Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 được dự báo sẽ lập kỷ lục mới

© Ảnh : Minh Thu- TTXVNCông ty Cổ phần Cảng Hải Phòng là đơn vị chủ lực của hoạt động kinh tế cảng biển của Hải Phòng
Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng là đơn vị chủ lực của hoạt động kinh tế cảng biển của Hải Phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2022
Đăng ký
Đơn hàng về Việt Nam ngày càng nhiều. Xuất nhập khẩu năm 2022 sẽ sớm vượt 700 tỷ USD, thiết lập kỷ lục mới.
Kinh tế phục hồi mạnh mẽ, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn vẫn thực hiện các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, chuỗi cung ứng tại Việt Nam được củng cố và là mắt xích khó có thể thay thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Xuất siêu mạnh mẽ

Dữ liệu mới nhất từ Bộ Công thương vừa công bố cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1 đạt gần 177 tỷ USD, trong đó ghi nhận đà tăng trưởng mạnh hai con số ở cả chiều xuất và nhập khẩu.
Theo Bộ Công Thương, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19 như chi phí vận chuyển tăng cao cùng với căng thẳng, xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina… nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2022 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, ước tính đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,37% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương tổng kết hoạt động 2021 và triển khai nhiệm vụ 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Xuất nhập khẩu lập kỷ lục, Việt Nam vào top 20 nền kinh tế dẫn đầu về thương mại quốc tế
Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2021 hồi phục mạnh mẽ, ước đạt 34,06 tỷ USD, tăng 45,5% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cùng kỳ.
“Kim ngạch xuất khẩu tăng cả về lượng và giá ở nhiều nhóm hàng, đặc biệt ở một số nhóm mặt hàng như: nông sản, dầu thô, xăng dầu, phân bón, chất dẻo”, Bộ Công Thương nêu rõ.
Cụ thể, hết tháng 3, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 88,6 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ.
Trong đó khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (22%) hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI (tăng 10%), điều này cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp nội địa trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 87,77 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 29,43 tỷ USD, tăng 13,7%.
Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 58,3 tỷ USD, tăng 17,1%. Cán cân thương mại hàng hóa quý I/2022 ước tính xuất siêu 809 triệu USD.

Tăng nhập nguyên liệu đầu vào

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản quý I/2022, ước đạt 7,27 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đặc biệt, xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 ước tính đạt 900 triệu USD, tăng 41% so với tháng 02/2022 và tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2022
Triển vọng kinh tế lạc quan của Việt Nam trong năm 2022
Cũng trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch đạt 76,18 tỷ USD, tăng 11,6% so với quý I/2021 và chiếm 86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản, tăng cao nhất trong các nhóm hàng, tăng 67,7% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xăng dầu, than đá và quặng, khoáng sản khác tăng cao cả về lượng và giá trị. Bộ Công Thương lý giải xu hướng này là do giá các mặt hàng này trên thế giới giá cả đều tăng cao.
Ngoài ra, hết quý 1, có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 5 mặt hàng so với quý I/2021, chiếm 83,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 57,9%.
Bộ Công Thương cũng khẳng định, quý I, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và máy móc thiết bị đang gia tăng nhanh chóng để phục vụ nhu cầu phục hồi sản xuất trong nước trong nhiều ngành hàng.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt cao nhất, 21,72 tỷ USD, tăng 31% so với quý I/2021.
Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2020
Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam 2 tháng đầu năm 2020
Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng khác cũng ghi nhận mức tăng cao như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 15,2%, đạt 5,5 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 18,9%; cao su các loại tăng 33%; bông các loại tăng 40%.
Các mặt hàng như nguyên, phụ liệu thuốc lá tăng 138%; than đá tăng 97%; dầu thô tăng 70%; xăng dầu các loại tăng 129%; sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 42,8%; hóa chất tăng 31,8%; phân bón tăng 55,8%.

Xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ sớm vượt mốc 700 tỷ USD

Các chuyên gia đánh giá, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2022 sẽ sớm vượt mốc 700 tỷ USD.
Như Sputnik đã thông tin, năm 2021, xuất nhập khẩu đạt kỷ lục với tổng kim ngạch gần 670 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020.
Công nhân nhà máy - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục giảm
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 336 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam xuất siêu với mức thặng dư khoảng 4 tỷ USD. Việt Nam đã lọt nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Giới chuyên gia cho rằng, năng lực sản xuất phục vụ xuất khẩu của Việt Nam hiện có nhiều dư địa để tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2022.
Trong đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn vẫn thực hiện các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, chuỗi cung ứng tại Việt Nam được củng cố và là mắt xích khó có thể thay thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đối tác hàng đầu vẫn là Mỹ - Trung Quốc

Việc có đến 15 FTA đang có hiệu lực tiếp tục là đòn bẩy cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Trong khi đó, các thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…đều đang tăng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu của Việt Nam đi Mỹ đạt kim ngạch ước tính khoảng 25,57 tỷ USD, chiếm 28,87% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực cửa khẩu Móng Cái chỉ còn 25 xe hàng hoa quả và khoảng 500 xe hàng hải sản đông lạnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Trung Quốc ‘hắt hơi’, nhiều ngành kinh tế của Việt Nam cũng ‘sổ mũi’?
Tiếp đến là Trung Quốc đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,2%, thị trường EU đạt 11,21 tỷ USD, tăng 16,3%, thị trường ASEAN đạt 8,1 tỷ USD, tăng 19,9%, Hàn Quốc đạt 6,26 tỷ USD, tăng 21%, Nhật Bản đạt 5,4 tỷ USD, tăng 10,6%.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 23,8 tỷ USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước.
“Nhìn chung, nhập khẩu tăng do các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu để đẩy mạnh phục hồi sản xuất và do giá nhiều nguyên vật liệu tăng cao cũng là yếu tố khiến kim ngạch nhập khẩu tăng”, Bộ Công Thương lưu ý.
Xếp ngay sau Trung Quốc là Hàn Quốc với kim ngạch đạt 13 tỷ USD, tăng 9,9%. Thị trường ASEAN đạt 9,7 tỷ USD, tăng 30,9%. Nhật Bản đạt 5,1 tỷ USD, tăng 4,8%. Khối EU đạt 4,1 tỷ USD, tăng 19,7%. Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ đạt 4 tỷ USD, tăng 13%.

Xuất nhập khẩu sẽ vượt kỷ lục năm 2021?

Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng bởi căng thẳng, xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2022 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước 2021.
Do đó, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng rất lạc quan về dư địa xuất nhập khẩu của Việt Nam với kỳ vọng mức kỷ lục mới có thể cán mốc 750 tỷ đô la. Cụ thể, chia sẻ với Lao động, ông Lạng nhấn mạnh, dù xung đột Nga - Ukraina diễn ra, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh, nền kinh tế sẽ vượt qua nhiều thách thức do điều kiện thương mại được cải thiện, vượt qua những tác động trái chiều, thậm chí tạo thêm cơ hội ngoài kỳ vọng.
“Kim ngạch XNK cả năm 2022 có thể đạt con số 750 tỷ USD”, PGS.TS Lạng dự báo.
Nhằm đẩy mạnh đà xuất khẩu hơn nữa, Bộ Công Thương cũng đánh giá, năm nay, cần tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các FTA đã có hiệu lực.
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2019
Yếu tố lao động trong các FTA thế hệ mới
Trong đó, Việt Nam tập trung tận dụng các cơ hội của các hiệp định thương mại quan trọng như EVFTA, CPTPP, RCEP để đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng, phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang những khu vực và mặt hàng mới cũng như ứng dụng xuất khẩu thông qua các nền tảng số.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay, năm 2022, các FTA đặc biệt là các hiệp định thế hệ mới đã qua giai đoạn thực thi ban đầu, doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của FTA cùng với lộ trình thuế nhập khẩu của các đối tác tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm.
“Điều này tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường, phát huy lợi thế với thuế quan ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh”, đại diện Bộ Công Thương nêu rõ.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho biết, ngoài các thị trường truyền thống lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, trong năm 2022, cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, New Zealand, Nigeria, Brazil, Iran, Mexico hay thậm chí là châu Phi bởi dư địa các thị trường này còn rất lớn đối với hàng hóa Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала