PV Power và áp lực duy trì vị thế số 1 lĩnh vực điện khí LNG ở Việt Nam

© Ảnh : PV GASDự án Kho chứa 1 triệu tấn LNG tại Thị Vải tiếp tục duy trì tiến độ hoàn thiện
Dự án Kho chứa 1 triệu tấn LNG tại Thị Vải tiếp tục duy trì tiến độ hoàn thiện - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Đăng ký
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, mã HoSE: POW) vừa thông tin về kế hoạch thoái vốn Điện Việt Lào và EVN Quốc tế cũng như lịch trình khởi công nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 ở Đồng Nai.
PV Power tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhất các mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận năm 2022, đồng thời, duy trị vị thế số 1 về lĩnh vực điện khí LNG tại Việt Nam.

Kế hoạch lợi nhuận của PV Power

Sáng ngày 19/4, Tổng công ty Điên lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, mã HoSE POW) đã tổ chức thành công cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2022.
Theo PV Power, tính đến thời điểm bắt đầu Đại hội, có 56 cổ đông và người được uỷ quyền tham dự Đại hội tương ứng với 1.906.926.512 cổ phần, chiếm 81,42% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PV Power.
Năm 2022, PV Power đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu đạt 24.242 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế kế hoạch lần lượt là 865 tỷ đồng và 743 tỷ đồng.
Nhà máy điện Cà Mau 1.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2021
Vì sao PV Power chọn Techcombank và MB rót vốn cho dự án điện khí lớn nhất Việt Nam?
Đối với kế hoạch công ty mẹ, PV Power đặt mục tiêu doanh thu 16.921 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.012 tỷ đồng.
“Đây chỉ là mức sàn để PV Power phấn đấu và dự kiến sẽ không thấp hơn năm 2021”, doanh nghiệp khẳng định.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 3,2%. Sản lượng điện sản xuất năm 2022 kế hoạch là hơn 13,9 tỷ kWh, bao gồm 9,56 tỷ kWh điện từ công ty mẹ và 4,35 tỷ kWh điện từ đơn vị thành viên.
Lãnh đạo PV Power khẳng định, kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2022 chưa bao gồm phần lợi nhuận từ thoái vốn đơn vị thành viên và số tiền được đền bù bảo hiểm ở sự cố nhà máy Vũng Áng 1.
Tại Đại hội cổ đông, Tổng Giám đốc PV Power Lê Như Linh đã trình bày với các cổ đông Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 của Tổng công ty cũng như Phương án phân phối lợi nhuận năm 2021 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.
Tổng giám đốc PV Power cho biết, các nhà máy điện của PV Power đều được mua bảo hiểm tài sản.
Đối với nhà máy Vũng Áng 1, PV Power còn mua thêm bảo hiểm gián đoạn kinh doanh trong năm 2021.
“Do vậy, nhà máy Vũng Áng 1 có hai bảo hiểm là gián đoạn kinh doanh và bảo hiểm tài sản”, ông Linh lý giải.
Về mức bảo hiểm cụ thể, PV Power chưa thể khẳng định. Theo ông Linh, PV Power đã cùng bên bảo hiểm, tái bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm đang trong quá trình đàm phán và hiện chưa thống nhất khẳng định con số.
Đối với vấn đề cổ đông quan tâm liên quan hoạt động của nhà máy Vũng Áng, ông Linh cho biết, tình trạng khan hiếm than hiện cũng đang ảnh hưởng.
Tuy vậy, hiện nhà máy vẫn đủ nguồn than, chưa phải dừng như một số nhà máy khác. Nhưng lượng than dự trữ chỉ tương đương 5 ngày, thấp hơn quy định dự trữ là 1-2 tháng.
“PV Power chủ động tìm nguồn nhập khẩu”, Tổng Giám đốc Lê Như Linh nêu, và lưu ý, giá nhập khẩu than cao hơn giá do Vinacomin bán gấp 3-4 lần.

Thoái vốn tại Điện Việt Lào và EVN Quốc tế

Đáng chú ý, tại Đại hội cổ đông hôm nay, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam nêu rõ, kế hoạch thoái vốn năm 2022, PV Power dự kiến sẽ bán phần vốn góp tại Điện Việt Lào và EVN Quốc tế.
Được biết, hiện PV Power đang nắm giữ 8% vốn tại Điện Việt Lào với giá trị đầu tư là 308 tỷ đồng.
Nhiệt điện Thái Bình 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Lợi nhuận bằng 0, tại sao EVN vẫn chưa tăng giá điện trong năm nay?
Đồng thời, công ty đã thuê Chứng khoán Rồng Việt là đơn vị tư vấn thoái vốn và thực hiện roadshow cách đây hai tuần.
“Theo lộ trình, Tổng công ty sẽ thực hiện thoái vốn toàn bộ trong năm nay, đặc biệt tập trung trong tháng 4 và 5/2022”, lãnh đạo PV Power cho hay.
Cập nhật số liệu kết quả kinh doanh quý I/2022, ông Linh thông tin, doanh thu toàn tổng công ty quý đầu năm ước đạt 7.233 tỷ đồng, vượt 63% kế hoạch quý và hoàn thành 29,8% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 751 tỷ đồng, chiếm tới 86,8% kế hoạch cả năm.
Bổ sung thêm về lợi nhuận quý I, Tổng giám đốc Lê Như Linh cho biết, đây là quãng thời gian thường hoạt động hiệu quả hơn trong năm, nhưng có cao hơn dự kiến ban đầu.
“Kết quả trên không quá bất thường”, ông Linh nhấn mạnh.
Nguyên nhân bởi tình hình dịch đã giảm giúp nhu cầu điện tăng lên. Tổng công ty cũng đạt được giá điện tốt hơn tham gia thị trường điện cạnh tranh.

Khi nào khởi công Nhơn Trạch 3&4?

Báo cáo tại Đại hội cổ đông, lãnh đạo PV Power cho hay, năm 2021, doanh thu của Tổng công ty đạt 25.293 tỷ đồng, giảm 16,3% so với năm 2020 và hoàn thành 89% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 2.052 tỷ đồng, vượt 55% so với kế hoạch.
Theo phương án phân phối lợi nhuận trình cổ đông, PV Power sẽ không chia cổ tức, thay vào đó dồn phần lớn lợi nhuận để gia tăng quỹ đầu tư phát triển (1.437 tỷ đồng), tương đương 90,7% phần lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2021.
Thi công tại Trạm biến áp 500kV Vân Phong - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
“Thời điểm căng thẳng nhất”, EVN lo thiếu điện, Việt Nam ‘khát’ than
Theo kế hoạch đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư của PV Power năm 2022 là 4.989 tỷ đồng. Trong đó, PV Power chi 3.933 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản, 799 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị và 257 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào các đơn vị thành viên.
Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư trên sẽ được lấy từ vốn chủ sở hữu (2.750 tỷ đồng) cùng vốn vay và vốn khác (2.239 tỷ đồng).
Đại diện doanh nghiệp nêu rõ, PV Power thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 trong bối cảnh phụ tải điện giảm mạnh do ảnh hưởng của làn sóng dịch bệnh Covid-19 đến tình hình sản xuất - kinh doanh của các ngành nghề đã tác động đến sản lượng điện sản xuất của PV Power.
Cùng đó, tốc độ tăng nguồn điện năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) cao và việc ưu tiên huy động tối đa các nguồn năng lượng tái tạo theo khả năng giải tỏa lưới điện, các nhà máy điện có giá thành cao không được ưu tiên giao Qc, phải ngừng dự phòng ở nhiều thời điểm trong năm 2021.
Trong khi đó, giá dầu thô thế giới biến động tăng cao trong năm 2021, làm tăng giá khí, dẫn tới tăng giá thành các nhà máy điện khí của Tổng công ty.
Trả lời câu hỏi của cổ đông về tiến độ hai dự án trọng điểm Nhơn Trạch 3&4, ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch HĐQT PV Power thông tin, ban quản lý dự án đang chuẩn bị trình tiến độ cấp 2 và 3.
“Dự kiến ngày 30/4 sẽ bắt đầu, đối với tổ máy 1 là 30 tháng, tổ máy 2 là 36 tháng”, ông Kỳ nói.
Lãnh đạo PV Power khẳng định, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng chỉ còn chờ ngày khởi công.
Cùng với đó, tỉnh Đồng Nai đang đề xuất lễ khởi công được tổ chức cùng thời gian tỉnh tổ chức sự kiện, dự kiến có Thủ tướng tham dự, dự kiến vào cuối tháng 4.
Theo kế hoạch này, PV Power sẽ vận hành tổ máy số 1 vào khoảng tháng 10/2024 và vận hành tổ máy số 2 vào tháng 4/2025. Hiện ban quản lý đang chờ ngày chính thức bắt đầu công việc. Phần kết cấu và lò hơi dự kiến được lắp đặt cuối năm 2023.
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Việt Nam tính nhập than từ Úc cứu EVN khỏi nguy cơ thiếu điện
Tại Đại hội cổ đông, lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cho hay, cổ phiếu POW chưa được định giá cao có thể do PV Power đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Cụ thể, việc định giá cổ phiếu POW theo đánh giá của các tổ chức tư vấn qua các phương giá chiết khấu dòng tiền, EBITDA là 21.500 đồng/cổ phiếu.
“Có thể PV Power đang trong giai đoạn đầu tư nên lợi nhuận và sự hấp dẫn với nhà đầu tư chưa nhiều”, theo đại diện doanh nghiệp.
PV Power kỳ vọng việc đưa dự án Nhơn Trạch 3 và 4 đưa vào vận hành có thể giúp cổ phiếu POW thu hút nhà đầu tư hơn.

“Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu”

Năm 2022, PV Power lên kế hoạch tổ chức thực hiện sửa chữa định kỳ các Nhà máy điện, bao gồm đại tu Nhà máy điện Cà Mau 1, trung tu Nhà máy điện Nhơn Trạch 1, đại tu tổ máy số 1 Nhà máy điện Vũng Áng 1, đại tu Nhà máy điện Đakđrinh, tiểu tu Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, Nhà máy điện Hủa Na.
Chia sẻ cụ thể hơn về lịch trình, lãnh đạo PV Power chia sẻ, Nhà máy điện Cà Mau 1 dự kiến đại tu vào tháng 7, đại tu Đăkđrinh bao gồm hai tổ máy và bắt đầu từ ngày 1/7 và kết thúc hai tổ máy vào ngày 30/8, mỗi tổ máy đại tu trong 30 ngày theo hình thức gối đầu.
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đã vận hành từ năm 2015 (Ảnh minh họa) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2018
Bộ KH-ĐT không đồng ý cấp giấy chứng nhận đầu tư BOT Nhiệt điện Vũng Áng II
Còn với tổ máy 1 của Nhà máy Vũng Áng 1, PV Power chuẩn bị dự kiến đại tu và khắc phục sự cố trong năm nay.
Nhà máy Nhơn Trạch 1 sẽ trung tu tổ máy GT11 (dự kiến từ ngày 6/6 kết thúc vào ngày 16/6) và trung tu tổ máy ST18 (dự kiến trong 14 ngày từ 6/6). PV Power cũng sẽ tiểu tu lò số 11 và tiểu tu ở Hủa Na từ tháng 4 tới giữa tháng 5.
Tiến hành thảo luận tại Đại hội, hầu hết các cổ đông đều bày tỏ vui mừng với kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2021 và kết quả khả quan của quý I/2022.
Các cổ đông trao đổi, thảo luận tập trung về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022, kế hoạch đầu tư các dự án mới, thời điểm khởi công dự án Nhơn Trạch 3&4, tiến độ sửa chữa Tổ máy số 1 nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 cũng như một số vấn đề về việc phát triển năng lượng tái tạo.
Đại hội cổ đông đã thông qua tất cả các nội dung được trình tại đại hội với tỷ lệ cao.
Đồng thời, Đại hội cổ đông đã miễn nhiệm tư cách Thành viên HĐQT PV Power đối với ông Phạm Xuân Trường, bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó Tổng giám đốc PV Power giữ chức vụ Thành viên HĐQT PV Power.
Khẳng định, bước sang năm 2022, PV Power phấn đấu hoàn thành cao các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, Chủ tịch HĐQT PV Power Hồ Công Kỳ cam kết với các cổ đông PV Power sẽ phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đại hội đồng cổ đông giao phó, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, xứng đáng với niềm tin, sự ủng hộ của các cổ đông.

Duy trì vị thế số 1 lĩnh vực điện khí LNG ở Việt Nam

Như Sputnik thông tin, PV Power hiện là doanh nghiệp sản xuất điện sở hữu, quản lý nhiều nhà máy điện khí nhất trong số các doanh nghiệp sản xuất điện trong nước với 4 nhà máy gồm: Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 và Cà Mau 1&2 với tổng công suất 2.700MW.
Nghị quyết 55/NQ-BCT về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với yêu cầu phải chú trọng phát triển nhanh chóng nhiệt điện khí LNG, đồng thời phải ưu tiên phát triển hạ tầng nhập khẩu và phân phối LNG.
Ký kết hợp đồng EPC giữa PV Power với liên danh nhà thầu Sam Sung C&T và Lilama - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
“Cái nhất và cái khó” ở dự án nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam
Theo đó, mục tiêu cho tới năm 2030, Việt Nam phải nhập khẩu 8 tỷ m3 LNG/năm, từ con số 0 hiện nay. Ưu điểm lớn của điện khí LNG là vấn đề đảm bảo cấp điện ổn định và giảm thiểu tác động tới môi trường.
Theo hướng này, gia tăng tỷ lệ nhiệt điện khí LNG trong cơ cấu nguồn điện quốc gia đã được triển khai. Điện khí LNG được kỳ vọng sẽ dẫn đầu trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam, đáp ứng một phần lớn công suất trong 130 GW điện theo nhu cầu dự kiến vào năm 2030.
Thực hiện Chiến lược phát triển đã được phê duyệt, PV Power đã tập trung phát triển nguồn điện khí sử dụng LNG. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững, PV Power đã và đang tích cực triển khai các công việc để khởi công xây dựng Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.
Dự án Nhơn Trạch 3&4 dự kiến vận hành vào năm 2024 - 2025, hàng năm sẽ cung cấp ổn định cho lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh.
Dự án điện khí này góp phần thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch tại Việt Nam, tăng nguồn thu thuế hàng ngàn tỷ mỗi năm cho địa phương, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong thời gian xây dựng cũng như giai đoạn vận hành.
Dự án Nhơn Trạch 3&4 cũng được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong việc hình thành phát triển chuỗi các dự án LNG tại Việt Nam. Đây là dự án lớn tạo nên vị thế tương lai của PV Power cũng như ngành điện Việt Nam.
Tới đây, PV Power tiếp tục đặt mục tiêu giữ vững vị thế số một trong lĩnh vực điện khí và là một trong những nhà cung cấp điện năng lớn nhất trong toàn hệ thống.
Nhà máy chế biến khí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
JERA và Exxon Mobil muốn đầu tư dự án điện khí LNG 4,5GW ở Việt Nam
Doanh nghiệp đang nỗ lực để phấn đấu đến năm 2025, tổng công suất đặt là 5.760 - 7.260 MW, chiếm 8% công suất đặt toàn hệ thống, sản lượng điện bình quân năm 22 - 24 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện bình quân đạt 7 - 9%/năm.
Đến năm 2035, tổng công suất đặt của PV Power là 5.760 - 9.560 MW, chiếm khoảng 5% công suất đặt toàn hệ thống, sản lượng điện bình quân năm là 30 - 47 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện bình quân đạt 3 - 4%/năm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала