Cần nhìn nhận thế nào về chuỗi giảm điểm của chứng khoán Việt?

© Depositphotos.com / Petrovich99 Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thị trường chứng khoán việt nam tiếp tục giảm mạnh sau cú "lao dốc" lịch sử mất hơn 78 điểm ngày 25/4.
Sau phiên giảm sâu hôm qua, thị trường bước vào phiên giao dịch 26/4 với trạng thái không mấy tích cực và các chỉ số giảm điểm sâu ngay từ những phút mở cửa khi VN-Index mất gần 50 điểm, tương đương gần 4% và xuống sâu ở mức 1.264 điểm. Tương tự, HNX-Index cũng giảm hơn 4% xuống 324 điểm.
Trong nhóm VN-30, vào đầu phiên chỉ có 4 mã ngân hàng hồi phục nhẹ, còn lại đều giảm điểm. Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) giảm 5.000 đồng xuống 102.000 đồng/cp; Sabeco (SAB) giảm 5.400 đồng xuống 153.000 đồng/cp; Vinhomes (VHM) giảm 2.800 đồng xuống 60.200 đồng/cp; VietJet (VJC) giảm 2.500 đồng xuống 128.500 đồng/cp…
Thị trường sau đó chứng kiến toàn bộ 30 mã trụ cột giảm giá. Gần như toàn bộ các mã giảm giá, trong đó có vài chục mã giảm sàn. Chỉ số VN-Index có lúc giảm gần 50 điểm sau khi đã giảm hơn 68 điểm trong phiên liền trước.
Người đàn ông kiểm tra dữ liệu thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2022
Đáy hôm nay là đỉnh của ngày mai: cập nhật thị trường chứng khoán Việt Nam
Tuy nhiên cho đến 10 giờ, khi lực cầu mua vào gia tăng, VN-Index chỉ còn giảm 14 điểm và giao dịch quanh mức 1.297 điểm. Trong đó nhiều cổ phiếu đã quay đầu và tăng giá trở lại. Tương tự, HNX-Index chỉ còn giảm hơn 2% về mức 330 điểm.
VN-Index đã mất đi gần 250 điểm trong tháng 4 vừa qua, tương đương khoảng 15% nhưng nhiều cổ phiếu đã giảm mạnh 40 - 50%. Điều này khiến nhiều người có tâm lý tiêu cực, muốn thoát hàng bằng mọi giá.
Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư trong nước vẫn muốn bán ra thì nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng sau khi bán ròng trong quý 1/2022 hơn 7.000 tỉ đồng. Khối ngoại hiện mua ròng 220 tỷ đồng trên HoSE, lực mua tập trung vào DGC, DPM, HPG, DCM..
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm sâu cho dù triển vọng kinh tế vẫn khá tươi sáng. Theo IMF, Việt Nam đã đưa ra các chính sách phục hồi kinh tế rất kịp thời sau Covid-19. Việt Nam đã có những thành công trong việc ổn định tài khóa, kinh tế đối ngoại và thị trường tài chính mặc dù còn nhiều khó khăn.
Đồng thời tổ chức này cũng cho rằng cuộc chiến Nga - Ukraine có thể tác động xấu tới nền kinh tế Việt Nam, góp phần khiến lạm phát gia tăng; hoạt động kết nối thương mại tài chính, giảm nhu cầu từ khu vực đối ngoại và sự đứt gãy chuỗi cung ứng.
Lực lượng chức năng tới trụ sở Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt thực hiện việc khám xé - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
Không phải ông Đỗ Đức Nam, ai mới là chủ thực sự đứng sau Chứng khoán Trí Việt?
Theo chia sẻ của VinaCapital, nên nhìn nhận việc thị trường giảm điểm như một cơ hội tiềm năng để mua vào các mã cổ phiếu tốt với giá rẻ hơn. Việc thị trường giảm điểm mạnh chủ yếu là do tâm lý bi quan của nhà đầu tư sau vụ tháo túng cổ phiếu liên quan tới cựu lãnh đạo FLC hay vụ chủ tịch Tân Hoàng Minh bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, hàng loạt các cổ phiếu mang tính chất đầu cơ, đã tăng nóng từ giữa năm 2021 trong khi lại không kết quả kinh doanh không có chuyển biến tích cực cũng là một yếu tố ảnh hướng đến tâm lý nhà đầu tư cá nhân.
Bên cạnh đó, thị trường ở vào giai đoạn không có nhiều thông tin vĩ mô tích cực, khi xung đột giữa Nga và Ukraina chưa có chuyển biến tích cực. Trong đó, lạm phát tại Mỹ lên mức cao kỷ lục 40 năm, ở mức 8,5% khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại một số nơi ở Trung Quốc, lệnh phong tỏa ở Thượng Hải cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала