Hà Nội: 3-5 huyện lên quận trong năm 2025

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNNút giao thông Cầu Giấy với đường vành đai 2 trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Nút giao thông Cầu Giấy với đường vành đai 2 trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Nghị quyết 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được ban hành bởi Bộ Chính trị trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết nêu Hà Nội còn nhiều hạn chế cần khắc phục; tiềm năng thủ đô chưa được khai thác đầy đủ; tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; chưa hoàn thành một số mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là so với khu vực và thế giới.
Khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Chú trọng vấn đề đất đai
Từ đó, Bộ Chính trị chú trọng tạo bước chuyển có tính đột phá để khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, phát triển thủ đô xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia.
Giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng GRDP phải cao hơn mức bình quân chung cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người 12.000-13.000 USD.
Đến năm năm 2045, thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Đồng thời Bộ Chính trị cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội có 3-5 huyện lên quận; năm 2030 thêm 1-2 huyện lên quận. Sông Tô Lịch, sông Đáy, sông Nhuệ... sẽ được cải tạo. Xây dựng Hà Nội với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông.
Xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài sẽ được hình thành; quy hoạc; phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh, không gian cộng đồng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc thủ đô tại khu vực phía bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía tây (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai).
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đang dần thu hút khách - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Chuyên gia: Nguy cơ thất bại của tuyến ĐSĐT Ga Hà Nội - Hoàng Mai đã rõ ngay từ lúc này
Hà Nội cần đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng hiện đại, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt. Ưu tiên các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics; phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch.
Phát triển đô thị Hà Nội thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía bắc và cả nước.
Mục tiêu đến 2027, thành phố phấn đấu hoàn thành Vành đai 4; xây dựng Vành đai 5 trước năm 2030; mở rộng, nâng cấp sân bay Nội Bài; xây dựng thêm một sân bay quốc tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала