Đã đến lúc Việt Nam nâng tầm quan hệ với Mỹ lên Đối tác chiến lược?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamCác cô gái bên cờ Mỹ và cờ Việt Nam
Các cô gái bên cờ Mỹ và cờ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2022
Đăng ký
Là một người đã gắn bó cả sự nghiệp ngoại giao với mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, Đại sứ Phạm Quang Vinh vẫn thường trăn trở, làm sao để sớm có thể định danh đối tác chiến lược cho mối quan hệ này.
Theo ông, về bản chất, quan hệ của Việt Nam nói chung với tất cả các nước đều dựa trên song trùng lợi ích, đan xen lợi ích với nhau. Càng đan xen lợi ích thì càng cần nhau, càng dễ giải quyết khác biệt và nâng tầm quan hệ.
Và nếu nhìn từ chủ trương, tương quan chung với các nước và lợi ích của Việt Nam, thì rõ ràng quan hệ Việt - Mỹ cần phải được nâng lên tầm mức mới.

Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai

Trong suốt sự nghiệp của mình, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội Việt-Mỹ, đã có sự gắn bó lâu dài với mối quan hệ Việt-Mỹ. Đối với mối quan hệ đặc biệt này, ông đã có những nhận định, trăn trở và hy vọng về tương lai quan hệ giữa hai nước.
Theo Đại sứ, nhìn lại hơn 25 năm quan hệ Việt - Mỹ, ai cũng cho rằng câu chuyện từ một cựu thù trở thành đối tác toàn diện, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực là một cuộc hành trình kỳ diệu. Tuy nhiên để làm nên điều kỳ diệu đó là cả một hành trình không biết mệt mỏi của bao nhiêu con người. Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng, có 4 yếu tố cần nói đến trong vấn đề này.
Thứ nhất, đó là việc người dân Việt Nam đã vượt qua nỗi đau từ cuộc chiến. Kể cả ngay trong lòng nước Mỹ cũng có những nỗi đau riêng. Trong một sớm một chiều, những nỗi đau đó khó mà khỏa lấp được. Tuy vậy, Việt Nam vẫn quyết tâm “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Kể từ đó, cả hai nước đã tích cực phối hợp tìm kiếm quân nhân Mỹ bị mất tích, khắc phục hậu quả chiến tranh như bom mìn, chất độc màu da cam, tẩy độc môi trường, giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng ở Việt Nam…

“Thứ hai, là về các nỗ lực rất đáng ghi nhận để thúc đẩy hiểu biết và xây dựng lòng tin. Vốn là cựu thù từ hai phía của một cuộc chiến tranh khốc liệt và đầy mất mát, rồi lại có các chế độ chính trị - xã hội khác nhau, thì hiểu biết và xây dựng lòng tin đã phải trải qua cả một quá trình”, - Đại sứ Phạm Quang Vinh nói.

Theo ông, đây là cơ sở để Việt Nam và Mỹ hợp tác, thu hẹp khác biệt và nhân lên các lợi ích song trùng; làm sâu sắc thêm các nguyên tắc chỉ đạo quan hệ.
Thứ ba là việc xây dựng khuôn khổ hợp tác ổn định, lâu dài. Theo thời gian, hai bên đã nỗ lực tăng cường hợp tác, từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, đến khoa học - công nghệ, quốc phòng, khu vực và quốc tế….
Dẫn chứng về điều này, Đại sứ dẫn chứng Hiệp định thương mại song phương (BTA), hay thỏa thuận về việc Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Những thành quả hợp tác này gắn với quan hệ hai nước, cũng vừa gắn với chặng đường phát triển, hội nhập của Việt Nam.

“Thứ tư, là sự phát triển vượt bậc trong hợp tác hai nước trên tất cả các lĩnh vực trong hơn 25 năm qua, phù hợp với lợi ích của mỗi nước cũng như của cả hai bên; phù hợp với hòa bình, ổn định và phát triển ở cả khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương”, - Đại sứ Phạm Quang Vinh nêu rõ.

Đơn cử có thể kể đến việc hợp tác giữa hai nước trong công tác phòng chống dịch Covid-19, viện trợ vaccine, trong ASEAN hay Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an…
Phản chiếu hình quốc kỳ Việt Nam, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2022
Đối với Việt Nam, cả Nga và Hoa Kỳ đều quan trọng

Định hướng nâng tầm quan hệ

Theo ông, trong thời gian tới, quan hệ Việt - Mỹ cần tiếp tục dựa trên đà phát triển song phương đã có, đồng thời phải đặt trong tầm nhìn mới và lợi ích của Việt Nam. Việt Nam luôn xác định đường lối ngoại giao độc lập tự chủ, ưu tiên đa dạng hóa, tăng cường quan hệ với láng giềng khu vực và các nước lớn, các đối tác chủ chốt.
Về mặt gốc rễ, quan hệ của Việt Nam nói chung với tất cả các nước đều dựa trên song trùng lợi ích, đan xen lợi ích với nhau. Càng đan xen lợi ích thì càng cần nhau, càng dễ giải quyết khác biệt và nâng cấp quan hệ.
Theo Đại sứ, giữa Việt Nam và Mỹ hiện còn rất nhiều không gian cho hợp tác, cả về chính trị - ngoại giao, kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, an ninh quốc phòng…
Cùng với đó là hợp tác khu vực và quốc tế. Vấn đề đặt ra là làm sao phát huy được vai trò của Việt Nam, của ASEAN và khu vực, thúc đẩy các quan hệ dựa trên hợp tác, xây dựng lòng tin và luật pháp quốc tế. Điều này càng cần thiết trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có những biến động rất nhanh chóng, đa chiều và phức tạp.
Theo Đại sứ, đối với một nước Việt Nam mới, đang bước vào giai đoạn phát triển mới, khi vị thế và tiềm lực của Việt Nam đã khác, đối ngoại của Việt Nam nói chung và trong quan hệ Việt - Mỹ nói riêng cũng cần được nhân lên, khai thác tiềm năng, không gian hợp tác, vì chính lợi ích của Việt Nam, trên cơ sở cùng có lợi và dựa trên sự song trùng, đan xen lợi ích.
Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng, nếu nhìn từ chủ trương, tương quan chung với các nước và lợi ích của Việt Nam, thì rõ ràng quan hệ Việt - Mỹ cần phải được nâng lên tầm mới.

“Nói ngắn gọn, và cũng là điều trăn trở từ lâu, đó là cần sớm định danh đối tác chiến lược cho mối quan hệ này”, - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.

Thời gian tới, Việt Nam và Mỹ sẽ có một loạt các dịp kỷ niệm diễn ra trong 3 năm liên tiếp, đồng thời cũng là những dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Đó là các dịp kỷ niệm 10 năm Đối tác toàn diện vào năm 2023, 30 năm bình thường hóa quan hệ về kinh tế vào năm 2024, và 30 năm quan hệ ngoại giao vào năm 2025. Đây sẽ là dịp để hai phía nhìn lại và định hướng mối quan hệ ở một tầm cao hơn nữa.
Derek Chollet - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Cố vấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ muốn nâng tầm quan hệ Mỹ - Việt Nam

Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ

Trước đó, vào chiều 25/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper đến chào xã giao nhân dịp ông bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời chúc mừng Đại sứ Marc E. Knapper nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Việt Nam chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay. Để đạt được thành tựu ấy, “trước hết là nhờ vào đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn” của Việt Nam.
Đặc biệt, Tổng Bí thư hoan nghênh sự phát triển tích cực của quan hệ hai nước trong thời gian qua, trên tinh thần “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
Cũng trong dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định quan điểm đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam.

“Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, trong đó tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở khu vực và trên thế giới”, - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị Đại sứ Marc Knapper tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển quan hệ Việt – Mỹ, đồng thời gặt hái được nhiều thành công trong nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC và các doanh nghiệp Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Hợp tác về chính sách bảo hiểm xã hội với Hoa Kỳ: Việt Nam được gì?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала