Những người hiếu chiến: liệu đám “diều hâu” có thể lật đổ Thủ tướng Đức

© AFP 2023 / Lisi Niesner/PoolThủ tướng Đức Olaf Scholz
Thủ tướng Đức Olaf Scholz - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2022
Đăng ký
Chính sách đối ngoại của Đức đang trải qua thời kỳ khó khăn. Các phương tiện truyền thông cảnh báo rằng, Thủ tướng Scholz có nguy cơ bị mất chức do lập trường "thiếu quyết đoán" trong việc ủng hộ Ukraina và đối đầu với Nga. Nguyên thủ quốc gia đang bị chỉ trích từ mọi phía, kể cả từ phía hàng ngũ trong chính đảng của mình.
Ứng viên có thể thay thế Thủ tướng Scholz - chủ tịch mới của đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) Friedrich Merz là một con diều hâu thực sự.

Cuộc phiêu lưu lạnh giá của Olaf Scholz

Các đối thủ của Scholz có thể một lần nữa nêu lên vấn đề chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraina nhằm làm lung lay ghế Thủ tướng. Theo Spiegel, chủ tịch mới của đảng CDU Friedrich Merz có thể sẽ đệ trình đề xuất lên cuộc họp toàn thể về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev. Điều này được cho là sẽ dẫn đến việc cần phải xem xét lại chính sách của Berlin đối với Kiev. Tờ báo viết, nhiều người trong nước không hài lòng với việc Thủ tướng không sẵn sàng gửi vũ khí cho Ukraina.
© AFP 2023 / Ina Fassender Chủ tịch của đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) Friedrich Merz
Chủ tịch của đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) Friedrich Merz - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2022
Chủ tịch của đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) Friedrich Merz
Mấy ngày trước đó, truyền thông Đức đưa tin, Berlin đã giảm một nửa danh sách vũ khí xuất khẩu cho Ukraina, đồng thời xóa bỏ vũ khí hạng nặng khỏi danh sách. Theo Bild, những thay đổi được thực hiện theo yêu cầu của văn phòng thủ tướng, mặc dù tổ hợp công nghiệp-quân sự của Đức sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Kiev. Trong số 15 loại vũ khí mà Ukraina yêu cầu trong danh sách còn lại ba loại. Xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành, trực thăng và hệ thống phòng không sẽ không được cung cấp cho Kiev.
Đức gần như hết vũ khí cấp cho Ukraina. Ông Scholz đã thừa nhận điều này trong cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo G7. Ngoài Đức, trong khối G7 còn có Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ý và Canada. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức từ chối giúp đỡ Ukraina hoàn toàn không phải vì ông muốn chiến dịch đặc biệt của Nga được hoàn thành càng sớm càng tốt. Ngược lại, ông lo ngại rằng, Matxcơva sẽ tấn công NATO và khi đó quân Đức sẽ cần vũ khí hiện đang được đề nghị chuyển giao cho Kiev.
Scholz là một chính trị gia thận trọng. Ví dụ, những người cấp tiến yêu cầu từ bỏ hoàn toàn nguồn khí đốt và dầu từ Nga càng sớm càng tốt, nhưng, Thủ tướng cảnh báo rằng, điều đó sẽ không giúp đạt được hòa bình ở Ukraina mà đất nước của ông sẽ rơi vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

“Chúng tôi muốn tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, hàng triệu việc làm mất đi và các nhà máy sẽ không bao giờ mở cửa trở lại. Điều đó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với Đức, đối với toàn bộ châu Âu, và nó cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hỗ trợ tài chính cho công cuộc tái thiết Ukraina. Đức không thể để điều đó xảy ra", - Thủ tướng Scholz giải thích.

Sejm Ba Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
Thủ tướng Ba Lan định thuyết phục Thủ tướng Đức Scholz cung cấp thêm vũ khí cho Ukraina
Trong khi đó, trong năm 2022, Đức có thể trả cho Nga thêm 3 tỷ euro tiền dầu so với năm 2021 và gấp đôi tiền khí đốt, theo Greenpeace. Tổng cộng – con số kỷ lục 33,9 tỷ euro. Theo Cục Hải quan Liên bang Nga (FTS), năm 2021, Nga đã bán 19,2 triệu tấn dầu cho Đức với giá 9,3 tỷ USD. Khí đốt - 48,2 tỷ mét khối.
Trong khi một bộ phận cấp tiến của xã hội Đức đang kêu gọi từ bỏ các nguồn năng lượng của Nga, thì giới doanh nghiệp lại lo ngại nghiêm trọng về viễn cảnh này. Người đứng đầu Hiệp hội các Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) dự đoán một "thảm họa thực sự" trong trường hợp có lệnh cấm vận. Theo ông, nền kinh tế Đức sẽ mất năng lực hoạt động. Chủ tịch Hiệp hội Xã hội Đức (SoVD) Adolf Bauer cũng nói về "hậu quả bi thảm" của một quyết định như vậy.

Nước Đức ngày càng xanh

Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) hiện tham gia liên minh cầm quyền. Trong liên minh này cò có Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do (FDP). Liên minh này ngay lập tức được gọi là "đèn giao thông", ám chỉ sự khác biệt giữa họ với nhau. Nhưng, các nhà lãnh đạo đảng cho biết họ sẽ thu hẹp sự khác biệt bằng cách làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề quan trọng. Cuộc khủng hoảng Ukraina đã trở thành một bài kiểm tra sức mạnh. Nếu so sánh với đại diện của các chính đảng khác, ông Scholz có thể được gọi là sứ giả của hòa bình.
xe tăng Leopard 2  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tập đoàn Đức nộp đơn xin cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina
Sự khác biệt này đặc biệt rõ nét nếu so sánh với bà Annalena Baerbock - đồng Chủ tịch đảng Xanh, tân Ngoại trưởng Đức. Ngay cả trước khi Nga mở chiến dịch đặc biệt, bà đã nói rằng, Berlin sẽ không đóng vai trò trung gian giữa Matxcơva và phương Tây. Bây giờ bà Baerbock kiên quyết đòi phải cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina và kêu gọi tăng cường nỗ lực, mặc dù bà cũng như ông Scholz cũng thừa nhận rằng, Đức không còn khả năng viện trợ khí tài trực tiếp từ kho vũ khí quân đội. Ngoài ra, bà Baerbock ủng hộ việc áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm 2022. Và sau đó, theo lời bà, Đức sẽ nhanh chóng bắt đầu loại bỏ khí đốt của Nga.
Hơn nữa, các chính trị gia kêu gọi xây dựng một hệ thống an ninh mới theo hai cách khác nhau: Scholz - cùng với Nga, bà Baerbock - chống lại Nga. Và cả hai đều nói về chương trình dài hạn. Ngoại trưởng Đức đặc biệt quan tâm đến tình hình ở Latvia, Litva và Estonia: mặc dù ba nước này đều là các thành viên NATO, nhưng họ chưa thể trông chờ vào sự hỗ trợ của liên minh, để NATO nhanh chóng triển khai quân trong trường hợp bị Nga xâm lược.
Bà Baerbock đã giành thêm điểm chính trị nhờ các phát biểu như vậy: bà đã trở thành chính trị gia nổi tiếng nhất theo kết quả của một nghiên cứu được thực hiện bởi Học viện Quốc gia về Khoa học Ứng dụng INSA. 50% số người được hỏi ủng hộ bà. Ở vị trí thứ hai là một đại diện khác của đảng Xanh - Phó Thủ tướng Robert Habeck với 46%. Và gần một nửa (49%) số người được hỏi không hài lòng cách Olaf Scholz điều hành đất nước. Chỉ có 38% số người được hỏi ủng hộ ông. Theo tờ Bild, đây là tỷ lệ tín nhiệm ông Scholz thấp kỷ lục. Nhìn chung, chỉ có 35% số người được hỏi tán thành các hoạt động của chính phủ, trong khi 55% không hài lòng với các hoạt động này.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nga đối phó với công nghệ của các nước NATO tiên tiến ở Ukraina

Đảo ngược các chính sách tại Hạ Viện (Bundestag)

Hơn một nửa số người tham gia cuộc khảo sát của Viện Xã hội học Infratest Dimap ủng hộ việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina. Hầu hết các thành viên Chính phủ liên minh của Scholz cũng đồng ý với quyết định này. Chính bởi vậy, phe đối lập, đặc biệt là ông Friedrich Merz, đang ra sức khai thác chủ đề về sự do dự của Thủ tướng và thậm chí ám chỉ sự phản bội. Cụ thể, ông Scholz bị cho là liên tục che giấu điều gì đó về việc hỗ trợ Ukraina, và điều đó có thể dẫn đến việc Đức sẽ bị cô lập trên trường quốc tế. Đồng thời, theo Merz, Thủ tướng quan tâm quá nhiều đến các mối quan hệ của đảng SPD với Nga. Mặc dù người đứng đầu CDU không nói rõ ở đây nói về những liên hệ nào.
Những người ủng hộ Scholz đang đưa ra luận cứ rằng, vũ khí tấn công của Đức có thể quá phức tạp đối với binh sĩ Ukraina. Ví dụ, để có khả năng điều khiển xe tăng Leopard các binh sĩ phải được huấn luyện trong hai năm. Nhưng, xét theo mọi việc, những lập luận này không hoạt động tốt cho lắm. Ngoài ra, một số nghị sĩ SPD đã thừa nhận với các nhà báo của Der Tagesspiegel rằng, họ không muốn trở thành "bên tham chiến" trong mắt Matxcơva.
Ứng viên Olaf Scholz từ đảng Dân chủ-Tự do tranh chức Thủ tướng Đức  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2022
Kỷ lục mới - một nửa số người Đức không hài lòng với công việc của thủ tướng Scholz
Tại Đức, tất cả các lực lượng chính trị đều lên án chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina, nhưng mỗi lực lượng đều có lý do riêng cho điều này, - ông Aleksei Kuznetsov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Âu, Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế IMEMO (Viện Hàn lâm khoa học Nga), giải thích.

“Ví dụ, phe tả chỉ lên án các phương pháp của Matxcơva, nhưng không chỉ ra bản chất của các hành động của họ, trong khi các lực lượng khác phản đối không chỉ chiến dịch đặc biệt, mà cả sự tồn tại của nước Nga nói chung. Trong bảng màu này, Thủ tướng Scholz có thể được gọi là một chính trị gia ôn hòa. Ông nhận thức rõ rằng, việc cung cấp vũ khí hạng nặng sẽ làm trầm trọng thêm cuộc xung đột, sẽ mang lại thêm nhiều khổ đau và làm gia tăng dòng người tị nạn”, - ông Kuznetsov nói.

Ông Scholz không được ưa chuộng, liên minh của ông có quá nhiều quan điểm khác biệt, nhưng vị Thủ tướng là người kháng cự đến cùng, ông không có bất đồng cơ bản với Phó thủ tướng Robert Habeck (đảng Xanh) và Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner (đảng FDP), - chuyên gia Vladislav Belov, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đức tại Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét.
"Có những suy đoán về cuộc đối đầu giữa bà Baerbock và ông Scholz về vũ khí hạng nặng cho Ukraina, nhưng, trong khi ông Habeck vẫn chưa tham gia vào cuộc tranh chấp này, không có gì phải lo lắng. Nói về ông Merz, ngay sau khi ông được bầu làm chủ tịch mới của Đảng CDU, Merz đưa ra những tuyên bố cứng rắn chống lại Nga. Tất nhiên, xác suất Scholz bị từ chức cao hơn 0, nhưng nó vẫn rất nhỏ", - nhà khoa học chính trị lưu ý.
Chân dung Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau chiến thắng tại Pháp - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
Điều gì chờ đợi nước Pháp sau chiến thắng của Macron trong cuộc bầu cử?
Thủ tướng Đức chống lại việc lôi kéo NATO vào cuộc xung đột, vì vậy ông không muốn cung cấp vũ khí cho Kiev mà đề nghị mua mọi thứ cần thiết từ các tập đoàn của Đức, - chuyên gia Belov lưu ý. Còn Friedrich Merz, đối thủ của Scholz, là người hiếu chiến.

“Ông Merz không chỉ là một “con diều hâu”, mà còn là một người tích cực ủng hộ kế hoạch xuyên Đại Tây Dương”, - chuyên gia nhấn mạnh.

Về mặt này, người đứng đầu CDU khác với bà Annalena Baerbock. Cả hai đều muốn cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina. Tuy nhiên, bà Baerbock tin rằng, bằng cách này có thể tránh được thiệt hại về nhân mạng. Còn ông Merz muốn “thổi lửa” cuộc xung đột này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала