Việt Nam và Ấn Độ càng gần nhau, Trung Quốc càng lo lắng

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Cờ Ấn Độ và Việt Nam
Cờ Ấn Độ và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Đăng ký
Ấn Độ thân Việt Nam là điều Trung Quốc không muốn thấy. Quan hệ đối tác Ấn Độ - Việt Nam là rất quan trọng để duy trì sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Om Birla đến Hà Nội thể hiện sự hỗ trợ của Ấn Độ đối với Hà Nội trong bối cảnh Trung Quốc điều các tiêm kích mạnh như J-20 tham gia tuần tra ở Biển Đông.
Chính quyền New Delhi đánh giá, chuyến thăm cấp cao đến Việt Nam lần này của Chủ tịch Hạ viện Om Birla và Đoàn đại biểu Nghị viện Cộng hòa Ấn Độ tái khẳng định quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ “tốt đẹp hơn bao giờ hết”.
Việt Nam là trụ cột quan trọng trong chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ và là đối tác chính cho Tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Thủ tướng Modi.

Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ thăm chính thức Việt Nam

Ngày 19/4, Chủ tịch Hạ viện Om Birla và Đoàn đại biểu Nghị viện Cộng hòa Ấn Độ đến Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Theo thông báo từ Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, chuyến thăm của ông Om Birla tới Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 19-21/4.
© Ảnh : An Đăng - TTXVNChủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà đón Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla tại Sân bay quốc tế Nội Bài
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà đón Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla tại Sân bay quốc tế Nội Bài - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà đón Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla tại Sân bay quốc tế Nội Bài
Cần nhấn mạnh rằng, đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Om Birla trên cương vị Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ kể từ khi nhậm chức vào tháng 6/2019.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hạ viện Om Birla và Đoàn đại biểu Nghị viện Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ đang phát triển tốt đẹp.
“Chuyến thăm cũng khẳng định mức độ tin cậy chính trị cao và mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa hai nước nói chung, Quốc hội hai nước nói riêng”, theo thông cáo từ cơ quan đối ngoại của Quốc hội.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Ấn Độ xích gần Việt Nam không hẳn chỉ vì Trung Quốc
Đồng thời, đây cũng là hoạt động chính trị đối ngoại quan trọng giữa Quốc hội Việt Nam và Hạ viện Ấn Độ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ (1972-2022).
Cũng theo thông tin từ Quốc hội, cùng đi với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla còn có nhiều thành viên cao cấp khác thuộc Hạ viện như Hạ nghị sĩ Chandra Prakash Joshi, Hạ nghị sĩ Riti Pathak, Hạ nghị sĩ Rahul Ramesh Shewale, Hạ nghị sĩ Mitesh Rameshbhai Patel, Thượng nghị sĩ Harnath Singh Yada, Thượng nghị sĩ G.C. Chandrashekhar, Tổng thư ký Hạ viện Utpal Kumar Singh, Thư ký Đoàn đại biểu Nghị viện Ajay Kumar, cán bộ Ban thư ký Thượng viện Surendra Kumar Tripathi, Trợ lý Chủ tịch Hạ viện Rajeet Dutta, Thành viên Ban thư ký Hạ viện Rahul Singh, Thành viên Ban thư ký Hạ viện Manoj Pahuja, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma - nhà ngoại giao đóng vai trò rất tích cực trong việc duy trì cầu nối, tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Chuyến thăm của Chủ tịch hạ viện Ấn Độ được kỳ vọng nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ.
Cùng với đó, Hà Nội và New Delhi tiếp tục duy trì việc trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao giữa hai nước nói chung, giữa cơ quan quan lập pháp hai nước nói riêng và triển khai hoạt động hợp tác giữa hai Quốc hội trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Quốc hội Việt Nam và Hạ viện Ấn Độ, tháng 12/2016.
Tàu chiến 016-Quang Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Như Army Games ở Nga, tập trận MILAN Ấn Độ 2022 sẽ nâng sức mạnh Hải quân Việt Nam
Theo cập nhật của Sputnik, trưa 19/4, máy bay chở Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla và Đoàn Đại biểu Nghị viện Cộng hòa Ấn Độ đã đến sân bay quốc tế Nội Bài.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đinh Công Sỹ, cùng đại diện lãnh đạo và chuyên viên Vụ Đối ngoại, Vụ Lễ tân, Văn phòng Quốc hội đã ra tận máy bay đón ông Birla và Đoàn quan chức Ấn Độ.
Theo chương trình, dự kiến Lễ đón chính thức Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla và Đoàn Đại biểu Nghị viện Cộng hòa Ấn Độ sẽ diễn ra chiều cùng ngày 19/4 tại Nhà Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì.

Việt Nam ưu tiên cho quan hệ với Ấn Độ

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đinh Công Sỹ, việc đón Đoàn Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ thăm chính thức Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là “luôn dành ưu tiên cao cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ”.
Thông tin về mục đích và ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Hạ Viện Ấn Độ, ông Sỹ nhắc lại, chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Om Birla diễn ra trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ.
Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh tại một cuộc diễu hành quân sự ở New Delhi - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ thăm Việt Nam bàn kế hoạch bán tên lửa Brahmos?
Đồng thời, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển rất tốt đẹp, trên các trụ cột từ chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế, thương mại và đầu tư, hợp tác về văn hoá và ngoại giao nhân dân, nhất là hợp tác có hiệu quả giữa hai nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong hai năm gần đây.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại nêu rõ, chuyến thăm chính thức này nhằm trân trọng đáp lại lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
“Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Chủ tịch Hạ nghị viện Ấn Độ kể từ khi Ngài nhậm chức. Việc đón Đoàn Chủ tịch Hạ nghị viện Ấn Độ tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta luôn dành ưu tiên cao cho việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ”, ông Đinh Công Sỹ nêu rõ.
Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục duy trì trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao giữa hai nước nói chung và cơ quan lập pháp hai nước nói riêng, trao đổi, chia sẻ về kinh nghiệm trong thực hiện chức năng của hai cơ quan lập pháp hai nước cũng như cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai Quốc hội từ 6 năm trước.
Đáng chú ý, ông Đinh Công Sỹ nhấn mạnh, chuyến thăm này diễn ra chỉ 4 tháng tiếp nối thành công sau chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vào tháng 12/2021 và đặc biệt 4 ngày sau cuộc điện đàm cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Trọng và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Theo đánh giá của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, điều này cho thấy đây là hoạt động chính trị đối ngoại quan trọng, là điểm nhấn giữa hai Cơ quan lập pháp hai nước nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
“Tất cả thể hiện mức độ tin cậy chính trị và quan hệ thân thiết, hữu nghị truyền thống tốt đẹp được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp trong nhiều thập kỷ qua”, ông Sỹ tái khẳng định.

Việt Nam kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đinh Công Sỹ cho hay, trên tinh thần phương châm đón tiếp hữu nghị, chu đáo, thân tình, theo tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ, các hoạt động chính của chuyến thăm gồm các cuộc tiếp xúc với Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ chủ trì lễ đón, hội đàm, chiêu đãi Đoàn.
Tại hội đàm giữa Lãnh đạo hai bên sẽ trao đổi về tình hình mỗi nước, về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung và giữa hai cơ quan lập pháp nói riêng, trong đó có chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện chức năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thúc đẩy các hoạt động hợp tác toàn diện với các đối tác nước ngoài trong đó có hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Ấn Độ trên các lĩnh vực và chia sẻ quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Cộng đồng người Việt Nam ở Ấn Độ: Cầu nối cho quan hệ song phương Việt - Ấn
Ông Sỹ cũng thông tin, Chủ tịch Hạ nghị Viện Ấn Độ sẽ làm việc với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh, thăm một số di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam.
“Có thể nói với tính chất quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Ấn Độ, chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Chủ tịch Hạ nghị Viện Ấn Độ trong thời gian ngắn, với nhiều hoạt động, phong phú, tôi tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công rất tốt đẹp góp phần chung vào tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian tới”, ông Đinh Công Sỹ bày tỏ.
Khái quát lại những thành tựu, dấu ấn nổi bật trong hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Ấn Độ, ông Sỹ nêu rõ, trong tổng thể quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ, hiện nay quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp đã đạt được những thành tựu quan trọng, nổi bật thể hiện trên một số phương diện cụ thể.
Thứ nhất, ông Sỹ lưu ý đến việc trao đổi đoàn Lãnh đạo cấp cao hai cơ quan lập pháp được tiến hành thường xuyên.
Trong 10 năm gần đây, trong các nhiệm kỳ Quốc hội, Lãnh đạo cơ quan lập pháp hai nước đều ưu tiên có các chuyến thăm lẫn nhau.
Nội dung các chuyến thăm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đồng thời, củng cố và tăng cường sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo hai nước, tạo nền tảng mở ra cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh của mỗi nước, trong đó có thương mại và đầu tư.
“Minh chứng sinh động bằng các dự án đã được đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam ngay sau chuyến thăm chính thức Cộng hoà Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ”, ông Sỹ dẫn chứng.
Điểm nổi bật thứ hai, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, các chuyến thăm, làm việc của các uỷ ban chuyên môn, nhóm nghị sĩ hữu nghị của Cơ quan lập pháp hai nước được tiến hành “có hiệu quả” suốt thời gian qua.
Tiếp đó, trên các diễn đàn đa phương, các đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam và nghị viện Ấn Độ chia sẻ ủng hộ lẫn nhau quan điểm, trong đó có nhiều quan điểm, lập trường tương đồng về các vấn đề lớn của khu vực và quốc tế.

Việt Nam - Ấn Độ càng gần nhau, Trung Quốc càng lo lắng

Tờ Thời báo Kinh tế Ấn Độ (The Economic Times) có đánh giá đáng chú ý về chuyến thăm cấp cao của Đoàn Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla đến Việt Nam.
“Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla có chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược và kinh tế sâu rộng trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao”, Lok Sabha thông báo.
Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Birla có ý nghĩa quan trọng để thể hiện sự hỗ trợ của Ấn Độ đối với Hà Nội trong bối cảnh có báo cáo cho thấy, phía Trung Quốc đã bắt đầu gửi máy bay chiến đấu tiên tiến nhất J-20, tham gia tuần tra Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Dù theo Global Times – Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận truyền thông nhà nước của Trung Quốc đưa tin hôm thứ Tư tuần trước, trích dẫn các chuyên gia quân sự cho rằng, việc triển khai nhằm mục đích "bảo vệ tốt hơn cho an ninh không phận và các lợi ích hàng hải của Trung Quốc".
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Vì sao Chủ tịch Hạ viện lại nói Việt Nam là trụ cột trong 'chính sách hướng Đông' của Ấn Độ?
Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ phần diện tích rộng lớn ở Biển Đông (SCS) là lãnh thổ mà Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc đã và đang xây dựng, đồng thời, quân sự hóa các thực thể nhân tạo ở Biển Đông thành những căn cứ quân sự và đường băng phục vụ mục đích thăm dò, trinh sát, duy trì tầm kiểm soát của Bắc Kinh ở khu vực tranh chấp.
Ấn Độ đã nhiều lần lên tiếng về việc duy trì tự do Hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở khu vực Biển Đông dựa trên UNCLOS 1982.
“Quan hệ đối tác Ấn Độ - Việt Nam là rất quan trọng để duy trì sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, Thời báo Kinh tế Ấn Độ nêu rõ.
Xin nhắc lại việc Thủ tướng Modi thăm chính thức Việt Nam năm 2016. Cùng với đó, Ấn Độ là một trong ba quốc gia (cùng với Nga và Trung Quốc) mà Việt Nam có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Năm 1992, Ấn Độ và Việt Nam thiết lập quan hệ kinh tế sâu rộng, bao gồm cả các lĩnh vực thăm dò dầu khí, nông nghiệp và chế tạo sản xuất.
“Quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là hợp tác về an ninh quốc phòng, được hưởng lợi nhiều từ Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ”, Thời báo Kinh tế Ấn Độ khẳng định.
Việt Nam trở thành một trong những đối tác lớn nhất của Ấn Độ ở khối ASEAN và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chính sách Hành động hướng Đông.
Với tầm quan trọng của ASEAN, việc thúc đẩy quan hệ thiết thực giữa ASEAN và Ấn Độ sẽ thúc đẩy hòa bình trong khu vực.
“Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi và bất ổn, Ấn Độ và Việt Nam có cơ hội hợp tác mạnh mẽ hơn nữa để phục hồi kinh tế, phát triển bền vững và đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở các khu vực, trong đó có Biển Đông, tình hình Myanmar cũng như duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”, truyền thông Dew Delhi bày tỏ.
Tên lửa BrahMos  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2021
Việt Nam Ấn Độ tăng hợp tác quân sự: Hà Nội có mua tên lửa, vũ khí của New Delhi?
Đặc biệt, Ấn Độ có quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ, nhất là hải quân – nâng cao hàng hải với Việt Nam và Ấn Độ cũng nằm trong danh sách số ít quốc gia mà Việt Nam tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung.
Theo Thời báo Kinh tế Ấn, Hà Nội cho phép và hoan nghênh tàu chiến hải quân của Ấn Độ cập cảng như tại Vịnh Hạ Long hay quân cảng Cam Ranh, Nha Trang.
Đồng thời, trong khuôn khổ khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD do chính phủ Ấn Độ cung cấp, dự án chế tạo tàu tuần tra cao tốc cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam đã được khởi động.
Ấn Độ đã bàn giao một thuyền tuần tra cao tốc hiện đại đầu tiên sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến hồi năm 2020 giữa Thủ tướng Modi và người đồng cấp Nguyễn Xuân Phúc.
© AFP 2023 / Prakash Singh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Hai tàu tuần tra nữa do Ấn Độ sản xuất cũng đã được hạ thủy và 7 chiếc còn lại sẽ được đóng tại Việt Nam.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng có các dự án thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam ở Biển Đông, liên kết chặt chẽ này sẽ góp phần bảo đảm công tác khai thác tài nguyên dầu khí của Việt Nam ở vùng biển này mà không lo ngại về các hành vi quấy phá hay cản trở đơn phương từ chính quyền Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала