Việt Nam không bao giờ phản bạn

© AFP 2023 / Khaled DesoukiMột cổ động viên bóng đá Việt Nam với hình dán trên mặt mô tả quốc kỳ trong trận đấu bóng đá giữa Iraq và Việt Nam tại Abu Dhabi
Một cổ động viên bóng đá Việt Nam với hình dán trên mặt mô tả quốc kỳ trong trận đấu bóng đá giữa Iraq và Việt Nam tại Abu Dhabi - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2022
Đăng ký
Liên hệ quốc tế và cuộc đấu tranh chống tham nhũng, kinh tế và du lịch – đó là chủ đề chính của các bài viết và thông tin về Việt Nam mà các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài đăng tải tuần này.
Chúng tôi sẽ kể về những nội dung đó trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Thêm bạn bớt thù

Báo Anh Express nhắc lại sự kiện Việt Nam phản đối việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hồi tuần trước và giải thích nguyên nhân của động thái như vậy là do «lịch sử lâu dài luôn tôn trọng và hiểu biết chính trị lẫn nhau». Báo điểm lại ngắn gọn về những dấu mốc cơ bản của quan hệ Nga - Việt, sự giúp đỡ toàn diện của Liên Xô dành cho Việt Nam trong những năm kháng chiến và hòa bình. Tuy nhiên, viện dẫn nhận xét của một chuyên gia nổi tiếng về Việt Nam và Biển Đông là GS Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, ấn phẩm Anh khuyến cáo CHXHCN Việt Nam rằng: nếu Hà Nội cứ tiếp tục ủng hộ Matxcơva, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế có thể bị ảnh hưởng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Ấn Độ Modi bàn về tình hình Ukraina
Times of India đưa tin về cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Ấn Độ N. Modi và Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Các nhà lãnh đạo của hai nước đã chúc mừng nhau nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và toàn cầu, trong đó có Ukraina và Biển Đông. Thủ tướng Modi tái khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam với tư cách là chỗ dựa cho chính sách phương Đông của Ấn Độ.
Tân Hoa xã thông báo về cuộc điện đàm giữa các Ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc, hai Bộ trưởng đã thảo luận về lập trường với các vấn đề quốc tế và quan hệ song phương.
Tờ Khmer Times viết rằng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Campuchia năm ngoái đã tăng trưởng 80% so với năm 2020, đạt hơn 9 tỷ USD và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực trong quý I của năm nay.
Còn Svetich đưa tin về cuộc gặp của Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp LB Nga S. Levin và cuộc trao đổi về nội dung mở rộng hơn nữa lượng cung cấp nông sản Nga tại Việt Nam.

Lò chống tham nhũng tiếp tục rực lửa

Một số ấn phẩm nước ngoài nói đến chủ đề nạn tham nhũng ở Việt Nam. Reuters đưa tin về vụ bắt giữ Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng. Vụ bắt giữ này là một phần của hoạt động rộng lớn hơn điều tra việc các quan chức Bộ Ngoại giao nhận hối lộ của công dân Việt Nam ở nước ngoài muốn hồi hương trên những «chuyến bay giải cứu» trong đại dịch COVID-19.
Còn Nikkei Asia nhắc đến vụ Trịnh Văn Quyết, người sáng lập và cựu Chủ tịch tập đoàn FLC, đã bị bắt hồi cuối tháng 3 vì tội thao túng cổ phiếu và che giấu thông tin giao dịch.
Bị can Tô Anh Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Chưa kịp nhận nhiệm vụ mới, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã bị bắt

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng bao nhiêu trong năm nay?

Và bây giờ là tin tức về nền kinh tế Việt Nam. Fibre2Fashion viết về mức tăng trưởng dự kiến ​​vào cuối quý II năm nay, khi nhu cầu trong nước và lĩnh vực du lịch được phục hồi, và trích dẫn dự báo của Standard Chartered Bank về mức tăng trưởng GDP 6,7% của năm 2022.
Còn Nikkei Asia cung cấp thông tin rằng Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo hơn một điểm %, trông đợi rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,3%. Nguyên nhân là do sản xuất công nghiệp giảm trong tháng 3 - thiếu hụt nhân công khi bùng phát dịch bệnh COVID-19 và gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc, đất nước láng giềng cũng đang vất vả chống chọi với đại dịch.
Vietnam Briefing phân tích cách làm thế nào để Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất từ ​​RCEP.
Tờ Bangkok Post nêu khuyến nghị tăng cường đầu tư vào Việt Nam, dẫn ra triển vọng tăng trưởng tốt đẹp của đất nước dựa trên cơ sở lực lượng lao động có tay nghề cao và mức giá phải chăng cũng như thu nhập bình quân đầu người tăng đều đặn. Trong quý I năm 2022, dù đại dịch bùng phát nhưng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào đất nước vẫn tăng 7,8%, do các tập đoàn hàng đầu của thế giới bắt đầu mở rộng hoạt động của họ ở Việt Nam.
Việt Nam là nước chiếm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu da và giày, chỉ sau Trung Quốc, hàng năm xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại đến hàng trăm đất nước trên khắp thế giới, - theo phản ánh của Yahoo Finance.
Trong khi đó Just Auto có bài viết về doanh số bán ô tô mới tại Việt Nam tăng 19% trong tháng 3 năm 2022, phản ánh thực tế sự bung ra sau thời gian dồn nén nhu cầu trong nước vì những đợt hạn chế hàng loạt nhằm phòng chống coronavirus hồi quý III năm ngoái.
Nikkei Asia thông báo rằng các tài xế VinFast sẽ có thể sạc xe điện của họ trong mạng lưới sạc Electrify America của Mỹ.
Nhà máy Vinfast  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Câu trả lời của Việt Nam. VinFast và “cường quốc ô tô với tốc độ ánh sáng”
Food Navigator đưa tin Hàn Quốc hoàn thành hai giai đoạn đầu tiên của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc gia mới dành cho Việt Nam, bằng cách sử dụng công nghệ và hệ thống thông tin đang được Seoul khai thác sử dụng tại thị trường nội địa nước này.
Còn New Security Beat có bài viết kể về phong trào «Nói Không Với Chất Thải Nhựa» đang phát triển ở Việt Nam, lan toả và được sự hưởng ứng của giới thanh niên học sinh-sinh viên.

Người Nga vẫn chưa bay được đến Việt Nam

Đại dịch COVID-19 đã giáng đòn mạnh gây ảnh hưởng rất nặng nề đến khối du lịch toàn cầu. Theo dự báo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, dịch bệnh đã khiến ngành này mất gần 200 triệu chỗ làm việc. Sau khi mở cửa đất nước, du lịch Việt Nam chờ đợi dòng du khách từ Nga, nhưng lệnh trừng phạt chống Nga hiện vẫn chặn đường đến Việt Nam, - như Business Insider cho biết.
Hãng hàng không Vietnam Airlines đã tạm dừng các chuyến bay đến Nga, còn Aeroflot mới đây cũng thông báo đình chỉ tất cả các chuyến bay quốc tế bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị tịch thu số máy bay thuê của nước ngoài. Do lệnh trừng phạt, người Nga gặp khó khăn lớn trong việc chi trả tốn phí lưu trú ở nước ngoài, đây cũng là nỗi lo canh cánh của giới chủ sở hữu nhiều khách sạn, quán cà phê, nhà hàng restaurant và những cơ sở dịch vụ khác ở Việt Nam, vốn thiết kế kinh doanh nhắm vào phục vụ luồng du khách từ Nga.
Hành khách mặc đồ bảo hộ tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2022
Vietnam Airlines bất ngờ tạm dừng khai thác đường bay đến Nga từ 25/3
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала