Việt Nam muốn phát triển công nghệ hạt nhân

© Ảnh : Vietnam Atomic Energy Institute Hội nghị Điều phối viên quốc gia RCA lần thứ 44 diễn ra chiều 19/4 tại Hà Nội
Hội nghị Điều phối viên quốc gia RCA lần thứ 44 diễn ra chiều 19/4 tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Đăng ký
Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch Điều phối viên quốc gia Hiệp định hợp tác vùng châu Á Thái Bình Dương (RCA). Dưới sự bảo trợ của IAEA và RCA, Việt Nam đã hưởng lợi rất nhiều từ ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân.
Theo TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử VINATOM cho biết, tại hội nghị lần này, Việt Nam báo cáo về quá trình chuẩn bị kỷ niệm 50 năm RCA, thảo luận vấn đề phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chương trình học bổng về nghiên cứu, phát triển và đào tạo khoa học công nghệ hạt nhân.

Việt Nam làm Chủ tịch RCA 2022

Ngày 19/4, Hội nghị Điều phối viên quốc gia Hiệp định hợp tác vùng châu Á Thái Bình Dương (RCA) lần thứ 44 do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) chủ trì tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.
Đại diện điều phối viên quốc gia và phái đoàn đại biểu chính phủ 22 nước thành viên, đại biểu quan chức, chuyên gia của IAEA tham gia trực tuyến
Đại diện điều phối viên quốc gia và phái đoàn đại biểu chính phủ 22 nước thành viên, đại biểu quan chức, chuyên gia của IAEA tham gia trực tuyến - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Đại diện điều phối viên quốc gia và phái đoàn đại biểu chính phủ 22 nước thành viên, đại biểu quan chức, chuyên gia của IAEA tham gia trực tuyến
Hội nghị sẽ kéo dài từ 19 đến 21/4, với sự tham gia của đại diện điều phối viên quốc gia và phái đoàn đại biểu chính phủ 22 nước thành viên, chuyên gia của IAEA...
Tại hội nghị lần này, Việt Nam tiếp nhận vị trí chủ tịch RCA 2022 và là nước đăng cai chủ trì hội nghị theo nghĩa vụ luân phiên thay cho Thái Lan. Đồng thời, năm chủ tịch của Việt Nam cũng bắt đầu bằng chính Hội nghị điều phối viên chiều 19/4 này.
IAEA - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Cái bắt tay giữa IAEA và Việt Nam có ý nghĩa gì?
Hiệp định hợp tác vùng đối với nghiên cứu, phát triển và đào tạo về khoa học và công nghệ hạt nhân cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (RCA) được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khởi xướng từ năm 1972 thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật.
Hiện nay, RCA có 22 nước thành viên bao gồm Úc, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaysia, Lào, Mông Cổ, Myanmar, New Zealand, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Fiji, Nepal, Palau, Thái Lan và Việt Nam.
Năm nay cũng kỷ niệm 50 năm Hiệp định RCA.

“Việt Nam đã hưởng lợi rất nhiều từ công nghệ hạt nhân”

Cần nhấn mạnh, Hội nghị Điều phối viên quốc gia là hoạt động thường niên của RCA thảo luận các thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến lược, chính sách và quản lý chung cho chương trình RCA.
Đây cũng là dịp để tổng kết các hoạt động, đánh giá tiến độ của các dự án RCA, thông qua các dự án mới đề xuất và xem xét các hoạt động tiếp sau đối với các kết luận và khuyến nghị của Ban dự án.
IAEA - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Công nghệ hạt nhân có thể giúp nâng cao vị thế của Việt Nam
Tại Hội nghị ngày 19/4, các thành viên RCA cũng thảo luận kết quả hoạt động của cuộc họp toàn thể RCA lần thứ 50, xem xét báo cáo hoạt động của ban cố vấn chương trình, phê duyệt các đề xuất dự án mới, xây dựng chiến lược trung hạn.
Phát biểu tại sự kiện theo hình thức trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định bày tỏ lời cảm ơn tới Australia, Thái Lan đã ủng hộ Việt Nam trong việc tổ chức chương trình trong Hiệp định RCA và hoạt động IAEA, bất chấp sự cách biệt về địa lý và bối cảnh dịch Covid-19.
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu qua màn hình trực tuyến
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu qua màn hình trực tuyến - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu qua màn hình trực tuyến
Theo ông Định, các thỏa thuận hiệp định là điểm chung của các quốc gia, mang lại sự tiến bộ trong nghiên cứu hạt nhân nhằm giải quyết thách thức kinh tế xã hội cùng mục tiêu phát triển bền vững.
Trong suốt 15 năm qua, gần 80 dự án của IAEA đã được thực hiện. Kể từ năm 1981 khi trở thành thành viên của Hiệp định, Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và môi trường.
“Ngay từ ngày đầu tiên là thành viên của hiệp định này, Việt Nam đã hưởng lợi rất nhiều từ việc ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, công nghiệp và môi trường trên phạm vi toàn quốc”, đại diện Bộ KH-CN cho hay.
Thứ trưởng Định cũng nhấn mạnh, Việt Nam ghi nhận sự tài trợ quý giá, đồng thời mong muốn thỏa thuận tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ về kỹ thuật và tài chính, sự hợp tác các thành viên cùng hướng tới sứ mệnh, tầm nhìn trong 50 năm tới.

Phát triển và đào tạo khoa học công nghệ hạt nhân

TS Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM) cho biết trong những hội nghị năm 2022, các đại diện RCA quốc gia sẽ tập trung vào các tác động xã hội và kinh tế của chương trình RCA đối với việc gây giống đột biến và y học phóng xạ trong hai mươi năm qua.
Một số nhiệm vụ khác được thảo luận là thực hiện chiến lược trung hạn của RCA 2018-2023, chương trình học bổng RCA sẽ được triển khai vào tháng 9/2022, lễ kỷ niệm 50 năm RCA, chương trình RCA cấp bộ trưởng.
Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2019
«Rosatom» và Việt Nam ký bản ghi nhớ về Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân
TS Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Điều phối viên quốc gia Hiệp định RCA, bày tỏ quyết tâm sẽ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu trong nước trên cơ sở sự đồng bộ với các dự án của RCA, chuẩn bị tốt cho lễ kỷ niệm 50 thành lập RCA, xây dựng chiến lược cho giai đoạn tiếp theo.
Tại hội nghị, Việt Nam báo cáo về quá trình chuẩn bị kỷ niệm 50 năm RCA, thảo luận vấn đề phát triển nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực và các biện pháp để tăng cường nguồn tài chính cho RCA; xây dựng chương trình học bổng về nghiên cứu, phát triển và đào tạo khoa học công nghệ hạt nhân.
Việt Nam đã phát triển nhiều kỹ thuật tiên tiến trong kiểm tra không phá hủy (NDT) có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp.
Ngày 19 tháng 11 năm 2018. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) tham dự buổi giới thiệu nước giải khát kvas True Malt của tập đoàn TH True Milk - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2018
Phát lệnh xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam
Các dự án góp phần nâng cao năng lực quốc gia trong việc sử dụng kỹ thuật hạt nhân vào nghiên cứu chống xói mòn đất nông nghiệp, lựa chọn giống đột biến nhằm cải tiến cây trồng để có năng suất cao và chất lượng tốt, tăng cường an toàn và an ninh lương thực.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, góp phần cải thiện việc ứng dụng y học hạt nhân và nâng cao chất lượng xạ trị trong điều trị ung thư tại Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала