Trung Quốc cấm đánh bắt cá, Việt Nam nói ngư dân cứ bám biển bình thường

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhNgười dân chài trên bãi biển Kê Gà
Người dân chài trên bãi biển Kê Gà - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2022
Đăng ký
Phản ứng của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam trước lệnh cấm đánh bắt cá phi lý và mang tính bắt nạt o ép láng giềng của Trung Quốc.
Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá đối với những khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông là không có giá trị.
Do đó, ngư dân bám biển, sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền của Hà Nội.

“Không có giá trị”

Ngày 11/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển về việc Trung Quốc thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn.
Theo văn bản này, Bộ nhắc lại việc phía Trung Quốc đã ban hành lệnh tạm ngừng đánh cá có thời hạn từ 12 giờ ngày 01/5 đến 12 giờ ngày 16/8/2022 đối với toàn bộ các nghề, trừ nghề câu trên các vùng biển. Trong đó có những vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam khẳng định:

“Việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá đối với những khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông là không có giá trị”.

Kể từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Thời gian cấm biển thường là từ 1/5 đến 16/8, mùa được cho là tốt nhất trong năm.

Ngư dân bám biển bình thường

Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển thông báo ngay cho ngư dân biết về việc tạm ngừng đánh cá có thời hạn của phía Trung Quốc.

“Đồng thời, động viên ngư dân bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam và hướng dẫn ngư dân tổ chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển; kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam”, - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu rõ.

Tàu Trung Quốc gần Đá Ba Đầu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Biển Đông
Cấm đánh bắt cá ở Biển Đông làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cũng nhấn mạnh, các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường giám sát hoạt động khai thác hải sản của tàu cá trên các vùng biển thông qua hệ thống giám sát tàu cá bằng vệ tinh, có biện pháp cảnh báo cho các tàu cá khi cần thiết và đặc biệt quản lý chặt chẽ việc xuất/cập bến của tàu cá hoạt động trong thời gian này.
Cùng với đó là tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 49/CT-BNN-TCTS ngày 06/01/2021 về việc tăng cường quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

“Các địa phương cũng kịp thời thông báo các vụ việc đột xuất phát sinh trên biển đối với tàu cá và ngư dân về đường dây nóng của Cục Kiểm ngư, số điện thoại 024 – 62737323”, - văn bản nêu.

Việt Nam liên tục phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc

Trước đó, như Sputnik đưa tin, hôm 29/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán suốt nhiều năm qua.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông”, - bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Đến ngày 4/5, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam cũng chính thức lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông phi pháp của Trung Quốc.
Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng, đây là hành động đơn phương, lặp lại và phi lý của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quyền và lợi ích khác của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đặc biệt, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc cũng đồng thời vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Theo Hội nghề cá Việt Nam, việc ban hành lệnh cấm lặp lại hằng năm và kéo dài thời gian cấm đánh bắt cá trên Biển Đông làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc, cản trở hoạt động bình thường của tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

“Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động sai trái, đơn phương, lặp lại của phía Trung Quốc”, - cơ quan này nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì phiên họp thường kỳ của Bộ Ngoại giao - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2022
Biển Đông
Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Việt Nam lên tiếng
Hội Nghề cá tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này ở Biển Đông, bao gồm cả các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam”, - Trung ương Hội Nghề cá kiên quyết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала