Tổng thống Mỹ có thể đề xuất điều gì cho lãnh đạo ASEAN và Việt Nam, tại sao nó không hiệu quả?

© AP Photo / Patrick SemanskyTổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Đăng ký
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN dự kiến được tổ chức tại Washington vào tuần tới, nhưng như South-China Morning Post viết trong một bài xã luận: "các nhà lãnh đạo ASEAN nên suy nghĩ kỹ về hội nghị thượng đỉnh với Mỹ",- nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của ông.

Ai sẽ ủng hộ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga và Trung Quốc?

Với chiến lược toàn cầu của chủ nhân Nhà Trắng hiện tại, có thể giả định rằng trong hội nghị thượng đỉnh, Joe Biden sẽ cố gắng gây áp lực lên lãnh đạo các nước ASEAN và khiến họ ủng hộ các lệnh trừng phạt chống Nga và chống Trung Quốc. Để làm được điều này, Tổng thống Mỹ sẽ cố gắng ''đầu cơ '' về tình hình xung quanh Ukraina, ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Nhưng có rất ít chính trị gia ở Đông Nam Á trên danh nghĩa muốn công khai ủng hộ Hoa Kỳ và lên tiếng tuyên bố chống lại hai quốc gia lớn nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mà họ đã thiết lập mối quan hệ chính trị và kinh tế ổn định. Ngay cả độc giả chưa có kinh nghiệm cũng sẽ hiểu quan hệ thương mại với Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế của các nước ASEAN. Năm ngoái, kim ngạch thương mại ASEAN - Trung Quốc đã vượt 870 tỷ USD, trong khi thương mại của các nước ASEAN với Hoa Kỳ chỉ 384 tỷ USD. Chẳng lẽ có thể làm ngơ trước tình hình này?
Cờ của các nước tham gia hội nghị cấp cao ASEAN tại Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Kết quả nào cho nỗ lực mới của Hoa Kỳ để tổ chức hội nghị cấp cao với ASEAN?
Cho đến nay, chỉ có Singapore tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga của Washington. Các nước thành viên ASEAN còn lại không ủng hộ các nghị quyết chống Nga tại LHQ và không lên án chính sách của Moskva nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, đó là những lý do rất chính đáng. Mức tối đa mà Joe Biden có thể đạt được ở Washington là tuyên bố mối quan tâm của những người tham gia hội nghị thượng đỉnh về tình hình quốc tế đang trở nên trầm trọng.

Dự án kinh tế có ý nghĩa đơn phương

Nhiều nhà quan sát tin rằng Joe Biden sẽ tiến thêm một bước nữa tại hội nghị thượng đỉnh nhằm phổ biến sáng kiến ​​mới có tên là ''Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương'' (IPEF). Biden lần đầu tiên nói về điều này vào năm ngoái, nhưng việc ký kết thỏa thuận được lên kế hoạch vào năm 2023 tới, khi Hoa Kỳ sẽ đăng cai tổ chức hội nghị cấp cao APEC. Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN sắp tới, Tổng thống Mỹ muốn nhận được sự ủng hộ cho ý tưởng này từ một số nhà lãnh đạo có mặt. Nhưng có những nghi ngờ lớn trong cộng đồng chuyên gia rằng tổng thống Mỹ sẽ thành công. Tại sao?
IPEF ngụ ý đạt được bốn mục tiêu hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực: thương mại công bằng và ổn định; chuỗi cung ứng bền vững hơn; năng lượng sạch và khử cacbon; hợp tác trong lĩnh vực thuế và đấu tranh chống tham nhũng. Không giống như tất cả các cấu trúc trước đây về hợp tác kinh tế khu vực, IPEF sẽ áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn.
Trang trọng lễ đón khinh hạm của Hải quân Việt Nam tại Vladivostok. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2022
Có thể và cần giải quyết các vấn đề kinh tế Nga-Việt gắn với trừng phạt
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, dự án mới của Nhà Trắng không phải là thứ mà các nước Đông Nam Á cần. Họ cần những điều kiện thuận lợi hơn để xuất khẩu sản phẩm của mình vào thị trường nội địa Hoa Kỳ và tăng cường đầu tư của Hoa Kỳ vào nền kinh tế của các nước ASEAN. Nhưng dự án của Biden không hứa hẹn điều này.
Thái độ lạnh nhạt đối với dự án mới của Nhà Trắng cũng có thể xuất phát từ việc nhiều khả năng Hiệp định IPEF sẽ được thông qua theo sắc lệnh của Tổng thống Mỹ, chứ không phải với sự chấp thuận của Thượng viện Mỹ. Do đó, khả năng cao là Tổng thống Mỹ thay thế Joe Biden có thể hủy bỏ thỏa thuận này, như Trump đã làm với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương vào năm 2017.

Hội nghị thượng đỉnh chỉ''đánh dấu cho có'' mà thôi

Như nữ phát ngôn viên của Tổng thống Mỹ cho biết: cuộc họp trong hai ngày 12 và 13 tháng 5 sẽ đánh dấu kỷ niệm 45 năm quan hệ Mỹ - ASEAN và thể hiện cam kết của Mỹ trong quan hệ đối tác với Đông Nam Á. Nhà Trắng muốn trấn an các nước ASEAN rằng Mỹ sẽ không bị phân tâm bởi cuộc chiến ở Ukraina và các vấn đề khác của Euro-Đại Tây Dương, mặc dù khó có thể tưởng tượng điều này có thể được thực hiện như thế nào.
Dưới con mắt của đại diện các nước ASEAN, công tác chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN đang diễn ra rất tệ. Chương trình nghị sự rất mơ hồ. Thitinan Pongsudhirak, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, cho rằng "có vẻ như chính quyền Biden muốn đặt bút đánh dấu vào ô để tiếp tục những gì Obama đã bắt đầu và giữ ASEAN đứng về phía mình trước sự tự tin thái quá của Trung Quốc".
Tập trận hải quân - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2022
Mỹ chuẩn bị hành động khiêu khích mới chống lợi ích của ASEAN
Không phải tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Washington. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ không bay tới Mỹ. Và người đứng đầu chính phủ quân sự hiện tại của Myanmar không được chính quyền Mỹ cho phép nhập cảnh Washington. Quan hệ căng thẳng giữa Nhà Trắng với Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Nó chỉ ra rằng Biden sẽ không thể giao tiếp với một khối ASEAN thống nhất.
Vì vậy, hóa ra hội nghị thượng đỉnh sẽ chỉ để ''đánh dấu hiển thị'', không mang tính đại diện và thiếu quyết định nghiêm túc đối với tương lai.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала