Làm vấy bẩn đài tưởng niệm những người lính Liên Xô là biểu hiện của lòng căm thù

© Sputnik / Alexey VitvitskyTượng đài "Chiến sĩ giải phóng quân" trong Công viên Treptow ở Berlin
Tượng đài Chiến sĩ giải phóng quân trong Công viên Treptow ở Berlin - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Süddeutsche Zeitung đưa tin, những người không rõ danh tính đã làm ô uế tượng đài Chiến sĩ Giải phóng Xô Viết ở Công viên Treptow ở Berlin, viết lên đó những từ ngữ lên án người Nga về các hoạt động quân sự ở Ukraina. Tác giả của bài báo, Gustav Seibt, cho biết hiện tại tượng đài đã được khôi phục lại như cũ.
Ông cho rằng hành động phá hoại này không chỉ được coi là một sự phản đối mà còn là một biểu hiện của sự thù hận "ngự trị trong mối quan hệ của các dân tộc có những đứa con là cựu chiến binh giờ cùng an nghỉ tại Công viên Treptow".
Những kẻ tấn công không phải vô tình chọn nơi này. Đài tưởng niệm trong Công viên Treptow là đài tưởng niệm Chiến tranh thế giới thứ hai của Liên Xô lớn nhất bên ngoài Liên Xô cũ. Nơi đây vừa là tượng đài chiến thắng vừa là nghĩa trang. Gần 5.000 người lính Liên Xô đã hy sinh trong các trận chiến cuối cùng tại Berlin vào năm 1945 được chôn cất ở đây. Trong số họ không chỉ có người Nga, mà còn có người Belarus, người Ukraina, người Kazakh.
Đài tưởng niệm này kể về chiến thắng trước lãnh tụ Đức Quốc xã Adolf Hitler trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, sự kiện vẫn có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử nước Nga. Sau khi Cộng hòa Dân chủ Đức không còn, tượng đài không còn được sử dụng cho các mục đích chính trị, và nó trở thành nơi tụ họp của thân nhân các nạn nhân. Vào ngày 8 và 9 tháng 5, họ đến Công viên Treptow để đặt hoa và chụp ảnh tổ tiên của họ tại đài tưởng niệm, sau đó có một bữa ăn ngoài trời để tưởng nhớ những người đã nằm xuống.
Người Đức thấy Nga là đối tác có giá hơn Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2022
Bộ Nội vụ Đức cho biết về các cuộc tấn công vào các cơ sở và cửa hàng của Nga
Sau khi sáp nhập Crưm vào năm 2014, người dân Ukraina bắt đầu kỷ niệm những ngày đáng nhớ này một cách riêng rẽ.

“Ở đây, người ta có thể quan sát thấy những dấu hiệu ban đầu về sự hủy hoại ký ức dân tộc Liên Xô do hậu quả của chính sách hiếu chiến của Putin. Bằng cách biện minh cho các hành động thù địch hiện tại là sự “phi phát xít hóa” Ukraina - tức là sự tiếp nối của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại - giới lãnh đạo Nga đang hoàn toàn loại bỏ người Ukraina khỏi nền văn hóa ký ức chung này”, - Gustav Seibt giải thích.

Theo ông, hành động phá hoại này không chỉ được coi là sự phản đối chống lại các hành động thù địch ở Ukraina, mà còn là biểu hiện của sự thù hận "ngự trị trong mối quan hệ của các dân tộc có những đứa con là cựu chiến binh giờ cùng an nghỉ tại Công viên Treptow."
Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Zelensky cảm ơn Meta về những lời kêu gọi bạo lực chống người Nga
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала