Việt Nam không thiếu xăng dầu và không để tin đồn thất thiệt làm náo loạn thị trường

© Ảnh : An Đăng - TTXVNQuang cảnh cuộc họp báo
Quang cảnh cuộc họp báo - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Đăng ký
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã thông tin về việc cung ứng xăng dầu trong nước cũng như cập nhật tình hình hoạt động của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, mạng xã hội hiện nay như một xã hội thực, rất phức tạp. Về các tin đồn thất thiệt, các biện pháp cảnh báo được đưa ra từ hành chính đến hình sự theo các cấp độ.

Bộ Công Thương: Đủ xăng dầu dù không tính nguồn từ Nghi Sơn

Theo ông Hải, trước hết, trong thời gian gần đây, vấn đề năng lượng nói chung và xăng dầu, khí đốt nói riêng có sự xáo trộn lớn do tình hình chính trị, đặc biệt là xung đột giữa Nga và Ukraina.
Tại Việt Nam, theo đại diện Bộ Công Thương, hiện nay, việc cung ứng từ nguồn trong nước tại 2 nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Bỉm Sơn chiếm 70-75%. Như vậy nguồn nhập khẩu chỉ khoảng 25-35%.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng thừa nhận, thị trường xăng dầu trong nước quý I/2022 có nhiều biến động bởi nguồn cung ứng xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng bởi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, đơn vị chiếm 35-40% thị phần cung bảo đảm cho thị trường trong nước nhưng đã phải giảm mạnh công suất sản xuất trong tháng 1 và đầu tháng 2, từ 100% xuống 85%, 60% rồi 55%, “thậm chí có thời điêm phải dừng sản xuất”.
“Trong khi đó, tình hình địa chính trị như tôi đã nói khiến nguồn cung nhập khẩu gặp khó khăn, giá cả tăng, đặc biệt là chi phí về logistics, kể cả các nguồn cung bị hạn chế”, ông Hải phân tích.
Trong bối cảnh đó, liên Bộ Công Thương-Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối chủ động nhập khẩu, cũng đã tính đến việc giảm công suất của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và như vậy trong quý I, không xảy ra hiện tượng không đủ nguồn cung xăng dầu, vẫn bảo đảm xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
© Ảnh : An Đăng - TTXVNThứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí
Bộ Công Thương thông tin, đến quý II/2022, sau khi làm việc với nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, xem xét quá trình sản xuất của Nhà máy và việc chưa bảo đảm cung ứng xăng dầu trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 242 ngày 24/2/2022 về việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II cho 10 tư nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bổ sung nguồn thiếu hụt từ nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.
“Như vậy trong quý II, chúng ta không tính đến lượng xăng dầu do Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cung cấp mà chúng ta vẫn bảo đảm nguồn cung. Đây cũng là nỗ lực cố gắng của Chính phủ và trực tiếp sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ cũng như liên Bộ Công Thương-Tài chính, các sở ngành cũng như các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ.
Về Quý III và IV sắp tới, Bộ Công Thương đã làm việc lại với Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, trên căn cứ cam kết của Nhà máy về việc cung ứng ở mức độ nào, cơ quan chức năng sẽ ưu tiên mức độ đó để tiêu thụ trong nước. Phần còn lại nếu còn thiếu sẽ tiếp tục phân giao cho các đầu mối kinh doanh xăng dầu để nhập khẩu bù vào lượng thiếu hụt của nhà máy Nghi Sơn.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, trrong điều hành giá xăng dầu, hiện nay phải bám vào Nghị định 83 ngày 3/9/2014 của Chính phủ cũng như Nghị định 95 ngày 1/11/2021 của Chính phủ.

Làm thế nào để giảm giá xăng dầu?

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề cập vấn đề, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm giá xăng dầu?
Như đã biết, theo công thức tính toán để tính ra giá xăng dầu hiện nay thì một là phụ thuộc vào giá thế giới. Hiện nay kinh doanh xăng dầu cũng tiến tới tiệm cận thị trường, nghĩa là giá thế giới tăng, điều hành tăng và nhập khẩu. Khi giá thế giới giảm thì cũng phải điều hành giảm để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
Mua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh xăng dầu trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2022
Giá dầu thế giới hạ nhiệt, xăng Việt Nam bao nhiêu tiền/lít?
Trong suốt thời gian qua, liên Bộ Công Thương-Tài chính đã sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu (quỹ POJ) liên tục.
“Do đó mặc dù giá thế giới liên tục tăng nhưng mức tăng của chúng ta so với thế giới thấp hơn”, ông Hải khẳng định.
Thứ trưởng Công Thương dẫn chứng ví dụ trong kỳ điều hành gần đây nhất, ngày 21/4/2022, so với đầu năm 2022 giá xăng dầu có biến động tăng, nhưng giá trong nước vì sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu nên chỉ tăng 17,16% đến 39,04%, tùy từng loại xăng dầu.
Bên cạnh đó, cần điều chỉnh về thuế. Vừa qua theo đề xuất của Quốc hội đã giảm thuế môi trường từ 1/4/2022 đến hết năm nay, đối với xăng giảm thuế này 2.000 đồng/lít, dầu 1.000 đồng/ lít.
Mua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh xăng dầu trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Lý do giá xăng dầu khó giảm mạnh
Hiện nay, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, liên ngành Bộ Công Thương-Tài chính tiếp tục nghiên cứu và rà soát xem giảm được thêm thuế nào để phù hợp với tình hình chung, quan trọng là bảo đảm cho các doanh nghiệp sử dụng xăng dầu đầu vào cũng như nhu cầu người dân
Về dự trữ xăng dầu, có 2 phương thức dự trữ chính, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, thứ nhất là trong doanh nghiệp.
“Đây là yêu cầu bắt buộc trong Nghị định 83 và Nghị định 95, có nghĩa là xăng dầu đầu mối dự trữ 20 ngày trong các kho, còn các doanh nghiệp cung ứng dự trữ 5 ngày”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu.
Thứ hai là dự trữ Nhà nước. Hiện nay do khả năng và ngân sách Nhà nước còn hạn chế nên liên Bộ Công Thương - Tài chính đang bàn với các bộ ngành liên quan để đề xuất những giải pháp phù hợp nhất với tình hình thực tế Việt Nam và ngân sá ch Nhà nước để bảo đảm mức tối đa cho dự trữ xăng dầu phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bộ Công an: Mạng xã hội hiện nay như một xã hội thực

Tại họp báo thường kỳ, báo giới đã nêu câu hỏi với Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an về tiến độ và kết quả điều tra một số vụ án nổi cộm gần như như Việt Á, vụ án thao túng thị trường chứng khoán tại Tập đoàn FLC, vụ án lừa đảo và chiếm đoạt tài sản tại tập đoàn Tân Hoàng Minh, cùng với đó là vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty Trí Việt và Louis Holdings.
lOUIS LAND - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
Cập nhật mới nhất về Louis Holdings và chứng khoán Trí Việt sau khi hàng loạt lãnh đạo bị khởi tố
Bộ Công an cũng được yêu cầu trả lời về các biện pháp hạn chế việc tung tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và môi trường kinh doanh.
Trả lời các câu hỏi này, Trung tướng Tô Ân Xô nói, thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt các cơ quan tố tụng, đã khởi tố các vụ án được dư luận quan tâm.
“Tất cả các vụ án này đều được Bộ Công an thông tin nhanh chóng, cởi mở trong điều kiện cho phép để đáp ứng nhu cầu của người dân. Chi tiết điều tra, chúng tôi chưa thể thông tin được, khi có kết quả sẽ thông báo sớm”, ông Xô nhấn mạnh.
Với việc tung tin thất thiệt, đại diện Bộ Công an cho rằng, nhiều chuyên gia đã đề cập, những thông tin này không chỉ gây thất thiệt trên thị trường chứng khoán mà cả trên mạng xã hội.
© Ảnh : An Đăng - TTXVNTrung tướng Tô Ân Xô trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí
Trung tướng Tô Ân Xô trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Trung tướng Tô Ân Xô trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí
“Trong khi đó, mạng xã hội hiện nay như một xã hội thực, rất phức tạp”, tướng Xô lưu ý.
Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị như an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao, an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế… tập trung lực lượng áp dụng các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát và răn đe, truy tố các cá nhân tung tin thất thiệt.
“Chúng tôi không thể cung cấp thông tin chi tiết như gọi hỏi bao nhiêu người, răn đe bao nhiêu người…Các cảnh báo, biện pháp được đưa ra từ hành chính đến hình sự theo từng cấp độ. Chúng tôi có nhiều biện pháp giáo dục và răn đe”, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết.
Theo người phát ngôn Bộ Công an, các biện pháp cảnh báo đã được thông tin đầy đủ trên các phương tiện như Cổng TTĐT Bộ Công an, VTV, An ninh TV…

Không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế

Về các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay, cơ quan quản lý và cơ quan bảo vệ pháp luật đang xem xét, điều tra, xử lý và sẽ có kết luận cuối cùng thỏa đáng trong thời gian tới.
Về trách nhiệm tổ chức việc giám sát thị trường chứng khoán, pháp luật đã quy định rõ. Trước năm 2019, theo Luật Chứng khoán cũ thì giám sát thị trường chứng khoán theo 2 lớp.
“Thứ nhất là Sở Giao dịch chứng khoán và thứ hai là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Từ năm 2019, Luật Chứng khoán sửa đổi có tăng cường thêm lớp rà soát trực tiếp của công ty chứng khoán ngay từ đầu tham gia thị trường”, ông Chi thông tin.
Theo đại diện Bộ Tài chính, đối với những việc thao túng chứng khoán thị trường thì thời gian vừa qua, các Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã giám sát và thực hiện cảnh báo, xử lý các vụ vi phạm theo phạm vi thẩm quyền.
© Ảnh : An Đăng - TTXVNThứ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Đức Chí trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Đức Chí trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Đức Chí trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng thường xuyên, chủ động yêu cầu 2 Sở tăng cường giám sát chặt chẽ các mã giao dịch chứng khoán của các tổ chức niêm yết có kinh doanh thua lỗ nhưng giá cổ phiếu lại tăng phiên liên tiếp; các giao dịch có khối lượng lớn, có dấu hiệu bất thường thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức kiểm tra, chủ động và chuyển cơ quan công an xử lý theo thẩm quyền, đối với các vụ việc vi phạm pháp luật như FLC, Tân Hoàng Minh…
Nhằm bảo đảm thị trường chứng khoán được phát triển minh bạch, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bảo đảm an toàn thị trường tài chính tiền tệ, không để xảy ra các vụ việc ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, đến kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và đến việc phát triển kinh tế đất nước.
“Những trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý, nhưng không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế”, Thứ trưởng Chi nhắc lại.
Về phía Bộ Tài chính, ông Chi cho rằng, Bộ cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tổ chức điều hành thị trường. Tiếp đó, Bộ cũng sẽ triển khai công tác tái cấu trúc thị trường tài chính theo 4 trụ cột.
“Đó là cường chất lượng của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; tăng cơ sở các nhà đầu tư, tăng hàng hóa chất lượng cho thị trường và cơ cấu lại thị trường”, ông Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.
Đối với các tổ chức trung gian, Bộ Tài chính lưu ý phải tập trung nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chất lương nghề nghiệp của các tổ chức cung cấp dịch vụ bao gồm công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; công ty kiểm toán độc lập, công ty định mức tín nhiệm.
Việt Nam cũng sẽ phát triển các nhà đầu tư, thúc đẩy hình thành các quỹ đầu tư, định chế đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển các nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm
FLC group - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Đồng loạt từ nhiệm, Ban kiểm soát Tập đoàn FLC chỉ còn một thành viên
Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Việc này, theo Thứ trưởng Chi, Bộ Tài chính hết sức coi trọng, giám sát từ 3 cấp, đó là Công ty chứng khoán, Sở Giao dịch và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tăng tần suất giám sát thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả giám sát, cưỡng chế thực thi; kịp thời phát hiện và cưỡng chế rủi ro trên thị trường.
“Trong giai đoạn tới sẽ thanh kiểm tra các công ty đại chúng và công ty không đại chúng khi huy động vốn; tăng cường giám sát hiện tượng thao túng và làm giá nhằm phát triển thị trường chứng khoán theo hướng an toàn, công khai và minh bạch”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp thì giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh các sai phạm, đặc biệt sai phạm về công bố thông tin, sai phạm về sử dụng vốn; sai phạm về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để kịp thời đưa các thông tin chính thống về phát triển thị trường, tình hình doanh nghiệp… giúp thị trường được minh bạch, chính xác. Trên cơ sở đó, đấu tranh với những tin đồn thất thiệt nhằm trục lợi của các tổ chức, cá nhân.
“Với sự đồng lòng của cơ quan Nhà nước, các định chế trên thị trường và các nhà đầu tư, chúng ta sẽ sớm thiết lập được thị trường chứng khoán, thị trường vốn phát triển minh bạch, ổn định, phục vụ thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước”, ông Nguyễn Đức Chi khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала