Hàng không Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lãi lớn

© SputnikVietjet công bố các đường bay thẳng đến Nga từ giữa năm 2022
Vietjet công bố các đường bay thẳng đến Nga từ giữa năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2022
Đăng ký
Báo cáo tài chính quý I/2022 của Vietjet ghi nhận, hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã đạt được mức tăng trưởng 113% lợi nhuận trước thuế so với cùng kỳ năm 2021.
Nguyên nhân là nhờ hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách phục hồi nhanh trong khi mảng kinh doanh vận chuyển hàng hóa tiếp tục được mở rộng, với mức tăng trưởng doanh thu trong quý I/2022 lần lượt là 76% và 94%.
Ngoài ra, sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, hãng hàng không Vietjet cũng đã tiên phong kết nối các đường bay thẳng giữa Việt Nam đến Ấn Độ, giúp mở ra nhiều cơ hội du lịch, thúc đẩy kinh tế giữa hai quốc gia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách nối chuyến từ Ấn Độ đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia…
Máy bay Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2022
Không chịu nổi ‘áp lực’ giá nhiên liệu, Cục Hàng không bắt đầu ‘kêu cứu’

Vietjet thu lợi nhuận khủng

Trong 3 tháng đầu năm 2022, Vietjet ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất là 4.522 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 244 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 98% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với doanh thu vận tải hàng không, doanh thu quý I/2022 của Vietjet đạt 3.340 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này giúp hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đạt lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 40 tỷ đồng.
Kể từ cuối năm 2022, ngành hàng không và du lịch bắt đầu mở cửa trở lại, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng cao. Ngay từ quý I/2022, Vietjet đã mở lại toàn bộ mạng lưới đường bay nội địa và nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ; khai thác 20.000 chuyến bay và vận chuyển hơn 3 triệu lượt khách trên tổng số gần 60 đường bay nội địa và quốc tế.
Trong quý I/2022, tổng số chuyến bay và lượt khách của Vietjet đạt 50% và 55% so với tổng số của cả năm 2021. Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng không sau đại dịch Covid-19. Về hoạt động vận chuyển hàng hóa, tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển trong quý I/2022 của Vietjet đạt hơn 12,5 nghìn tấn.
Đặc biệt, hãng đã đưa vào khai thác 2 tàu bay thân rộng A330 đầu tiên. Chiếc thứ ba dự kiến sẽ được đưa vào đội hình tàu bay trong thời gian sắp tới.
Ngoài ra, Vietjet và Tập đoàn Lufthansa Technik cũng đã ký kết hợp tác triển khai ứng dụng nhật ký kỹ thuật điện tử của AVIATAR. Hãng cũng ký kết hợp đồng bảo dưỡng toàn diện thiết bị tàu bay theo giờ cho toàn bộ đội bay với Tập đoàn ST Engineering.
Vietjet còn ký kết biên bản hợp tác chiến lược trị giá 1,5 tỷ USD với Changi Airports International – đơn vị quốc tế thuộc Tập đoàn Cảng hàng không Changi Airport Group – trong việc phát triển cung cấp các dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không của Việt Nam và trong khu vực.
Vừa qua, Vietjet đã được AirlineRatings, tổ chức chuyên đánh giá xếp hạng dịch vụ và an toàn hàng không thế giới, bình chọn là 1 trong 10 hãng hàng không giá rẻ an toàn nhất thế giới năm 2022, trong tổng số hơn 385 hãng bay toàn cầu được xếp hạng.
Theo đại diện Vietjet, hãng đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, hãng cũng nỗ lực đa dạng hóa các kênh bán hàng trên thiết bị số, trên các sàn thương mại điện tử, số hóa hoạt động và quản lý.
Ông Phạm Nhật Vượng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Forbes: Việt Nam có 7 tỷ phú USD, ông Phạm Nhật Vượng vẫn giàu gấp đôi Donald Trump

Vietjet tái khai thác đường bay thẳng từ Việt Nam đến Ấn Độ

Chiều 30/4, sau hơn 2 năm gián đoạn, chuyến bay mang số hiệu VJ971 của Vietjet đã cất cánh từ Hà Nội đến với New Delhi (Ấn Độ).
Chia sẻ về điều nay, Giám đốc Điều hành Vietjet Đinh Việt Phương cho biết, các đường bay thẳng tới Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia... là nỗ lực và cam kết của Vietjet mang tới cơ hội bay cho tất cả mọi người.
“Đây là cầu nối cho các hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội giữa các quốc gia, dẫn đầu làn sóng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch”, ông Phương nhấn mạnh.
Ngay sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, Vietjet đã tiên phong kết nối các đường bay thẳng tới thủ đô New Delhi Ấn Độ, cũng như khai thác các chuyến bay đến thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng.
Hiện hai đường bay thẳng từ TP.HCM, Hà Nội đi New Delhi đều đã sẵn sàng đón khách, với 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần và tiến tới đều đặn 1 chuyến mỗi ngày, bắt đầu từ tháng 6.
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2022
Thế giới xuất hiện nhiều tỷ phú là người Việt
Sau New Delhi, Vietjet cũng sẽ khai thác đường bay từ TP.HCM, Hà Nội tới Mumbai ngay trong mùa hè năm nay. Trong khi đó, đường bay từ Phú Quốc đi New Delhi và Mumbai sẽ được đưa vào hoạt động từ tháng 9/2022.
Với thời gian khoảng 5 giờ bay, các đường bay giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội du lịch, thúc đẩy kinh tế giữa hai quốc gia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách nối chuyến từ Ấn Độ đến khu vực châu Á Thái Bình Dương như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia…
Hai đường bay quốc tế giữa TP.HCM với thiên đường du lịch Bali (Indonesia) và Đà Nẵng - Seoul (Incheon) cũng sẽ được khai thác trở lại từ 28 và 29/4, giúp du khách dễ dàng tiếp cận những thiên đường du lịch hàng đầu thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала