Việt Nam sẽ quay trở lại với dự án nhà máy điện hạt nhân? Nếu có, với ai?

© Fotolia / PetrarottovaNhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
Đăng ký
Tại Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và năng lượng ngày càng thường xuyên nói về sự cần thiết phải quay lại phát triển chương trình hạt nhân hòa bình đã bắt đầu vào năm 2009 và bị hoãn lại vào năm 2016.

Những tính toán sai lầm năm 2016

Phân tích xu hướng này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, lưu ý:

"Năm 2016, Việt Nam không từ bỏ hoàn toàn chương trình năng lượng hạt nhân mà chỉ tạm thời gián đoạn triển khai vì lý do kinh tế - tài chính. Tuy nhiên, trong hơn 6 năm qua, tình hình kinh tế Việt Nam đã thay đổi đáng kể, và thực tế trái với những tính toán đã được đưa ra để biện minh cho việc tạm dừng chương trình hạt nhân. Năm 2016, các chuyên gia Việt Nam đã giải thích rằng, nhu cầu điện năng trong nước đang giảm, họ cho rằng, sự sụt giảm này sẽ kéo dài trong thời gian dài. Tuy nhiên, trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam tăng giảm theo chu kỳ, khi đó đất nước đã trải qua giai đoạn suy thoái theo chu kỳ thường xảy ra 10-11 năm một lần. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang tích cực phát triển theo con đường công nghiệp, rất nhiều cơ sở công nghiệp mới đang được đưa vào hoạt động. Mức sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao, kết quả là các thiết bị điện dân dụng có mặt ở hầu hết mọi nơi, không chỉ ở các thành phố mà cả nông thôn. Điều đó dẫn đến lượng tiêu thụ điện sinh hoạt không ngừng tăng lên. Vì vậy, sáu năm trước, các đánh giá về nhu cầu năng lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu này ở Việt Nam là sai lầm".

Địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận-1 tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2022
Việt Nam sẽ xem xét khôi phục các dự án điện hạt nhân?
Theo Giáo sư Mazyrin, một điều đáng chú ý là ngày nay những lời kêu gọi quay trở lại chương trình hạt nhân đang đến từ các chuyên gia trong ngành năng lượng chứ không phải ở cấp độ chính thức. Và các quan chức cấp cao vẫn chưa có kế hoạch quay trở lại chương trình hạt nhân. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 không đề cập đến nhà máy điện hạt nhân. Có thể hiện nay ở Việt Nam đang có một số cuộc thảo luận về vấn đề này, có các quan điểm khác nhau chủ yếu về chính trị, chứ không phải kinh tế, Giáo sư Mazyrin nhận xét.

Ngành dầu khí Việt Nam và lợi ích của doanh nghiệp Mỹ

"Tất cả những nội dung này đang được thảo luận trong bối cảnh Mỹ gây sức ép chưa từng có với tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Áp lực này đang tăng lên chủ yếu vì Washington cân nhắc đến lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ, các tập đoàn trong lĩnh vực dầu khí. Theo tôi, người Mỹ từ lâu đã quyết định chiếm lĩnh ngành dầu khí của Việt Nam, và đã đạt được những tiến bộ trong việc này. Tôi nghĩ rằng, quyết định năm 2016 về chương trình hạt nhân không thể được đưa ra nếu không có ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Đồng thời, Mỹ đang xúc tiến các dự án chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và khí đốt hóa lỏng. Cơ sở hạ tầng bao gồm kho tiếp nhận và thiết bị chứa LNG nhập khẩu đang được xây dựng. Đây là một tình huống nghịch lý. Việt Nam, quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á đang được khai thác chủ yếu với sự tham gia của Nga, do áp lực của Hoa Kỳ phải định hướng vào việc nhập khẩu khí hóa lỏng từ Hoa Kỳ. Hơn nữa, khí thiên nhiên hóa lỏng đắt hơn nhiều so với khí thiên nhiên được sản xuất tại nước này. Việt Nam cũng bắt đầu xây dựng các cơ sở năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Tuy nhiên, với chi phí cao, chúng chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của đất nước, đặc biệt là theo kinh nghiệm thế giới, các trạm năng lượng mặt trời và gió đều không thể cung cấp đủ điện năng cho các cơ sở công nghiệp lớn đòi hỏi nguồn năng lượng mạnh mẽ liên tục".

Trong quá trình này, dưới sức ép của các đối tác phương Tây, Việt Nam bắt đầu giảm sản lượng khai thác than và không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới. Kết quả là, ở cấp độ chính thức, Bộ Năng lượng Việt Nam cảnh báo rằng, vào mùa khô, khi sản lượng điện tại các nhà máy thủy điện giảm xuống, đất nước sẽ thiếu than. Và ở đây nói không chỉ về mùa hè năm nay, mà còn về những mùa khô trong tương lai. Từ tình hình này có thể rút ra kết luận: cần phải tạo ra các nhà máy sản xuất điện năng với công suất lớn. Ở đây có hai nguồn dự trữ: phát triển các nhà máy nhiệt điện và đưa vào vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Đến năm 2016, các chuyên gia đã thực hiện các tính toán, Nga đã có sẵn các công nghệ và dự án xây dựng nhà mạy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận. Nếu dự án hạt nhân không bị hoãn lại, cơ sở này có thể đang hoạt động ở Việt Nam, - Giáo sư Mazyrin nói.
Nhà máy điện than Uniper và Nhà máy lọc dầu BP ở Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2022
Việt Nam lãng phí năng lượng

Việc sớm quay trở lại điện hạt nhân là xu hướng tất yếu

Theo giáo sư Mazyrin, việc quay trở lại dự án điện hạt nhân tại Việt Nam là điều tất yếu:

"Theo tôi, trong tương lai gần, việc quay trở lại dự án hạt nhân là điều không thể tránh khỏi, nếu không nền kinh tế Việt Nam sẽ không có đủ lượng điện năng cần thiết và mọi kế hoạch phát triển kinh tế sẽ thất bại ở mức độ này hay mức độ khác. Và cách dễ nhất để nhanh chóng khởi động lại dự án điện hạt nhân là quay trở lại những công việc đã tồn tại vào năm 2016 và những địa điểm đã được phân bổ để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân của Nga, Nhật Bản và một số quốc gia khác".

Ai có thể tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam?

Theo ý kiến ​​của chuyên gia Nga, danh sách các quốc gia có thể tham gia vào việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam gồm những ai?

"Tôi nghĩ, mặc dù tôi rất muốn sai về điều này, nhưng Nga không có cơ hội nào - vì lý do chính trị. Tất nhiên, một dự án như vậy sẽ không được trao cho Nga. Và mấu chốt ở đây không phải lập trường của Việt Nam, mà là lập trường của những người tác động đến Việt Nam theo mọi hướng. Trong khi các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với Nga, trong khi phương Tây tập thể đang đẩy Nga ra khỏi mọi nơi, thì liệu có thể có những dự án lớn nào? Nhiều khả năng Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, có thể cả Đài Loan sẽ dẫn đầu tại đây".

Nhà máy Điện gió Bạc Liêu được xây dựng trên diện tích rộng trên 100ha, công suất 99MW, sản xuất khoảng 320 triệu kW/năm - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2022
Cái mà thế giới thiếu Việt Nam lại thừa

Dự án độc đáo của Nga - nhà máy điện hạt nhân nổi

Giáo sư Mazyrin lưu ý rằng, Liên bang Nga có một dự án độc đáo có thể thu hút sự chú ý của Việt Nam:

"Tuy nhiên, nếu nói về các công nghệ tiên tiến, thì đại diện của PetroVietnam tại Nga, người mà tôi đã nói chuyện gần đây, lưu ý rằng, Việt Nam nên chuyển sang các dạng năng lượng hạt nhân nhỏ trong chương trình hạt nhân của mình. Tức là, không nên xây dựng những cơ sở hạt nhân khổng lồ cỡ nghìn megawatt, mà là những cơ sở có quy mô khiêm tốn hơn. Các nhà máy điện hạt nhân nổi cũng đầy hứa hẹn. Ở Nga, một dự án như vậy đã được phát triển, nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga được đưa vào hoạt động”.

© Sputnik / Sergey Mamontov / Chuyển đến kho ảnhNhà máy điện hạt nhân nổi "Akademik Lomonosov"
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
Nhà máy điện hạt nhân nổi "Akademik Lomonosov"
“Akademik Lomonosov” là nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga nằm ở cảng Pevek ở Chukotka, đây là nhà máy điện hạt nhân đặt xa nhất vùng cực Bắc trên thế giới. Nó bao gồm một tổ máy phát điện gồm 2 lò phản ứng hạt nhân với công suất 70 MW, một nền tảng ven biển với các cơ sở cung cấp năng lượng điện và nhiệt cho người tiêu dùng, cũng như các kết cấu thủy lực đảm bảo đậu nhà máy an toàn trong vùng nước. Nó cũng có thể được sử dụng như một nhà máy khử muối với công suất từ 40 đến 240.000 m3 nước ngọt mỗi ngày. Nhà máy điện hạt nhân nổi có thể cung cấp điện cho 100 nghìn người dân tại đây. Tập đoàn Nhà nước Rosatom đang thiết kế và chế tạo các thùng lò của nhà máy điện hạt nhân nổi thế hệ thứ hai với mục tiêu để chúng nhỏ hơn và chắc chắn hơn, để nâng công suất lên 100 MW.

“Đây là công nghệ độc đáo, không có công nghệ tương tự ở các nước khác. Và nếu Việt Nam lựa chọn phương án này, thì, theo tôi, đây sẽ là cơ hội duy nhất để Nga quay trở lại chương trình hạt nhân của Việt Nam", - Giáo sư Mazyrin nói.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên quan tâm đến loại tuabin gió theo nguyên tắc mới của Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Việt Nam là quốc gia đầu tiên quan tâm đến loại tuabin gió theo nguyên tắc mới của Nga
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала