Người Đức hoảng sợ vì chính quyền có kế hoạch từ bỏ khí đốt

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhTrạm nén khí Gascade ở biên giới Đức và Cộng hòa Séc trên tuyến đường vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu.
Trạm nén khí Gascade ở biên giới Đức và Cộng hòa Séc trên tuyến đường vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2022
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Người Đức hoảng sợ trước việc chính quyền có kế hoạch ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga, tờ Financial Times viết.
Theo Financial Times, lệnh cấm vận hoàn toàn đang gieo rắc hoảng sợ cho người Đức, vì trước khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, thị phần của Moskva trên thị trường này là 55%. Đại diện doanh nghiệp Đức dự đoán, bất kỳ sự đóng cửa khí đốt đột ngột nào đều có thể làm tê liệt một phần đáng kể nền công nghiệp của đất nước.
Ông Martin Brudermüller, giám đốc điều hành BASF, tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới cho rằng quyết định như vậy của nhà chức trách sẽ đẩy nước Đức vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Người đứng đầu BDI (Bundesverband der Deutschen Industrie), Siegfried Russwurm, nói rằng việc từ chối nhiên liệu sẽ gây ra thiệt hại lớn cho mặt mạnh nhất của Berlin - sự ổn định kinh tế và tiềm lực của nó.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Tổng thống Macron: Không giống như châu Âu, Pháp không cần khí đốt của Nga
Lệnh cấm vận đối với nguyên liệu thô của Nga sẽ có tác động tiêu cực nhất không chỉ đối với các công ty công nghiệp khổng lồ, mà còn đối với các công ty nhỏ.
"Rosenthal là một trong những nhà máy sản xuất bát đĩa sứ lâu đời, đã trải qua rất nhiều điều trong lịch sử 140 năm của mình. Nhưng nó không được chuẩn bị để đối với một đòn tấn công như vậy: nguy cơ đe dọa về việc cắt khí đốt sẽ dẫn đến việc ngừng hoạt động của doanh nghiệp ngay lập tức” - bài báo viết.
Giám đốc điều hành Mads Reeder nói rằng Rosenthal không có nguồn năng lượng thay thế để sản xuất đĩa, cốc và bình hoa.

Chiến tranh kinh tế

Ở châu Âu, các lời kêu gọi ngày càng lớn tiếng hơn để giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Moskva. Ví dụ, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Berbock đã thông báo ý định của Berlin ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga càng sớm càng tốt.
Áp lực trừng phạt chống Moskva đã biến thành vấn đề kinh tế đối với Hoa Kỳ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng nghiêm trọng.
Đưa đường ống dẫn khí vào hoạt động  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đức thừa nhận phụ thuộc vào khí đốt của Nga
Theo nhận định của Điện Kremlin, những hạn chế và trừng phạt này là cuộc chiến kinh tế chưa từng có, nhưng Nga đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy. Ngân hàng Trung ương Nga thi hành biện pháp để bình ổn tình hình trên thị trường ngoại hối; các khoản thanh toán trong giao dịch cung cấp khí đốt cho các nước «không thân thiện» được thực hiện bằng đồng rúp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала