Bất chấp những mâu thuẫn trong nội bộ, ASEAN gia tăng tiếp xúc với chính quyền quân sự Myanmar

© Photohost-agency  / Chuyển đến kho ảnhASEAN
ASEAN  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Đăng ký
Myanmar cam kết hợp tác với ASEAN trong việc thực hiện "Đồng thuận năm điểm". Sự ủng hộ của Trung Quốc giúp ASEAN tránh được sự chia rẽ và duy trì đoàn kết trước sức ép ngày càng tăng của Mỹ.
Campuchia với tư cách đương kim chủ tịch ASEAN đã tìm cách thiết lập các mối liên hệ thường xuyên giữa đại diện đặc biệt của hiệp hội và chính quyền quân sự Myanmar. Hai bên đã nhất trí về một cuộc họp mới vào cuối tháng Năm. Chuyến thăm đầu tiên tới Myanmar của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, Đặc phái viên ASEAN về vấn đề Myanmar, đã diễn ra vào cuối tháng Ba. Trước đó, vào đầu tháng 1, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thăm Myanmar.

Đồng thuận năm điểm

Mặc dù trong nội bộ ASEAN các nước thành viên không thống nhất được ý kiến về kết quả chuyến thăm này của Thủ tướng Hun Sen, nhưng, chính ông đã giúp đưa Myanmar tiến gần đến việc thực hiện một trong những điều khoản của "đồng thuận 5 điểm". Cụ thể là việc các nhà chức trách Myanmar cho phép một đặc phái viên ASEAN gặp gỡ, hòa giải với tất cả các bên trong cuộc xung đột chính trị nội bộ Myanmar. Đáp lại lời đề nghị của Thủ tướng Campuchia Hun Sen về việc sắp xếp một cuộc gặp với cựu cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, tướng Min Aung Hlaing hứa sẽ tạo điều kiện cho ông Prak Sokhonn gặp gỡ với tất cả các bên hữu quan. Bộ Ngoại giao Campuchia đưa tin này vào hôm thứ Ba.
Người tị nạn Rohingya đến trại Balukhali ở biên giới Myanmar-Bangladesh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Ngoại trưởng Mỹ: Quân đội Myanmar phạm tội diệt chủng đối với người Rohingya
Chuyên gia Elena Fomicheva từ Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Nghiên cứu Phương Đông (Viện Hàm lâm Khoa học Nga), không loại trừ khả năng, trong chuyến thăm sắp tới, đại diện đặc biệt của ASEAN về Myanmar sẽ đạt được những tiến bộ khác trong quá trình thực hiện “đồng thuận 5 điểm”:

“ASEAN hiểu rõ tầm quan trọng của việc hỗ trợ Myanmar trở lại bình thường, giúp nước này thoát khỏi sự cô lập quốc tế bằng cách thiết lập các mối liên hệ làm việc với chính quyền quân sự. Cả hai bên đều muốn làm cho những cuộc tiếp xúc này trở nên thường xuyên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại và hòa giải ở Myanmar vốn được hỗ trợ bởi “đồng thuận năm điểm”. Mong muốn chung chỉ là bước đầu tiên để đảm bảo rằng, ASEAN sẽ đóng góp hiệu quả cho nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar. Nếu không có bước đầu tiên thì sẽ không có bước đi nào tiếp theo. Có nghĩa là tình hình ở Myanmar sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu tính thống nhất trong ASEAN mà thôi”.

Trong các tiếp xúc với Myanmar, Trung Quốc cũng đang tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này. Đồng thời Bắc Kinh ủng hộ những nỗ lực chung của ASEAN theo hướng này. Theo chuyên gia Elena Fomicheva, lập trường của Trung Quốc về vấn đề Myanmar giúp ASEAN tránh nguy cơ bị chia rẽ, điều mà Mỹ đang tích cực thúc đẩy:

“Trung Quốc đang tích cực và khéo léo sử dụng ảnh hưởng kinh tế và quan hệ quân sự với Myanmar để tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này. Điều này có thể giúp chính quyền quân sự Myanmar linh hoạt hơn trong đối thoại với các đối tác ASEAN. Mặt khác, Trung Quốc ủng hộ các sáng kiến ​​của ASEAN về Myanmar. Điều quan trọng đối với Trung Quốc là để cuộc khủng hoảng Myanmar không trở thành một chia rẽ trong khối ASEAN, để hiệp hội này vẫn có thể tìm được tiếng nói chung với tất cả các thành viên, kể cả với Myanmar.

Sự thống nhất của ASEAN hiện là một yếu tố ổn định. Sự thống nhất của ASEAN có lợi cho Trung Quốc, nhưng, đó là lý do tại sao Mỹ và phương Tây đang làm mọi cách để phá vỡ sự thống nhất này. Tình hình xung quanh Myanmar càng làm trầm trọng thêm vấn đề đoàn kết, bởi vì nếu ASEAN lấy cớ Myanmar để tạo ra một cơ chế để tác động đến tiến trình chính trị nội bộ của các thành viên khác, để can thiệp vào công việc nội bộ của họ, thì tiền lệ chính trị sẽ xuất hiện. Trong trường hợp này ASEAN có thể mất sức mạnh và hiệu quả, vì các nguyên tắc cơ bản của hiệp hội sẽ bị vi phạm”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Tổng thống Mỹ có thể đề xuất điều gì cho lãnh đạo ASEAN và Việt Nam, tại sao nó không hiệu quả?
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN theo dự định sẽ diễn ra trong 2 ngày 12-13/5. Tuy nhiên, cuộc họp có thể bị hoãn lại. Trong khi đó, rõ ràng là Mỹ sẽ cố gắng sử dụng Hội nghị thượng đỉnh để chia rẽ ASEAN không chỉ về vấn đề Myanmar mà còn về cuộc khủng hoảng Ukraina. Các phương tiện truyền thông trong khu vực cảnh báo, Hoa Kỳ có thể cố gắng biến ASEAN thành một khối để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Hội nghị thượng đỉnh được triệu tập, đây có thể là một bài kiểm tra nghiêm túc về khả năng của ASEAN duy trì sự thống nhất và bảo vệ các giá trị của mình.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала