Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản du lịch

© Depositphotos.com / David_Bokuchava Bất động sản
Bất động sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Các chuyên gia tìm giải pháp lấy lại thanh khoản cho thị trường 30 tỉ USD bất động sản du lịch đang bị đóng băng.
Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có vai trò rất lớn trong phát triển ngành du lịch cũng như thúc đẩy kinh tế địa phương. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho thấy, cả nước hiện có 239 dự án bất động sản (BĐS) du lịch với giá trị ước tính khoảng 30 tỉ USD; trong đó khoảng 114.000 căn condotel (căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng), giá trị ước tính 297.000 tỉ đồng; gần 24.400 biệt thự du lịch nghỉ dưỡng, giá trị ước tính 244.000 tỉ đồng; gần 30.900 shophouse (nhà phố thương mại), giá trị ước tính 154.000 tỉ đồng.

Thực trạng của BĐS du lịch

Sau một thời gian phát triển nóng, những năm gần đây, phân khúc này đã bị chững lại. Dù tổng giá trị tài sản rất lớn nhưng đến nay hầu hết sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đều chưa được cấp chứng nhận quyền sở hữu (sổ hồng) cho nhà đầu tư thứ cấp, nên chưa thể giao dịch, mua bán trên thị trường thứ cấp, đây chính là điểm nghẽn trong phát triển các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng thời gian qua.
TS chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho biết: “Dù chỉ phát triển mạnh trong khoảng 5 năm gần đây nhưng số căn hộ condotel và biệt thự du lịch hiện đóng góp khoảng 21,3% số lượng buồng phòng khách sạn từ 3-5 sao trên cả nước”.
Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
Sự vô lý trong giá nhà và giá bất động sản ở Việt Nam
Theo Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho biết trong các yếu tố cản trở tốc độ, quy mô và quyết tâm tham gia vào thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Việt Nam, yếu tố kinh tế - tài chính chiếm 30%, yếu tố pháp lý chiếm 50% và yếu tố khác chiếm 20%. Chính vì thế có thể nói tình trạng này xảy ra đa phần là do hành lang pháp lý cho bất động sản nghỉ dưỡng chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên tính đến nay, theo giới chuyên gia cho biết, Việt Nam đã và đang có những thay đổi nhằm hoàn thiện các quy định về bất động sản nghỉ dưỡng, có thể kế đến như Công văn 703/BTNMT-TCQLĐĐ năm 2020 hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở đã ghi nhận việc chứng nhận quyền sở hữu cho căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng. Nghị định 02/2022/NĐ-CP khẳng định về việc chứng nhận quyền sở hữu căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng.

Những nhận định và ý kiến đóng góp của giới chuyên gia

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế nhận định sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự điều chỉnh từ các bộ luật, văn bản để tạo sự thuận lợi trong phát triển của các địa phương, các doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần làm việc trên nguyên tắc cái gì có lợi cho người dân, lợi cho doanh nghiệp, lợi ích chung cho quốc gia thì cần ưu tiên. Chính vì thế vấn đề pháp lý này cần phải được thực sự quan tâm tháo gỡ càng nhanh càng tốt.
“Theo tôi, sửa đổi luật hay điều chỉnh bất cứ điều luật nào đều cần hướng tới sự thay đổi nhận thức, thay đổi để phát triển; buộc phải sửa đổi trên tinh thần vướng đến đâu phải gỡ đến đấy”, TS. Phong nhận định.
Còn TS. Cấn Văn Lực cũng kiến nghị 5 giải pháp tháo gỡ khó khăn để góp phần phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng:
1.
Cần sớm bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý cho bất động sản du lịch.
2.
Có chính sách định hướng và quy hoạch phát triển bất động sản du lịch.
3.
Có chính sách đồng bộ phát triển hạ tầng tại các vùng, khu du lịch; đẩy mạnh liên kết vùng.
4.
Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
5.
Quan tâm phát triển lành mạnh tài chính bất động sản (thị trường vốn, thuế, phí, quỹ đầu tư…) phù hợp; xây dựng cơ sở thông tin, dữ liệu thị trường bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nói riêng, vừa phục vụ quản lý, vừa thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực bất động sản.
Công nhân làm việc tại một KCN may mặc tại Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2022
1-1,6 tỷ đồng cho nhà ở xã hội: Người lao động mua nhà làm sao?
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng cần thay đổi tư duy trong cách làm luật để quản lý hiệu quả, không gây khó khăn cho thị trường, rắc rối cho nhà phát triển dự án và nhà đầu tư.
Ông Trần Xuân Lượng, Tiến sĩ chuyên ngành BĐS - Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, loại hình BĐS mới này cần được thừa nhận, vì nó đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, trong Luật Nhà ở, Luật Đất đai cũng cần quy định rõ khái niệm về các loại hình mới này, cũng như cần quy định phạm vi, thời hạn và quyền hạn rõ ràng hơn.
Theo ông Lượng, hiện người dân mua sản phẩm này đang bị “đánh tráo khái niệm”, bởi không có chuyện sửa đổi luật để hợp lý hóa “sổ đỏ” lâu dài cho loại hình BĐS mới này, nếu nó được xây trên đất thương mại dịch vụ…
"Như vậy, người dân đang mơ hồ giữa sửa luật là để hợp thức, để cấp “sổ đỏ” lâu dài như nhà ở là hoàn toàn không có.” Ông Lượng lưu ý.
Để giải quyết vướng mắc cho loại hình căn hộ “đất ở không hình thành đơn vị ở”, ông Lượng cho rằng, chủ đầu tư và người dân nên hiểu rõ thực trạng hiện nay. Đồng thời linh hoạt coi như là một BĐS đầu tư du lịch, một dạng vốn góp, cổ phần…và cũng không nên cứng nhắc, vì Nhà nước cũng không thể cấp sổ đỏ lâu dài như nhà ở được.
Những ngôi nhà mới gần Hồ Tây, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2022
Thiếu nguồn cung, giá bất động sản hai đầu Nam Bắc tiếp tục tăng cao
Bên cạnh đó, GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, việc cần làm là phải thay đổi cách xây dựng luật pháp, rõ ràng đến mức các quy định chỉ có một cách hiểu, không thể biện minh cho cách hiểu sai lệch, cũng không thể tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến khó khăn và chồng chéo trong thực thi. Một hệ thống luật pháp còn chồng chéo, khó hiểu, tạo nhiều cách hiểu không thể đảm bảo cho tính phát triển bền vững bởi sẽ tạo ra nhiều cách vận dụng khác nhau, thiếu thống nhất và đồng bộ, nhất là tạo khả năng lợi dụng để trục lợi từ quá trình phát triển.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала