Việt Nam tiếp tục là một trung tâm sản xuất của thế giới

© AFP 2023 / Isaac LawrenceStandard Chartered.
Standard Chartered. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2022
Đăng ký
Việt Nam vẫn tiếp tục là một trung tâm sản xuất và một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu mặc cho những thách thức liên quan đến căng thẳng địa chính trị giữa Nga – Ukraina và tình hình dịch bệnh Covid-19.
Điều này càng được củng cố khi ngày càng nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới đã chuyển hoặc có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm đa dạng chuỗi cung ứng.

Đà phục hồi của Việt Nam sẽ mạnh hơn trong quý 2

Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam với nhiều đánh giá đáng chú ý.
Báo cáo mang tựa đề “Việt Nam - đà phục hồi sẽ mạnh hơn trong quý 2”. Theo đó, ngân hàng Standard Chartered duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam ở mức 6,7% trong năm 2022 dựa trên các cơ sở chắc chắn rằng chỉ số kinh tế đã có sự phục hồi trên diện rộng.
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2022
"Khả thi" - Việt Nam muốn nâng hạng tín nhiệm quốc gia, GDP đầu người đạt 7.500 USD
Dự báo của Standard Chartered về tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6,7% trong năm 2022 khá gần với đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, theo Ngân hàng châu Á ADB, dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2022 và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023 nhờ vào việc đẩy mạnh tỷ lệ tiêm chủng cao và các hoạt động thương mại, cũng như, tiếp tục thực hiện nhiều chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng.
Báo cáo của Standard Chartered, cũng nhận định quá trình phục hồi kinh tế có thể sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn vào cuối quý 2 khi nhu cầu nội địa và lĩnh vực du lịch phục hồi mạnh.
“Chính phủ đã dỡ bỏ quy định về cách ly cho khách quốc tế đến Việt Nam kể từ giữa tháng 3. Chúng tôi cho rằng việc mở cửa lĩnh vực du lịch, vốn đóng góp 10% vào GDP, sẽ là yếu tố cần được quan sát và đánh giá sát sao trong quý II năm nay sau 2 năm phải đóng cửa vì dịch bệnh”, các chuyên gia của Standard Chartered nêu rõ.

Một trung tâm sản xuất của thế giới

Đặc biệt, theo ngân hàng Standard Chartered, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trung tâm sản xuất và một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu mặc cho những thách thức liên quan đến căng thẳng địa chính trị (như tình hình Nga – Ukraina) và tình hình dịch bệnh Covid-19.
Cùng với đó, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tiếp tục là động lực quan trọng cho nền kinh tế hơn 97 triệu dân.
“Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục là động lực chính giúp Việt Nam đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, báo cáo khẳng định.
Theo S&C, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã bắt đầu tăng lên trong năm nay sau khi suy giảm trong năm 2021.
Công nhân Công ty Cellmech International Vina Khu công nghiệp Khai Quang đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2022
Singapore dẫn đầu các quốc gia rót FDI vào Việt Nam
Standard Chartered kỳ vọng xu hướng này sẽ còn tiếp diễn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như sản xuất và cung ứng điện, xăng dầu và thiết bị điều hòa không khí.
“Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới đã chuyển hoặc có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây nhằm đa dạng chuỗi cung ứng”, theo ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered nhấn mạnh.
Cũng theo báo cáo vĩ mô lần này, các ngành mũi nhọn của kinh tế Việt Nam như da giày, dệt may hay sản xuất linh kiện điện tử tiếp tục phát huy thế mạnh.
“Việt Nam tiếp tục là một trung tâm sản xuất của khu vực ở các lĩnh vực như điện tử, dệt may và da giày”, ông Tim Leelahaphan nói.

Dự báo về tình hình lạm phát ở Việt Nam

Cũng tại báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam này, ngân hàng Standard Chartered duy trì dự báo về lạm phát của Việt Nam ở mức 4,2% cho năm 2022 và 5,5% cho năm 2023.
Các yếu tố về nguồn cung sẽ mang đến rủi ro làm gia tăng lạm phát, đặc biệt là tình hình căng thẳng địa chính trị hiện tại.
Ở thời điểm hiện tại, lạm phát tại nhiều nước châu Âu hay châu Á đang tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua, do giá năng lượng tăng vọt, nguyên nhân là chịu ảnh hưởng từ tình hình căng thẳng Nga -Ukraine và làm gia tăng thêm áp lực lên chính phủ các nước.
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Vì sao kinh tế Việt Nam không lo lạm phát như thế giới?
Đồng tiền của Việt Nam cũng được các chuyên gia của ngân hàng Standard Chartered đánh giá tích cực.
“Việt Nam có thể sẽ tiếp tục đạt thặng dư tài khoản vãng lai trong năm nay khi lĩnh vực du lịch phục hồi, mặc dù giá cả hàng hóa tăng cao”, theo ông Leelahaphan.
Standard Chartered cũng dự đoán tỷ giá USD/VND sẽ đạt 22.300 đồng vào cuối năm 2022 và 22.000 đồng vào cuối năm 2023.
Nhóm các chuyên gia Standard Chartered cũng lưu ý thêm về một khía cạnh khác của nền kinh tế. Theo đó, Việt Nam có thể phải đối mặt với những rủi ro ngắn hạn, đặc biệt là liên quan đến sự phục hồi của lĩnh vực du lịch và các rủi ro đến từ tình hình dịch bệnh.
Tại báo cáo triển vọng Phát triển châu Á 2022 của ADB, các chuyên gia cũng nêu rõ những rủi ro trong ngắn hạn có thể cản trở sự phục hồi của kinh tế Việt Nam.
Điển hình như tình trạng các ca nhiễm Covid-19 tăng cao kể từ giữa tháng 3, nếu không được giảm bớt, có thể cản trở sự quay trở lại trạng thái bình thường của nền kinh tế trong năm nay.
Yếu tố khách quan như nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm lại và giá dầu thế giới tăng mạnh do cuộc chiến giữa Nga và Ukraina cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và lạm phát của Việt Nam.
Vừa qua, bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cho biết, trong bối cảnh hiện nay, có những thách thức không chỉ với Việt Nam mà nhiều quốc gia khác đó là cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Chuyên gia nói về nguy cơ lạm phát của Việt Nam từ xung đột Nga - Ukraina
Rủi ro về lạm phát, sự thay đổi toàn cầu sắp diễn ra theo hướng thắt chặt tiền tệ có thể làm giảm tính linh hoạt trong chính sách.
Standard Chartered đánh giá Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục giữ nguyên lãi suất, qua đó giúp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro lạm phát.
“Chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi của Việt Nam sẽ tăng tốc rõ rệt vào năm 2022, bắt đầu từ cuối quý 1. Dự báo tăng trưởng là 6,7% cho năm 2022 và 7% cho năm 2023”, bà Wee nói.
Trước đó, các chuyên gia HSBC đã dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,2%. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,3%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho rằng, trong năm 2022, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 375,2 tỷ USD, tương đương 6,6%, xếp thứ 5 về quy mô kinh tế ở Đông Nam Á, sau Indonesia, Thái Lan, Phillipines, Singapore và đứng trên Malaysia.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала