Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc an ninh mạng

© Depositphotos.com / Michael BorgersAn ninh mạng
An ninh mạng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2022
Đăng ký
Các chuyên gia công nghệ thông tin và an ninh mạng hàng đầu Việt Nam lưu ý đến khả năng, nguy cơ tấn công mạng trong bối cảnh biến động chính trị thế giới diễn tiến khó lường như hiện nay.
Giới chuyên gia tin tưởng rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc an ninh mạng. Đất nước với những con người thông minh, sáng tạo này hiện đang sở hữu lực lượng nhân sự an toàn thông tin có năng lực cao và quy mô toàn cầu.

Từ xung đột thực địa đến tấn công mạng: Nguy cơ của Việt Nam ra sao?

Phát biểu tại buổi tọa đàm “Nguy cơ cuộc xung đột kỹ thuật số toàn cầu - Giải pháp đảm bảo an ninh mạng cho Việt Nam” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng nay, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Phó Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Bkav cho biết, thời gian qua, các cuộc tấn công mạng đã hiện hữu với mọi người dùng, từ cá nhân, tổ chức đến từng quốc gia. Việt Nam, tất nhiên, cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Dẫn chứng, hồi năm 2009, khi xảy ra căng thẳng giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ được đẩy lên cao, đây cũng là thời điểm xảy ra cuộc tấn công mạng với quy mô lớn nhất trong thiên niên kỷ, làm đình trệ tất các các website của Chính phủ Mỹ và Hàn Quốc liên tục trong 2 tuần.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
“Tình hình chính trị thế giới phức tạp”, Việt Nam họp về an ninh mạng
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, xu hướng hiện nay thể hiện rất rõ, đó là song song những xung đột trên thực địa thì sẽ xảy ra những cuộc xung đột trên không gian mạng.
“Vì thế hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thành lập các đơn vị tác chiến không gian mạng nhằm phòng thủ cũng như tấn công nếu xảy ra xung đột trong tương lai”, ông Tuấn Anh nhận định.
Đối với Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin cho rằng, nhờ có trạng thái ổn định, không có xung khắc về địa chính trị với các quốc gia khác nên nguy cơ về chiến tranh thực tế hay chiến tranh trên mạng với nước khác “ở mức độ thấp”.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Tuấn Anh, phải nhấn mạnh rằng các cuộc chiến tranh mạng thường không có biên giới.
“Do đó, sẽ xảy ra trường hợp cuộc tấn công xảy ra ở đâu đấy như tại Nga – Ukraina hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới Việt Nam”, lãnh đạo VNISA lưu ý.

“Dù của Nga hay Ukraina thì Việt Nam cũng đang dùng”

Khảo sát công bố trong năm 2021 do Bkav thực hiện cho thấy, thiệt hại về an ninh mạnh cho người dùng tại Việt Nam đã lên tới con số 1 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Bkav có thống kê khác cũng cho thấy tại Việt Nam, trung bình một ngày có khoảng 30 đến 50 website bị thay đổi nội dung cũng như chiếm quyền kiểm soát, trong đó có rất nhiều website của Chính phủ, các đơn vị quan trọng như các công ty tài chính, ngân hàng.
Kẻ nổ súng ở New Zealand đã gửi bản tuyên ngôn tới chính quyền trước khi tấn công - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
An ninh mạng Việt Nam lo chống lỗ hổng Spring4Shell
Phát biểu tại cuộc tọa đàm về nguy cơ tấn công mạng từ chính các xung đột thực địa, ông Trương Đức Lượng, Chủ tịch Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC), chia sẻ, vừa qua công ty đã nhận được một vài yêu cầu hỗ trợ từ phía doanh nghiệp Việt Nam cho những mã độc tống tiền.
Theo ông Lượng, điều đáng nói là những mã độc này lại có nguồn gốc tương tự mã độc đã tấn công vào hệ thống của doanh nghiệp khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraina.
Lưu ý rằng, hệ thống bị tấn công dù của Ukraina hay của Nga thì đều là những hệ thống mà doanh nghiệp Việt Nam cũng đang sử dụng.
“Trong khi đó, khi các cuộc tấn công được diễn ra trên diện rộng, thì việc hệ thống của Việt Nam bị ảnh hưởng là hoàn toàn có thể xảy ra”, lãnh đạo VSEC nhận định.

“Liều thuốc thử” sức đề kháng cho an ninh mạng Việt Nam

Ông Nguyễn Thành Đạt, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) cho rằng, mặc dù gặp phải những thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên, đây cũng chính là “liều thuốc thử tốt nhất” để đo “sức đề kháng” của Việt Nam cho vấn đề an ninh mạng.
Theo ông Đạt, nếu so với 5 năm trước thì “sức đề kháng” này của Việt Nam thể hiện sự khác biệt rất lớn.
Cụ thể, các cuộc tấn công đều được xử lý trong thời gian ngắn, trên phạm vi hẹp, không để lây lan trên diện rộng.
Máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Vượt loạt ‘ông lớn’ Mỹ, Nga, An ninh mạng Viettel VCS gây bất ngờ lớn với thế giới
Theo Global Cybersecurity Index 2020 về Chỉ số An toàn không gian mạng toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 25/194 quốc gia trên thế giới.
Đồng thời, “sức đề kháng” còn được củng cố thêm khi người Việt Nam đang thể hiện năng lực cao trong vấn đề an ninh mạng.
Chuyên gia nhắc lại, tại các bảng xếp hạng hay trong các bộ phận an ninh mạng của các công ty hàng đầu trên thế giới đều xuất hiện người Việt Nam.
Theo ông Đạt, đây là điều đặc biệt, không phải nước nào cũng có. Kể cả những chuyên gia trong nước cũng thường xuyên phát hiện ra lỗ hổng nghiêm trọng của các phần mềm, ứng dụng phổ biến trên thế giới.
“Điều đó thể hiện rất rõ năng lực của người Việt Nam”, lãnh đạo VNCS khẳng định.
Dù lưu ý Việt Nam có nhiều chuyên gia giỏi nhưng theo ông Đạt, về cơ bản đất nước vẫn thiếu nhân lực để có thể bao phủ, hỗ trợ được tất cả doanh nghiệp trước các đợt tấn công, nhất là tình huống bất ngờ.
Đồng quan điểm, ông Ngô Tuấn Anh cho rằng hiện nay tất cả các mảng, lĩnh vực đều có nhu cầu kết nối Internet. Giao thông có các ứng dụng gọi xe, ứng dụng logistics, vận chuyển, nhệ thống truyền tải điện trọng yếu cũng có nhu cầu điều khiển qua mạng, nguy cơ bị tấn công đều hiện hữu.
Trong khi đó, về mặt quản lý nhà nước, Chính phủ cũng có quy định thúc đẩy môi trường cho các công ty an ninh mạng phát triển như Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng.
An ninh mạng - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Việt Nam muốn vào top đầu khu vực về an ninh mạng, tăng sản phẩm “make in Vietnam”
Theo đó, Chính phủ cũng có những văn bản cụ thể gồm Chỉ thị 14/CT-TTg ban hành năm 2018 yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước phải trang bị phần mềm phòng chống mã độc; hay Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2019 yêu cầu tất cả các đơn vị, cơ quan tổ chức triển khai và ứng dụng các hệ thống giám sát an ninh mạng.
Ông Ngô Tuấn Anh cho rằng, tất cả những nhu cầu kết nối mạng đều có mong muốn đảm bảo an ninh mạng. Nhưng điều quan trọng ở đây là số lượng người tham gia đội ngũ an ninh mạng vẫn còn thiếu nhiều.
“Nghĩa là sức đề kháng cho vấn đề an ninh mạng phải được bổ sung cấp thiết”, Phó Chủ tịch Bkav nói.
Chuyên gia Ngô Tuấn Anh đề xuất, để xây dựng nguồn lực tốt, các doanh nghiệp trong ngành cần tăng mức đãi ngộ với đội ngũ chuyên gia vì an ninh mạng là nhánh rất đặc thù trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung. Ngoài việc đưa cơ chế thì cơ quan quản lý Nhà nước vẫn cần phải tạo ra thị trường đúng nghĩa. Tức có quy định, có nhu cầu nhưng phải có giám sát và khi thực thi phải thực hiện có kế hoạch và nghiêm túc.
Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) nêu rõ, các doanh nghiệp ngoài ngành thực hiện việc đảm bảo an toàn thông tin mạng thì tạo ra thị trường. Chính thị trường đó giúp xây dựng được nguồn lực an ninh mạng luôn sẵn sàng.
“Khi nguồn lực đã sẵn sàng, thì giả sử chúng ta có hàng trăm công ty an ninh mạng, mỗi công ty có hàng trăm, hàng nghìn người thì chúng ta sẽ hình thành một đội ngũ an ninh mạng đông đảo. Trong thời bình, lực lượng này sẽ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn chẳng may khi tình huống bất trắc xảy ra, Việt Nam cũng sẽ có ngay đội ngũ dự trữ để tự tin bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng”, ông Tuấn Anh cho biết.

Việt Nam cần làm gì để thành cường quốc an ninh mạng?

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc đưa Việt Nam thành cường quốc về an ninh mạng là hoàn toàn khả thi.
Như Sputnik đã thông tin, mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cường quốc an ninh mạng không phải là mới, điều này đã được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng lần đầu đưa ra tại sự kiện Ngày An toàn thông tin diễn ra vào cuối năm 2019.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05) trình bày tham luận - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
An ninh mạng 2021: 8 triệu cảnh báo tấn công mạng, 30 vụ lộ bí mật Nhà nước
Đặc biệt, nếu như ở thời điểm đó, mục tiêu chỉ được Bộ trưởng dùng từ “có thể” để nói thì tới chỉ vài tháng sau, cũng chính Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định đây là điều mà Việt Nam “phải làm được”.
Diễn biến trên thực tế cho thấy, lĩnh vực an ninh mạng nói chung của Việt Nam đã được tập trung đầu tư hơn rất nhiều so với trước đây. Không chỉ nhận thức về đảm bảo an toàn thông tin của khối doanh nghiệp trong nước được nâng cao mà ngay cả những cơ quan Nhà nước cũng nhìn nhận rõ ràng hơn về vấn đề này.
Kinh phí chi cho an ninh mạng tăng khoảng 50% so với trước đây cũng như hàng loạt sản phẩm an toàn thông tin “Make in Vietnam” đã được đưa vào ứng dụng thực tế.
Các chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam đang hội tụ nhiều yếu tố để vươn mình thành cường quốc an ninh mạng.
TS Trịnh Ngọc Minh cho rằng, để hiểu rõ về khái niệm “cường quốc an ninh mạng” có thể đối chiếu sang “cường quốc quân sự”.
“Một quốc gia sẽ được xem là cường quốc quân sự sẽ dựa trên các yếu tố như ngân sách quốc phòng, năng lực khí tài và số lượng quân đội. Cường quốc an ninh mạng cũng tương tự”, ông Minh so sánh.
Chuyên gia bày tỏ, để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần giải những bài toán về ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này là bao nhiêu, các sản phẩm - giải pháp công nghệ trong nước tự chủ là bao nhiêu và số lượng chuyên gia an ninh mạng có thể đáp ứng được điều kiện thực tế là bao nhiêu.
TS. Minh cũng chia sẻ nhiều thông tin đáng chú ý, như khác với 5 năm trước đây, Việt Nam đã có nhiều điểm sáng về trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xử lý các khoảng trống pháp lý liên quan an ninh mạng
Tiêu biểu nhất là ở thời điểm hiện tại Việt Nam đã lọt Top 25 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI 2020). Tín hiệu này rất đáng mừng.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Bkav Ngô Tuấn Anh cũng cho biết thêm, Việt Nam đang sở hữu lực lượng nhân sự an toàn thông tin có năng lực cao và có quy mô toàn cầu.
Việt Nam cũng là một trong số ít những quốc gia có nhiều chuyên gia được xếp thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng an toàn thông tin.
“Nhiều người trong số đó đã phát hiện ra những lỗ hổng bảo mật của các hệ thống lớn như Google hay nguồn gốc các cuộc tấn công vào hệ thống website của các cường quốc an ninh mạng như Mỹ hay Hàn Quốc”, lãnh đạo Bkav bổ sung.
Những năm gần đây, Chính phủ đã bắt đầu dành nhiều ưu ái cho lĩnh vực an toàn thông tin. Chẳng hạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có đề xuất ban hành quy định bắt buộc các dự án về công nghệ thông tin phải dành tối thiểu 10% vốn đầu tư cho an ninh mạng. Hay như các sản phẩm an ninh mạng “Make in Vietnam” cũng được tạo nhiều cơ chế, chính sách để cổ vũ phát triển.
“Việt Nam là một trong số ít quốc gia có thể tự chủ về giải pháp an ninh mạng khi có thể đáp ứng tới 90% nhu cầu hiện có”, chuyên gia ông Ngô Tuấn Anh thông tin.
TS. Trương Đức Lượng đánh giá, cần phải tối thiểu từ 5-10 năm để trở thành cường quốc an ninh mạng. Toàn ngành phải tốt lên, Việt Nam phải trở thành một cường quốc chuyển đổi số trước khi trở thành cường quốc an ninh mạng (nhìn từ kinh nghiệm của Singapore hay Israel).
Tin tặc - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
An ninh mạng Việt Nam vào cuộc điều tra vụ rao bán CMND, CCCD người Việt
Các chuyên gia cho rằng, an ninh mạng Việt Nam cần một hệ sinh thái đầy đủ, từ đào tạo cho đến đầu tư để có thể phát triển đường dài. Theo ông Lượng, Việt Nam không thiếu chuyên gia an ninh mạng nhưng lại thiếu một thị trường đa dạng mà ở đó có sự góp mặt của doanh nghiệp, nhà đầu tư để mở rộng mô hình và lĩnh vực kinh doanh.
“Nếu Việt Nam có ít nhất 100 doanh nghiệp về an ninh mạng, có cách làm việc bài bản, chịu đầu tư nghiên cứu để cho ra đời các sản phẩm chất lượng thì lúc đó mới có thể vươn mình thành cường quốc an ninh mạng”, ông Trương Đức Lượng đánh giá.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала