Thử Sarmat lần này, Nga muốn nói điều chi?

© AP Photo / RU-RTR Russian Television via APTên lửa Sarmat
Tên lửa Sarmat - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2022
Đăng ký
“Những đòn răn đe chiến lược này đã có từ thời chiến tranh lạnh và đến nay nó vẫn tiếp tục. Ngoài ra, thông điệp tiếp theo của Nga gửi cho Mỹ còn có thể là: "Hãy ngồi lại bàn đàm phán để khôi phục lại những thỏa thuận hạn chế chạy đua vũ trang bởi Mỹ không bao giờ có thể vô hiệu hóa kho vũ khí chiến lược của Nga".
Hôm 20/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lần đầu tiên thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 “Sarmat” mới. Vụ phóng tên lửa này được thực hiện từ sân bay vũ trụ Plesetsk.

“Tất cả các đặc tính thông số tính toán đã được xác nhận ở tất cả các giai đoạn bay của tên lửa...Các đầu đạn trơ đã bay đến một khu vực nhất định ở Kamchatka”, - BQP Nga cho biết.

Báo chí thế giới đã có nhiều bình luận về sự kiện này. Sputnik xin giới thiệu một số ý kiến của các chuyên gia Việt Nam.

Việc thử Sarmat lần này có thể nhằm kiểm tra khả năng vô hiệu hóa vũ khí đánh chặn bằng laser của Mỹ

Tên lửa liên lục địa Sarmat của Nga đã được thử nghiệm nhiều lần chứ không chỉ riêng lần này. Kể từ năm 2017 cho đến nay, quân đội Nga đã tiến hành 5 cuộc phóng thử nghiệm tên lửa Sarmat và tất cả đều thành công. Mỗi một lần phóng thử đều có các mục tiêu nhiệm vụ khác nhau nhằm đánh giá hiệu suất chiến đấu, sự thích nghi với các địa bàn tác chiến khác nhau, các điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau cũng như đối phó với các đòn đánh chặn khác nhau của đối phương giả định.
© Bộ phận báo chí của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga / Chuyển đến kho ảnhPhóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng «Sarmat» từ sân bay vũ trụ Plesetsk
Phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng «Sarmat» từ sân bay vũ trụ Plesetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2022
Phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng «Sarmat» từ sân bay vũ trụ Plesetsk
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Sarmat là tên lửa đạn đạo liên lục địa uy lực nhất với tầm bắn xa nhất trên thế giới, nó sẽ làm tăng đáng kể sức chiến đấu cho lực lượng hạt nhân chiến lược Nga. Sarmat cũng chính là loại vũ khí chiến lược mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng tuyên bố rằng không nước nào có vũ khí tương tự.
Thượng tướng Viktor Esin, nguyên chỉ huy các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga, đã nói: “Không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào đang hoạt động hay đang phát triển có thể đánh chặn RS-28 Sarmat”.

“Chúng ta đều biết Mỹ cũng vừa thử một số vũ khí đánh chặn bằng laser. Vì vậy, rất có thể lần thử tên lửa Sarmat này của Nga là nhằm kiểm tra khả năng vô hiệu hóa vũ khí đánh chặn bằng laser của Mỹ”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích các vấn đề quân sự và chính trị quốc tế nêu ý kiến của mình với Sputnik.

Tổ hợp tên lửa “Sarmat” - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2022
Nhật Bản bình luận về vụ phóng tên lửa Sarmat của Nga

Tác động chính trị và quân sự

Đã thành thông lệ trong quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh cũng như Hậu chiến tranh lạnh là: Mỗi khi một vũ khí mới được thử nghiệm thì bên thử vũ khí luôn có những thông điệp ngầm kèm theo. Chẳng hạn như khi Mỹ thử thành công vũ khí laser đánh chặn thì đó cũng là thông điệp gửi tới Nga rằng "chúng tôi có thể vô hiệu hóa tên lửa hiện đại của các anh trong không quá một nốt nhạc". Còn khi Nga tiếp tục thử thành công tên lửa Sarmat thì cũng có một thông điệp ngầm gửi cho Mỹ rằng "tên lửa của chúng tôi là không thể đánh chặn bằng bất cứ vũ khí nào hiện có".

“Theo lời Tổng giám đốc Roscosmos, Sarmat "sẽ mạnh hơn nhiều so với các phương tiện chiến lược khác, kể cả tên lửa" Minuteman-3 "của Mỹ”, và các thông số kỹ thuật khiến tên lửa này trở nên bất khả xâm phạm đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO hiện tại cũng như trong tương lai. Có thể hiểu rằng, thông điệp của Nga rất rõ ràng”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.

“Những đòn răn đe chiến lược này đã có từ thời chiến tranh lạnh và đến nay nó vẫn tiếp tục. Ngoài ra, thông điệp tiếp theo của Nga gửi cho Mỹ còn có thể là: "Hãy ngồi lại bàn đàm phán để khôi phục lại những thỏa thuận hạn chế chạy đua vũ trang bởi Mỹ không bao giờ có thể vô hiệu hóa kho vũ khí chiến lược của Nga". Đây cũng là lời nhắc nhở tiếp theo của Nga khi vẫn duy trì tình trạng sẵn sàng mức độ cao của lực lượng hạt nhân ngay khi mở Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích các vấn đề quân sự và chính trị quốc tế nói với Sputnik.
Phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng «Sarmat» từ sân bay vũ trụ Plesetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
"Tung ra đôi át chủ bài": Người Trung Quốc thán phục tên lửa Sarmat của Nga

Phương Tây có ầm ỹ lên không?

Trả lời câu hỏi của phóng viên Sputnik về phản ứng của NATO và Mỹ, chuyên gia quân sự và chính trị Nguyễn Hoàng bình luận:

“Do việc thử vũ khí diễn ra giữa hai cường quốc "cân tài, cân sức" nên không giống như trường hợp Triều Tiên hay Iran thử tên lửa, Mỹ và phương Tây sẽ im lặng và âm thầm tìm hiểu tính năng mới của loại vũ khí mà Nga vừa thử nghiệm cũng như tìm cách cải tiến vũ khí đánh chặn của mình. Nếu họ làm ầm ỹ lên thì chẳng khác gì thú nhận sự thua kém của mình, Điều đó sẽ làm giảm uy tín của Mỹ trong con mắt đồng minh và làm giảm uy tín của Mỹ và đồng minh trước hàng tỷ cặp mắt trên toàn cầu”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала