Mỹ đang gieo rắc hỗn loạn và hủy diệt trên thế giới dưới khẩu hiệu truyền bá "dân chủ"

© AP Photo / Kin CheungQuân đội trên nền của cờ Hoa Kỳ
Quân đội trên nền của cờ Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2022
Đăng ký
Theo Global Times, dưới cái cớ thúc đẩy “dân chủ”, Mỹ tiếp tục gieo rắc sự đối kháng về ý thức hệ trên khắp thế giới, làm trầm trọng thêm khác biệt sắc tộc và thậm chí phát tán các chất độc hại sinh học khác nhau trong các phòng thí nghiệm bí mật.
Chiến tranh đã trở thành công cụ quan trọng để Mỹ duy trì quyền bá chủ của mình, bất chấp hàng triệu người trở thành nạn nhân xung đột vũ trang mà Washington tham gia, bài báo đăng trên Global Times nhấn mạnh.

Độc tố chiến tranh

Theo Global Times, sau khi xung đột ở Ukraina leo thang và chiến dịch đặc biệt của Nga nổ ra, cộng đồng quốc tế dần khám phá ra nhiều chi tiết hơn về vai trò của Mỹ và NATO trong sự leo thang khủng hoảng này. Giữ vị thế là siêu cường và đấu tranh cho dân chủ, trên thực tế, Mỹ đang tạo ra những vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới và gây ra hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, bài báo nhấn mạnh.
Kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Mỹ tiếp tục gieo rắc "tai họa chiến tranh và hận thù" trên khắp thế giới, dù họ đi bất cứ đâu - dù trên mặt trận sinh học hay ý thức hệ, Washington là "kẻ phân phối chất độc" chính, tác giả nêu rõ. Từ việc tài trợ cho các phòng thí nghiệm sinh học cho đến kích động xung đột sắc tộc và đối đầu về ý thức hệ, từ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia "nổi loạn" để buộc các nước khác phải chọn phe họ, cho đến nay, Mỹ hành động như "ma cà rồng" bịa ra "kẻ thù" để thực hiện kế hoạch mưu lợi cho mình, Global Times viết.
Dấu hiệu nguy hiểm sinh học - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Lầu Năm Góc sẽ chuyển các phòng thí nghiệm sinh học bị phát hiện ở Ukraina sang Mông Cổ
Đặc biệt, các “phòng thí nghiệm sinh học” bí ẩn do Washington tài trợ gần đây đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới sau khi chúng được phát hiện trên lãnh thổ Ukraina trong chiến dịch đặc biệt của Nga, tác giả lưu ý. Quân đội Nga cho biết họ đã nhận được tài liệu xác nhận mạng lưới gồm ít nhất 30 phòng thí nghiệm sinh học đã được thiết lập ở Ukraina, tại đó đã thực hiện các thí nghiệm sinh học đặc biệt nguy hiểm. Ông Vasily Nebenzya, Đại diện thường trực của Liên bang Nga tại LHQ, cho biết trong một tuyên bố rằng hoạt động của các phòng thí nghiệm này được tài trợ và trực tiếp kiểm soát bởi Cơ quan giảm thiểu nguy cơ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DTRA) và được thực hiện vì lợi ích của Trung tâm Tình báo Y tế Quốc gia thuộc Lầu Năm Góc.
Đồng thời, các phòng thí nghiệm sinh học được phát hiện ở Ukraina chỉ là một phần nhỏ trong số khoảng 336 phòng thí nghiệm tại 30 quốc gia trên thế giới được cho là Washington tài trợ.

Cuộc chiến bất tận

Mỹ tự hào tự mệnh danh là "ngọn hải đăng dân chủ", nhưng trên thực tế lịch sử nước này đầy rẫy những cuộc chiến tranh và giết chóc: trong hơn 240 năm lịch sử Mỹ, chỉ có 16 năm mà người Mỹ không tham chiến ở bất cứ đâu, tác giả nhấn mạnh. Dữ liệu từ cuối Thế chiến thứ hai đến năm 2001 cho thấy Mỹ đã khởi xướng 201 trong số 248 cuộc xung đột vũ trang trên toàn thế giới trong thời kỳ này, chiếm hơn 80% tổng số cuộc chiến.
Máy bay NATO ở Lithuania - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Bộ Quốc phòng Nga: NATO đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn với Nga
Bài báo lưu ý rằng núp sau khẩu hiệu xuất khẩu "dân chủ", Mỹ liên tục tạo ra hỗn loạn và bất ổn trên khắp thế giới. Ví dụ, trong Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953, hơn 3 triệu dân thường đã thiệt mạng, số lượng người tương tự trở thành người tị nạn. Và ngay sau đó, Mỹ đã xâm lược Việt Nam, dưới nguyên cớ ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lây lan ở Đông Nam Á.
Hơn nữa, trong Chiến tranh Việt Nam, sự tàn bạo của quân đội Mỹ đã biến cuộc xung đột này trở thành cuộc cuộc chiến kéo dài và đẫm máu nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Global Times ghi nhận. Theo ước tính chính thức, có tới 2 triệu dân thường thiệt mạng trong cuộc chiến tranh này.
Tháng 3 năm 1999, với khẩu hiệu "ngăn chặn thảm họa nhân đạo", các lực lượng NATO, dẫn đầu là Mỹ, đã công khai phớt lờ quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và ném bom Nam Tư trong 78 ngày. Kết quả là, rất nhiều thường dân vô tội thiệt mạng ở đó, bài báo lưu ý.
Sau cuộc tấn công khủng bố vào Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, Mỹ tấn công xâm lược Afghanistan với lý do chống chủ nghĩa khủng bố, và sau đó gây ra cuộc chiến ở Iraq với cáo buộc bịa đặt. Ngoài ra, trong nhiều năm qua, Washington ủng hộ "Mùa xuân Ả Rập" bằng cách thúc đẩy nội chiến ở Libya và Syria, Global Times viết.
Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Bốn sai lầm của Mỹ khiến cả thế giới phải trả giá

Giá trị Mỹ

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ từng tích cực thúc đẩy “dân chủ tự do”, vốn là cơ sở bá quyền văn hóa của Washington. Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter từng thừa nhận Mỹ là "quốc gia hiếu chiến nhất trong lịch sử thế giới" vì mong muốn áp đặt các giá trị Mỹ lên các quốc gia khác, bài báo viết. Trong cuốn sách có tựa đề "Xuất khẩu chết người nhất của Mỹ: Dân chủ, sự thật về chính sách đối ngoại của Mỹ và những chuyện khác”, nhà ngoại giao Mỹ William Blumme tiết lộ quan hệ chặt chẽ giữa sự bành trướng ra bên ngoài của nước Mỹ và "xuất khẩu dân chủ".
Trong cuốn sách Thay đổi chế độ đảo ngược: Cuộc chiến tranh lạnh của Mỹ, nhà khoa học chính trị Lindsey O'Rourke của Đại học Boston viết rằng từ năm 1947 đến năm 1989, Mỹ đã thực hiện 64 hoạt động lật đổ bí mật và 6 hoạt động mở ở các nước như Costa Rica, Guatemala, Ecuador, Bolivia, El Salvador, Grenada, Honduras, Panama, Haiti, Venezuela và các nước khác.
Sau Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ bắt đầu tăng cương xuất khẩu "cách mạng màu" ra thế giới, bài báo viết.
Lính Mỹ với ống nhòm tại căn cứ không quân. Lưu trữ ảnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Mỹ lo ngại chiến tranh lạnh trên hai mặt trận: chống Trung Quốc và Nga
Ngoài ra, Washington từ lâu đã gắn kết việc cung cấp hỗ trợ kinh tế cho các nước khác với nhu cầu chuyển đổi "dân chủ", gây áp lực mạnh mẽ lên các nước đang phát triển thông qua các tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu của mình. Kết quả là, hầu hết các nước tiếp nhận "phiên bản dân chủ Mỹ" đều thấy mình còn lâu mới đạt được ổn định và thịnh vượng, vì rơi vào cái bẫy của tình trạng bất ổn chính trị, bài báo nhấn mạnh.
Nhà khoa học chính trị Mỹ Michael Parenti lưu ý rằng Mỹ đã đeo cặp kính "dân chủ" này trong nhiều năm, với ý thức về sự vượt trội của chính mình, coi nền dân chủ Mỹ là "mô hình quốc tế" và là tấm gương bắt buộc cho các quốc gia khác. Nhưng trên thực tế, sự nhiệt tình như vậy của Washington hoàn toàn không dính dáng gì đến dân chủ, mà liên quan với việc bảo vệ quyền bá chủ của Mỹ, bài báo viết.
Không phải ngẫu nhiên mà cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nói rằng “bảo vệ tự do và thúc đẩy dân chủ trên thế giới không chỉ phản ánh các giá trị sâu sắc nhất của chúng tôi. Các giá trị đó rất quan trọng đối với lợi ích quốc gia của nước Mỹ”, Global Times kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала