“Vua hàng hiệu” Việt Nam Johnathan Hạnh Nguyễn muốn làm “siêu dự án” ở sân bay Long Thành

© Ảnh : IPPGDoanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2022
Đăng ký
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, nguyên thanh tra tài chính của hãng Boeing Mỹ đang ấp ủ dự án ngàn tỷ ở sân bay Long Thành (Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, Đồng Nai).
Theo đó, Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) đề xuất Bộ GTVT cho đầu tư nhà ga hàng hoá chuyển phát nhanh, nhà ga hàng hoá số 2 và kho giao nhận hàng hoá với các trang bị “tiên tiến nhất thế giới” tại sân bay Long Thành.

IPPG muốn đầu tư ga hàng hoá nghìn tỷ tại sân bay Long Thành

Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) đề xuất đầu tư nhà ga hàng hoá chuyển phát nhanh, nhà ga hàng hoá số 2 và kho giao nhận hàng hoá sân bay Long Thành.
Như Sputnik thông tin, hãng hàng không IPP Air Cargo của “vua hàng hiệu Việt Nam” Johnathan Hạnh Nguyễn, vừa qua, Bộ GTVT đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho Công ty Cổ phần IPP Air Cargo.
Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng xem xét, cho phép bộ này được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho IPP Air Cargo.
Máy bay - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn chỉ còn thiếu cái gật đầu của Thủ tướng
Doanh nghiệp của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn trên cơ sở đã thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo, đồng thời góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Bellazio Logistics, IPPG đề xuất tham gia đầu tư xây dựng và khai thác công trình nêu trên tại sân bay Long Thành trong thời gian tới. Đây là điều được bà Hồng Thuỷ Tiên - Tổng giám đốc IPPG nhấn mạnh khi thông tin về hệ sinh thái hàng không.
Theo văn bản mới đây mà Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải, nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh có công suất 100.000 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư 8,89 triệu USD, tương đương 206,27 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhà ga hàng hóa số 2 có công suất 550.000 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư 189,58 triệu USD, tương đương 4.168 tỷ đồng. Riêng kho giao nhận hàng hóa có công suất 770.000 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư 87,92 triệu USD, tương đương 2.057 tỷ đồng.

Hệ thống vận hành kho bãi tiên tiến nhất trên thế giới

Theo đại diện IPPG, nếu được tham gia vào các dự án này, doanh nghiệp này cam kết sẽ đầu tư các trang thiết bị, hệ thống vận hành kho bãi được áp dụng AI (trí tuệ nhân tạo) hiện đại “tiên tiến nhất trên thế giới”.
“Nếu được tham gia chúng tôi cam kết sẽ đầu tư các trang thiết bị, hệ thống vận hành kho bãi được áp dụng AI (trí tuệ thông minh) hiện đại tiên tiến nhất trên thế giới. Đặc biệt hệ thống này có khả năng kết nối với các hệ thống của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng khác, đảm bảo việc tối ưu hóa tốc độ thông quan, giải phóng hàng hóa, cũng như khả năng chính xác tốt nhất trong việc sắp xếp, định vị, kiểm kê, xác định, lưu trữ hàng hóa, quản lý dữ liệu được bảo mật, truy cập nhanh chóng và hiệu quả”, bà Lê Hồng Thủy Tiên nêu rõ.
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Để thế giới biết đến công nghệ AI “made in Vietnam”

Không chỉ có Long Thành

Trước Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đầu tháng 4 vừa qua, IPPG cũng đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất tham gia đầu tư các hạng mục kêu gọi xã hội hóa ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc như nhà ga hành khách quốc tế, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa và đường băng.
Đây không phải lần đầu tiên doanh nghiệp của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn muốn đầu tư vào Phú Quốc. Từ cuối năm 2018, doanh nghiệp của ông Nguyễn Hạnh đã đề xuất Bộ GTVT được đầu tư 2.000 tỷ đồng xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh tại sân bay Phú Quốc.
Sau khi xây dựng xong, IPPG sẽ bàn giao đường băng cho ACV quản lý, khai thác, vận hành theo sự thống nhất của các bên. Đồng thời, IPPG cũng mong muốn được phối hợp cùng ACV đầu tư xây dựng nhà ga hành khách quốc tế T2 công suất 10 triệu khách/năm tại Phú Quốc với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 7.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp này cũng đã tham gia đầu tư xây dựng nhà ga quốc tế sân bay Cam Ranh với tổng vốn đầu tư 3.735 tỷ đồng. Cần nhắc lại rằng, IPPG hiện là cổ đông lớn nhất tại CTCP Nhà ga quốc tế Cam Ranh - nhà đầu tư Dự án nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh có tổng mức đầu tư 3.735 tỷ đồng, được đưa vào khai thác hồi tháng 6/2018.
Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Tài sản bà Thảo Vietjet Air bám đuổi ông Phạm Nhật Vượng, làm rõ “quốc tịch” IPP Air Cargo
Đáng chú ý, IPPG cũng là cổ đông lớn, nhà đầu tư chiến lược của CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).
Vừa qua, IPPG cũng đã góp vốn thành lập doanh nghiệp logistics mới với tên gọi là Công ty Cổ phần Bellazio Logistics, hoạt động chính trong lĩnh vực kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
Bên cạnh đó, công ty cũng hoạt động trong một số lĩnh vực khác như vận tải hàng hóa bằng đường bộ, hoat động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, bốc xếp hàng hóa, hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ…
Theo hồ sơ, vốn điều lệ của công ty là 100 tỷ đồng, có sự góp vốn của 6 nhóm cổ đông lớn. IPPG chiếm 51% vốn điều lệ Bellazio Logistics.
Các đơn vị khác bao gồm Sasco, Viettel Post, Vietnam Post, Bellazio Trading Online và IPP Air Cargo nắm giữ lần lượt 10%, 10%, 10%, 10% và 9% vốn điều lệ công ty logistics mới này.

Tìm lời giải cho chi phí logistics đắt đỏ của Việt Nam

Đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giá cước vận tải đồng loạt tăng mạnh, đặc biệt ở các tuyến đi châu Âu, châu Mỹ...
Ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga – Ukraina đã đẩy giá dầu và nhiều loại nguyên, nhiên liệu tiếp tục tăng vọt, đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, hàng không tăng cao gấp nhiều lần so với trước Covid-19.
Cô gái làm việc tại nhà máy Samsung ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2022
Việt Nam – "cường quốc" sản xuất smartphone của thế giới
Để so sánh, trước khi có dịch, cước vận chuyển tàu biển chỉ khoảng 1.000 - 3.000 USD/container, sau đó đã tăng lên 10.000 USD/container và hiện tại ở mức từ 14.000 - 15.000 USD/container 40 feet.
Trong khi đó, thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 15,3%/năm, nhưng các hãng hàng không hiện vẫn chỉ vận chuyển hàng hóa kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách, chưa có hãng hàng không vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng. Dự kiến IPP Air Cargo của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ là “người tiên phong”.
Bàn về lời giải cho bài toán chi phí xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại Việt Nam, ông Hạnh Nguyễn cho hay, trước đây, giá cước vận chuyển hàng hóa từ châu Á đi Mỹ là khoảng 1 - 1,8 USD/kg, nhưng hiện nay đã lên mức 17 - 18 USD/kg. Với mức tăng chi phí lên tới 10 lần như vậy, doanh nghiệp rất khó khăn.
“Chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thế giới, khiến cho chi phí hàng hóa của Việt Nam tăng theo và làm mất lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực châu Á”, vua hàng hiệu Việt bày tỏ.
Do đó, theo ông Hạnh Nguyễn, việc tìm giải pháp kéo giảm chi phí này là yêu cầu cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. Theo quan điểm của ông Trần Việt Huy, Trưởng ban Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại - Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam chia sẻ trên VOV, đại dịch tác động mạnh mẽ làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có hoạt động logistics. Theo kết quả khảo sát mới nhất cho thấy, khoảng 97% doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ bị tác động nặng nề.
Tàu chở hàng đang chuyên chở các container - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
COVID-19 lại mở ra cơ hội hợp tác logistics Việt Nam - Châu Âu
Từ tháng 5/2020, hoạt động logistics dần phục hồi, nhưng đến thời điểm hiện nay, khoảng 20% doanh nghiệp logistics vẫn còn suy giảm về hoạt động.
Ông Trần Việt Huy, cho rằng, so với trước đại dịch, hàng hóa vận tải qua biên giới, đặc biệt với Trung Quốc vẫn bị tắc nghẽn, tăng chi phí xuất nhập khẩu lên nhiều lần. Các hoạt động của ngành hải quan nên tăng cường vào mục tiêu chính đó là bảo vệ thương mại hợp pháp, chống hành vi gian lận thực sự đã có quyết liệt thuận lợi cho quản lý hải quan nhưng khi doanh nghiệp áp dụng thì còn có khó khăn.
“Đề xuất chúng ta cố gắng tránh phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh doanh, giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Chúng ta đẩy mạnh hơn nữa về tạo thuận lợi cho các chủ thể có mức độ tuân thủ cao”, ông Trần Việt Huy nêu ý kiến.
Về vấn đề này, ông Đặng Thái Thiện, Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ, là đơn vị Hải quan quản lý địa bàn có lưu lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu chiếm 50% thị phần của cả nước, hơn 80% sản lượng hàng hóa tại cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, Cục Hải quan thành phố đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp.
Điển hình, theo ông Thiện, Hải quan thành phố đã ban hành Quyết định số 2318 về “Đề án Tạo thuận lợi thương mại: Thủ tục hải quan trong hoạt động logistics và chống ùn tắc hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cảng Cát Lái” với ba giải pháp: Xây dựng mô hình làm việc tập trung, khép kín, thực hiện thủ tục hải quan 24/7 trên cơ sở thiết lập kênh trao đổi thông tin riêng giữa cơ quan hải quan - Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn - doanh nghiệp để thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục giao nhận hàng hóa cho các doanh nghiệp tham gia đề án.
Tàu chở hàng trên sông Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Chi phí container không ngừng tăng, các nhà xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?
Đơn vị cũng bố trí khu vực xếp hàng hóa riêng, có phương án giao nhận hàng hóa tại cầu cảng và phân luồng di chuyển riêng cho xe chở container của các doanh nghiệp tham gia đề án; ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng Hệ thống giám sát trực tuyến quá trình làm thủ tục hải quan-giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu và đánh giá mức độ hài lòng của người đi làm thủ tục hải quan.
Để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời triển khai nhiều giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong đó có việc thực hiện thủ tục hải quan hoàn toàn bằng phương thức điện tử; thanh toán điện tử; thay thế các thủ tục hành chính bằng việc chuyển đổi sang hình thức kết nối, trao đổi dữ liệu thông tin điện tử; cung cấp miễn phí phần mềm khai hải quan cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu.
Cùng với đó, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”.
Các giải pháp của cơ quan hải quan đã góp phần đáng kể vào việc cắt giảm thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới, tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Tuy vậy, theo ông Đào Duy Tám, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan, những bất cập về cơ chế chính sách khiến việc cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu vẫn gặp khó khăn.
 Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2022
Bộ Tài chính chưa chủ trương xây dựng dự thảo Luật đánh thuế nhà đất
Chẳng hạn, thủ tục xuất, nhập khẩu liên quan đến 50 luật, trên 200 nghị định và thông tư của các bộ, ngành đòi hỏi sự chuẩn hóa từ phía hải quan cũng như từ phía doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục.
“Nếu doanh nghiệp không nắm rõ, việc triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn vướng mắc”, Cục phó cục Giám sát quản lý về Hải quan nói và nhấn mạnh, rất cần sự chung tay, cùng phối hợp nhịp nhàng của tất cả các cơ quan liên quan cùng hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong giai đoạn tới, theo ông Đào Duy Tám, Hải quan Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính một cách sâu rộng, toàn diện nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó sẽ tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin ngành hải quan, hướng tới Hải quan số, Hải quan thông minh…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала