“Đeo ba lô” cho nhà tập thể: Hiểm hoạ khôn lường

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaNgười đàn ông đứng trước những ngôi nhà ống ở Việt Nam
Người đàn ông đứng trước những ngôi nhà ống ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thực trạng chung cư cũ ở Việt Nam đã kéo theo rất nhiều vụ tai nạn thương tâm, điển hình là vụ hoả hoạn ở khu tập thể B9 Kim Liên, Q.Đống Đa (Hà Nội) rạng sáng 21.4 khiến 5 người trong 1 gia đình tử vong.

Không cơi nới thì ở thế nào?

Chung cư cũ hay nhà tập thể cũ dễ bị cháy hơn và khi cháy thường cháy lan do hạ tầng xuống cấp hàng loạt, không đồng bộ với nhu cầu phát triển, sử dụng của người dân.
Từ việc tăng cường, tận dụng không gian sử dụng, chủ nhân đã cơi nới, làm thêm lồng sắt, lắp thêm thiết bị điện trong gia đình. Vốn kết cấu từ một bộ khung xương nhỏ theo nhu cầu gia đình đã “đắp” cho ngôi nhà của mình đủ thứ tiện nghi phục vụ sinh hoạt.
Tại một căn hộ tập thể ở khu Thành Công, Q.Ba Đình (Hà Nội), ông Nguyễn Bá Thước, 61 tuổi tâm sự với báo Thanh Niên:
“ Cơi nới chuồng cọp là vi phạm trật tự xây dựng, nhưng nhà chật quá lại không đủ tiền mua nhà mới nên cũng là cực chẳng đã, đói ăn vụng, túng làm càn, liều ở thôi”.
Lính cứu hỏa tại một địa điểm hỏa hoạn - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
Hà Nội: 5 người thiệt mạng trong vụ cháy nhà 3 tầng đêm qua
Ông Thước kể, 40 m² là diện tích trên sổ. Năm 2008, khi con trai lớn lên, lấy vợ, cần thêm phòng, gia đình đã mua vật liệu, thuê thợ về lao sắt ra khoảng không phía sau nhà, hàn thành chuồng cọp, lát sàn rộng thêm được 12 m². Năm 2014, con gái lớn cũng cần phòng riêng, gia đình lại liều cơi nới thêm 1 phòng rộng 12 m² ở phía sau. Sau 2 lần cơi nới, căn hộ của gia đình ông Thước có diện tích sử dụng là hơn 64 m², tạm đủ cho 7 người. Đến nay, cháu đích tôn của ông đã 12 tuổi, nhưng vợ chồng con trai ông vẫn chưa dám sinh đứa thứ 2 vì không có điều kiện.
Anh Nguyễn Bá Nam, 38 tuổi, con trai ông Thước, tâm sự rất muốn mua căn nhà mới để ở riêng, nhưng kinh tế eo hẹp. Anh Nam cũng cho hay, vụ cháy ở nhà tập thể B9 Kim Liên khiến 5 người chết xảy ra vào rạng sáng 21.4 khiến cả gia đình thấp thỏm lo lắng do khi làm chuồng cọp đã không chừa lối thoát hiểm. Anh chỉ mong nhà nước có cơ chế hỗ trợ đền bù di dời phù hợp để người dân sớm có ngôi nhà mới.
Những ngôi nhà mới gần Hồ Tây, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2022
Thiếu nguồn cung, giá bất động sản hai đầu Nam Bắc tiếp tục tăng cao

Tâm lý buông xuôi mặc cho số phận

Theo khảo sát, nhiều người dân ở các khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Kim Liên, Nghĩa Tân… có tâm lý cơi nới nhà chung cư cũ là tất yếu vì nhu cầu chỗ ở tăng cao, nhưng do thu nhập thấp, giá bất động sản tăng cao nên việc mua nhà trở nên không tưởng. Chình vì vậy, họ chọn giải pháp “đeo ba lô” cho nhà tập thể. Đa phần các căn hộ khi cơi nới đều hàn bịt kín, không có lối thoát hiểm. Chỉ một số hộ ở các tầng dưới là để lối thoát hiểm, nhưng cũng khóa chặt. Tuy nhiên, không ít người ở đây tỏ ra thờ ơ, hoặc có tâm lý buông xuôi mặc cho số phận khi được hỏi về việc đảm bảo an toàn cho những căn nhà này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала