Sự khác biệt lớn giữa tàu tuần dương tên lửa Moskva và tàu sân bay Liêu Ninh ?

© Ảnh : Press service of the Ministry of Defence of the Russian FederationDàn pháo tự động AK-630 trên tuần dương hạm tên lửa Cận vệ “Matxcơva” ngoài khơi bờ biển Latakia
Dàn pháo tự động  AK-630 trên tuần dương hạm tên lửa Cận vệ “Matxcơva” ngoài khơi bờ biển Latakia  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
Đăng ký
Mới đây, Nikkei Asia đã đăng một bài báo nói sau thảm kịch với tàu tuần dương tên lửa Moskva của Nga, Hải quân Trung Quốc có lý do để lo ngại chính đáng về các tàu sân bay của họ (tức là Liêu Ninh và Sơn Đông). Những con tàu này được đóng theo công nghệ cũ của Liên Xô và không thể chống lại tên lửa chống hạm.
Không có lập luận nào có trọng lượng, ngoại trừ thông tin từ những tin đồn thông thường, các tham chiếu đến Lầu Năm Góc và một số "nhà phân tích" giấu tên không công khai trong bài báo.
Sputnik đã yêu cầu một chuyên gia Nga về tàu chiến bình luận về thông tin này.
Câu hỏi như vậy có hợp lý không? Liệu có đáng để so sánh những con tàu thuộc các lớp và dự án hoàn toàn khác nhau, ngay cả khi chúng được “sinh ra” từ cùng một quốc gia, tại cùng một nhà máy đóng tàu? Chuyên gia Nga Vladimir Karnozov trả lời câu hỏi này từ Sputnik:

"Các tàu được đề cập đến là hoàn toàn khác nhau, và tác dụng của tên lửa chống hạm đối với chúng cũng khác nhau. Mặc dù có một số lập luận hợp lý trong bài báo này. Chủ đề về tác động bên ngoài lên tàu chiến, cũng như hỏa hoạn và các tình huống khẩn cấp khác, là có liên quan đến nhau và không che giấu. Nhưng việc khẳng định lãnh đạo Hải quân Trung Quốc sau thảm kịch với tàu tuần dương Moskva cần khẩn trương sửa đổi kế hoạch đóng tàu của họ là một sự cường điệu quá mức".

Vị chuyên gia này nhấn mạnh: chưa có xác nhận chính thức nào từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga về việc tàu tuần dương Moskva bị tấn công bằng tên lửa chống hạm. Nếu không có điều này, sẽ là sai lầm khi xây dựng bất kỳ phỏng đoán nào. Chỉ mới có những tuyên bố của phía Ukraina cho rằng họ đã phóng tên lửa chống hạm Neptune (phát triển từ tên lửa chống hạm X-35 Liên Xô thế hệ đầu tiên).
Tàu tuần dương tên lửa bảo vệ Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2020
Chuyên gia quân sự: Khả năng vũ khí chính của tàu tuần dương "Moskva" rất ấn tượng

Tên lửa chống hạm là vũ khí đáng gờm

Đối với tên lửa chống hạm nói chung, đã có khá nhiều trường hợp chúng đánh bại các tàu chiến cỡ lớn trong những thập kỷ gần đây, ông Vladimir Karnozov cho biết thêm. Trường hợp đầu tiên là vào năm 1967, khi tàu khu trục Eilat của Israel đang tiến đến cảng Port Said của Ai Cập thì bị bắn chìm bằng tên lửa chống hạm P-15 Liên Xô sản xuất do các tàu tên lửa Hải quân Ai Cập bắn. Vụ tiếp theo diễn ra trong cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971, và một lần nữa tên lửa chống hạm P-15 Liên Xô lại được sử dụng ở đó. Trường hợp ồn ào nhất là năm 1982, cuộc chiến tranh Anh-Argentina tranh dành quần đảo Falkland (Malvinas). Tàu khu trục Sheffield của Anh đã bị trúng tên lửa chống hạm "Exocet" của Pháp do máy bay Argentina khai hỏa. Ngày 17 tháng 5 năm 1987: khinh hạm tên lửa Stark của Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Ba Tư, bị thiệt hại do Exocets phóng từ máy bay chiến đấu Mirage của Iraq.

Tại sao không dùng hợp kim nhôm để đóng tàu chiến

Tuy nhiên, cần tính đến một đặc điểm quan trọng mà chuyên gia lưu ý đến:

"Một trong những lý do dẫn đến cái chết của lớp tàu tương tự như "Sheffield" là thiết kế. Để giảm trọng lượng con tàu, các nhà đóng tàu Anh đã tích cực sử dụng hợp kim nhôm. Và chúng không chịu cháy được tốt. Những con tàu hoàn toàn bằng "thép" có khả năng chống cháy cao hơn nhiều. Thật không may, trên tàu tuần dương Moskva, đặt kỷ vào năm 1978 và đưa vào biên chế vào năm 1982 (trước khi xảy ra sự cố với tàu khu trục Anh), các hợp kim nhôm cũng đã được sử dụng trên đó. Nhưng các tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng dự án 1143, (bao gồm cả tàu Đô đốc Kuznetsov của Nga và tàu Varyag của Liên Xô — Ukraina, còn được gọi là tàu Liêu Ninh, được chuyển đổi thành tàu sân bay "thuần túy"), được xây dựng sau đó, có tính đến trải nghiệm đáng buồn của cuộc chiến tranh Anh - Argentina. Quy trình đóng tàu đã thay đổi. Vì vậy tôi sẽ không nói rằng tuần dương hạm Moskva (Dự án 1164) và các tàu sân bay: Liêu Ninh, Sơn Đông do Trung Quốc tự chế tạo được thiết kế theo cùng một quy cách và tiêu chuẩn! Chỉ có thép được sử dụng trong thiết kế tàu của Liên Xô sau này!"

Chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh, tai nạn thương tâm với tàu tuần dương Moskva không phải là lý do để lãnh đạo và chỉ huy Hải quân Trung Quốc cần khẩn trương điều chỉnh chương trình đóng tàu chiến nổi của nước này.
Tàu sân bay Liêu Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2017
Trung Quốc điều tàu sân bay Liêu Ninh tới Hồng Kông
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала