tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền.
Trong khi sự thật vụ việc ở Bucha chưa được làm rõ, cả Việt Nam và Lào đều phản đối quyết định vội vàng - gây sụt giảm uy tín nghiêm trọng của Liên Hợp Quốc liên quan đến tình hình Ukraina.
Lào và Việt Nam luôn coi nhau như những người anh em ruột thịt. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước của hai dân tộc, Lào và Việt Nam luôn giúp đỡ, ủng hộ, hỗ trợ lẫn nhau và trở thành những người bạn tốt và láng giềng tốt của nhau.

Việt – Lào như “anh em ruột thịt”

Tờ Vientiane Times ngày 8/4 đã có bài viết mang tiêu đề “Tình đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam” với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane (năm 1966 tại Hà Nội).
Cơ quan ngôn luận của nhà nước Lào ca ngợi những tình cảm tốt đẹp giữa Hà Nội và Vientiane, một trong những mối quan hệ đặc biệt trên thế giới trong lịch sử và hiện nay.
Quang cảnh cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Chuyến ‘xông đất’ Việt Nam thành công của Thủ tướng Lào
Như chúng ta đã biết, Việt Nam và Lào có đường biên giới chung dài trên 2.000 km. Cả hai dân tộc đều có chung hệ tư tưởng và nguyện vọng, yêu chuộng hòa bình, trân trọng độc lập, tự do. Hai nước đang cùng đang nỗ lực vì nền độc lập, hòa bình và thịnh vượng cho người dân mỗi dân tộc.
Theo Vientiane Times, mối quan hệ đoàn kết hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Lào – Việt Nam càng được củng cố khi người dân hai nước cùng đói khổ chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, cùng nhau chống lại kẻ thù trong giai đoạn cách mạng gian lao để giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
TTXVN cũng đã nhắc đến bài viết đặc biệt của Vientiane Times nhân kỷ niệm Năm Đoàn kết Hữu nghị Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào 2022, chào mừng 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và kỷ niệm 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào-Việt Nam đã thể hiện sự nồng ấm không cần bất cứ mục đích chính trị nào giữa Hà Nội và Vientiane.
Báo Lào nhắc lại những dấu son lịch sử trong quan hệ hai nước. Theo đó, nhân dân Lào và Việt Nam đã có truyền thống đoàn kết, gắn bó rất lâu đời như những người láng giềng, anh em ruột thịt.
Truyền thống này trong suốt chiều dài lịch sử đã được gìn giữ, vun đắp, ngày càng đơm hoa kết trái.
“Tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Lào – Việt Nam không phải tới sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962 mới bắt đầu mà đã được xây dựng từ khi hai dân tộc cùng ‘chung lưng đấu cật’ trong nhiều sự kiện lịch sử quan trọng để cùng nhau giải phóng cả hai dân tộc khỏi ách đô hộ của những kẻ ngoại bang như Thực dân Pháp”, báo Lào khẳng định.
Đặc biệt, việc hai nước cùng vượt qua mọi gian lao, đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh bên nhau trong nhiều sự kiện, hoạt động, chiến dịch quan trọng vào những thời điểm hết sức khó khăn giai đoạn cách mạng của hai nước trước đây đã giúp người dân Lào và Việt Nam luôn thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như “anh em ruột thịt một nhà”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Bộ Công an Lào Vilay Lakhamphong - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Việt - Lào: Hợp tác lực lượng công an đóng vai trò nòng cốt cho quan hệ song phương
Theo Vientiane Times, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước của hai dân tộc, Lào và Việt Nam đã luôn giúp đỡ, ủng hộ, hỗ trợ lẫn nhau và trở thành những người bạn tốt và láng giềng tốt của nhau. Mối quan hệ này là chân tình và thực chất.
“Hiện cả Lào và Việt Nam ‘anh em’ vẫn đang tiếp tục kề vai sát cánh, cùng phấn đấu, nỗ lực để phát triển đất nước, vì hạnh phúc và sự thịnh vượng của người dân 2 dân tộc”, báo Nhà nước Lào nhấn mạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là “chìa khóa” quan trọng

Tờ báo cho hay, thời kỳ đấu tranh cách mạng ở các nước Đông Dương kéo dài gần nửa thế kỷ và chiến tranh đã kết thúc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ai cũng tỏ, các nước Đông Dương, bao gồm Lào, Việt Nam và Campuchia, sau đó đã tuyên bố độc lập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bác Hồ của người dân Việt Nam) chính là người đã thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930 để lãnh đạo cách mạng ở 3 nước Đông Dương thuộc Pháp khi đó.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh tại Lễ phát động Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2022
Việt Nam và Lào có thể tin tưởng nhau tuyệt đối?
Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đã cùng chung lưng đấu cật trong quá trình đấu tranh giải phóng Đông Dương.
“Đây là giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng một vai trò rất quan trọng”, Vientiane Times nêu rõ.
Lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam đã chia sẻ quan điểm và đưa ra phương hướng cho các nhà cách mạng Lào đấu tranh và đoàn kết nhân dân Lào trên cả nước.
Báo Lào điểm lại rõ nét. Theo đó, sau khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị nhân dân Lào noi theo và thành lập Xứ ủy riêng để lãnh đạo cách mạng Lào.
Nhận thức được sự thức thời trong lời khuyên của Bác Hồ, Xứ ủy Ai Lao đã được thành lập vào năm 1934.
Tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Campuchia và Lào thành lập các chính Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lenin.
Trong thời gian làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục dặn dò cán bộ và nhân dân Việt Nam phải ủng hộ cách mạng Lào trên mọi lĩnh vực và luôn kề vai sát cánh với nhân dân Lào anh em.
“Nếu cách mạng Lào không giành thắng lợi và thực dân không rời Lào thì cách mạng Việt Nam và chính đất nước Việt Nam sẽ không còn tồn tại”, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí cử lực lượng Việt Nam sang hỗ trợ cách mạng Lào.
Lực lượng tinh nhuệ này bao gồm bộ đội tình nguyện và các chuyên gia Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh chụp ảnh chung - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2022
Thủ tướng Lào thăm chính thức Việt Nam
Đặc biệt, không chỉ hỗ trợ về nhân lực, Việt Nam còn hỗ trợ Lào theo nhu cầu của nhân dân Lào.
“Những nỗ lực và tầm nhìn xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên tình đoàn kết đặc biệt giữa Lào và Việt Nam”, báo chí Lào tuyên bố.
Cùng với đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn các cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải giữ gìn tình đoàn kết đặc biệt Lào - Việt “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của quan hệ giữa Hà Nội và Vientiane.
Tiếp nối thắng lợi toàn diện của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ngày 18/7/1977, Lào và Việt Nam đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, khẳng định thêm quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong việc tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện trong thời kỳ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vientiane Times tái khẳng định, quan hệ hợp tác giữa nhân dân Lào và Việt Nam ngày càng được nâng tầm trở thành tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc.
Cơ sở nền tảng của quan hệ hữu nghị truyền thống ngày nay và quan hệ hợp tác toàn diện, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước là do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai dân tộc Lào và Việt Nam dày công vun đắp suốt những năm qua.

Việt Nam và Lào cùng lên tiếng ủng hộ Nga ở LHQ

Đặc biệt, như đã thấy, tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 bàn về tình hình Ukraina hôm 7/4, như Sputnik đề cập, Việt Nam và Lào đã bỏ phiếu “AGAINST (CHỐNG)” – phản đối loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Căn cứ vào kết quả được công khai sau phiên họp, Việt Nam là một trong số 24 quốc gia tham gia bỏ phiếu Chống/Phản đối (phiếu đỏ) cùng với Lào, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên, Iran, Belarus, Bolivia, Burundi, Algeria, Ethiopia, Syria, Zimbabwe, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan…
Cần nhấn mạnh, đây là động thái hiếm thấy của Việt Nam cũng như Lào, trực tiếp lên tiếng phản đối tại LHQ khi Mỹ và các đồng minh phương Tây đưa ra những quyết định bất lợi nhằm vào Nga.
Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumsay Kommasith và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chứng kiến Lễ ký biên bản ghi nhận những nội dung đã thống nhất giữa hai bên - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
Giữ vững bình yên vùng biên giới Việt – Lào
Sputnik cũng đã nhấn mạnh, Nga chính thức lên tiếng về việc rời Hội đồng Nhân quyền LHQ trước thời hạn với tư cách “thành viên” ngay trong ngày 7/4. Đồng thời, Moskva sẽ tiếp tục đóng góp vào công tác bảo vệ quyền con người.
“Phía Nga coi nghị quyết được Đại hội đồng LHQ thông qua - đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ của Nga - là một bước đi bất hợp pháp (vi phạm pháp luật quốc tế) và mang động cơ chính trị nhằm trừng phạt một cách thách thức quốc gia vốn là thành viên của Liên Hợp Quốc và có chủ quyền theo đuổi chính sách đối nội - đối ngoại độc lập”, Phó đại diện của Liên bang Nga Gennady Kuzmin tuyên bố.
Tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần này bàn về tình hình Ukraina, Việt Nam cũng đã đề nghị kiểm chứng khách quan thương vong dân thường ở Ukraina.
“Việt Nam phản đối và lên án mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế. Những thông tin như vậy cần được xem xét trên cơ sở kiểm chứng khách quan, minh bạch, với sự hợp tác của các bên liên quan”, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu rõ.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Vũ Hải Hà (giữa) với các đại biểu dự tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Việt Nam – Lào – Campuchia luôn đi cùng nhau
Việt Nam kêu gọi giảm căng thẳng, nối lại đối thoại và thúc đẩy mọi kênh đàm phán để sớm tìm ra giải pháp dài hạn đáp ứng lợi ích và quan tâm chính đáng của tất cả các bên, phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Không có lựa chọn nào khác”, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала