Cần có phương án quản trị rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

© Ảnh : Nguyên Dung-TTXVNCà phê của tỉnh Đắk Nông sản xuất theo bộ tiêu chuẩn quốc tế phục vụ xuất khẩu
Cà phê của tỉnh Đắk Nông sản xuất theo bộ tiêu chuẩn quốc tế phục vụ xuất khẩu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Xuất khẩu trở thành điểm sáng trong 4 tháng vừa qua, tuy nhiên các doanh nghiệp không nên chủ quan và cần có phương án quán trị rủi ro trước tình hình thế giới có nhiều biến động.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện đang đồng loạt duy trì tăng trưởng ở mức cao.

Những tín hiệu khả quan

Đáng chú ý, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 33,26 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng, xuất khẩu thu về khoảng 122,4 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê cho thấy, cả 3 nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm công nghiệp chế biến, dệt may, nông, lâm, thủy sản đều ghi nhận nhiều kết quả nổi bật sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Xuất khẩu quý I hồi phục mạnh mẽ, 15 mặt hàng trên 1 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hai chữ số trong 4 tháng đầu năm
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt khoảng 105,6 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tiếp đến là ngành dệt may, khi chứng kiến sự khởi sắc cả về đơn hàng và lợi nhuận.
Đại diện Công ty Dệt may Thành Công cho biết hiện doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến hết quý 3/2022, thậm chí là quý 4/2022.
“Công ty đã hoàn thành xây dựng nhà máy May Thành Công Vĩnh Long 2 với công suất khoảng 9 triệu sản phẩm/năm, góp phần đẩy mạnh sản xuất và đơn hàng cho năm nay, mang lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới,” vị đại diện này thông tin thêm.
Cuối cùng là nhóm nông, lâm, thủy sản với kết quả xuất khẩu đạt 10,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong nhóm này, xuất khẩu thủy sản ước tính 4 tháng đem về 3,57 tỷ USD, tăng 43,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, cá tra và tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất).
“Nguyên nhân chủ yếu là các thị trường hiện đều có nhu cầu rất cao đối với thủy sản Việt Nam,” đại diện Bộ Công Thương cho hay.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản trong 4 tháng đầu năm tăng 67,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Em bé suy dinh dưỡng trong bệnh viện Cabinda, Congo - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2022
Ngừng xuất khẩu ngũ cốc từ Nga và Ukraina dẫn đến nạn đói ở châu Phi
Đại diện Bộ Công Thương cho biết Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 35,6 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 19 tỷ USD, tăng 16,7%; thị trường EU ước đạt 15,5 tỷ USD, tăng 19,9%...
Đối với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2022 ước đạt 32,2 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ 2021. Tính chung 4 tháng, nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 119,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất chiếm gần 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của cả nước, đạt 106,6 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ.
Việc nhập khẩu các nhóm hàng năng lượng tăng cao do sản lượng nhập khẩu tăng và nguồn cung khan hiếm.
CỤ thể, kim ngạch nhập khẩu than đá tăng tới 123% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu sử dụng của các nhà máy nhiệt điện than tăng cao. Nhập khẩu dầu thô tăng 63,7%; khí đốt hoá lỏng tăng 62,7%...
Với kết quả trên, trong tháng 4 thặng dư thương mại khoảng 1,089 tỷ USD, đưa mức xuất siêu của cả nước trong 4 tháng lên con số khoảng 2,53 tỷ USD.

Chiến lược phát triển sắp tới

Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), cho biết tình hình thế giới có nhiều biến động, giá cả nhiều loại nguyên nhiên vật liệu tăng cao… được nhận định sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Chính vì vậy, Việt Nam cần tính tới những phương pháp quản trị rủi ro. Ngoài ra, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, Hợp tác xã, nông dân và các tổ chức hiệp hội cần phải thắt chặt hơn nữa để cùng nhau vượt qua những thách thức của thị trường.
Tàu chở dầu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Khủng hoảng kinh tế do cung cấp năng lượng dẫn đến sự sụp đổ của EU
Về phía doanh nghiệp theo trao đổi của ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinamit, với báo Vietnam Plus, khách hàng ngày càng quan tâm đến xu hướng tiêu dùng xanh, quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ vì mục đích cuối cùng cũng là sức khỏe, thực phẩm sạch để ăn, nâng cao miễn dịch để kháng bệnh…
“Để đón đầu cơ hội, một số doanh nghiệp Việt đã đẩy mạnh chuyển hướng sang phát triển xanh. Không cạnh tranh bằng chi phí lao động giá rẻ, mà bằng các tiêu chuẩn gắn với bảo vệ môi trường,” ông Nguyễn Lâm Viên nói.
Bên cạnh đó, Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết để giữ nhịp tăng trưởng, lãnh đạo bộ đã yêu cầu các đơn vị chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới.
Cùng với đó, rà soát, đánh giá nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng chiến lược như phân bón, xăng dầu, than... để có biện pháp điều hành phù hợp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa tận dụng được cơ hội về giá để xuất khẩu và đảm bảo nguồn cung đủ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước đặc biệt trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu tăng quá cao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала