Lấy lại hào quang chiến thắng, Việt Nam là công xưởng mới của thế giới

© Ảnh : TTXVN - Bùi Tiến KhánhNhà máy ván ép xuất khẩu của Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái có công suất 100.000 m3/năm.
Nhà máy ván ép xuất khẩu của Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái có công suất 100.000 m3/năm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
Đăng ký
Theo HSBC, Việt Nam đang lấy lại hào quang chiến thắng như kỳ tích kinh tế trước đại dịch Covid-19 và trở thành công xưởng mới của thế giới. Điều gì đã khiến dòng FDI ngày càng đổ nhiều vào Việt Nam?
Mới đây, HSBC đã đưa ra báo cáo 'Vietnam at a glance' tháng 5. Theo đó, kinh tế Việt Nam được nhận định vẫn tiếp tục thăng hoa nhờ sự bùng nổ của ngành hàng điện tử cũng như sự ổn định của dòng vốn FDI liên tục rót vào.
Dù quá trình chuyển hướng chuỗi cung ứng ít nhiều bị gián đoạn do dịch bệnh, các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghệ vẫn dành sự quan tâm lớn cho Việt Nam bởi quốc gia này sở hữu tính ổn định về mặt vĩ mô, chính sách FDI thu hút và chi phí nhân công hợp lý.

Việt Nam – công xưởng mới của thế giới

Trước hết, cần nói đến mô hình tăng trưởng lấy xuất khẩu làm động lực chính.
Theo HSBC, trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã lột xác thành công, trở thành công xưởng sản xuất mới nổi của thế giới.
Đặc biệt, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung càng đẩy nhanh quá trình này, giúp xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam, thậm chí trước đó, còn được đánh giá là bên chiến thắng trong thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Kể từ khi Covid-19 bùng lên, động lực tăng trưởng bên ngoài của Việt Nam đã gặp phải nhiều biến động.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Kinh tế Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Trung Quốc
Là một trong những nước châu Á đầu tiên phát hiện ca nhiễm Covid-19 vào đầu năm 2020, Việt Nam từng có thời gian khống chế dịch thành công để rồi sau đó phải hứng chịu những gián đoạn nặng nề của chuỗi cung ứng trong nước do làn sóng dịch thứ 4 bùng lên vào mùa hè năm 2021.
Với việc mở cửa trở lại hoàn toàn vào tháng 3, Việt Nam đã đón thêm nhiều công nhân ở tỉnh trở lại các thành phố để làm việc, qua đó giải quyết tình trạng thiếu lao động cho các nhà máy vốn đang ngập đơn hàng xuất khẩu.
Theo báo cáo của HSBC, xuất khẩu của Việt Nam “đang dần lấy lại hào quang” trước đây.
Trong quý I/2022, xuất khẩu ghi nhận tốc độ tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang tháng 4, tốc độ này lại tăng hơn gấp đôi lên 25% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong số đó, có đến gần 40% tăng trưởng là đến từ các đơn hàng điện tử, khi các đơn hàng này tăng mạnh ở mức 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Từ một nước chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc và da giày với giá trị cộng thêm thấp, Việt Nam đã vươn lên trong chuỗi cung ứng, trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng trong ngành hàng công nghệ”, HSBC nhận định.
Grabbike - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Tài xế xe công nghệ tắt app vì giá xăng vượt đỉnh
Trong khi TP. HCM và các khu vực lân cận phải trải qua 4 tháng giãn cách, chuỗi cung ứng công nghệ ở miền Bắc không mấy ảnh hưởng.
Xuất khẩu điện tử đạt mức kỷ lục 108 tỷ USD vào năm 2021, tương đương 32% tổng kim ngạch xuất khẩu. Con số này năm 2000 chỉ chưa tới 1 tỷ USD, tương đương 5,5% tổng tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việt Nam là nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới

Cần phải nói thêm, thành công của ngành hàng công nghệ chủ yếu là nhờ khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nhiều năm của Samsung với khoảng 18 tỷ USD đầu tư rót vào Việt Nam trong 20 năm qua.
Hiện “chaebol Hàn Quốc” này có 6 nhà máy và 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong số đó, 2 nhà máy sản xuất điện thoại ở miền Bắc là nơi cung ứng một nửa sản lượng điện thoại của Samsung. Điều này đã khiến thị phần smartphone của Việt Nam tăng đáng kể trên toàn cầu.
Mặc dù Trung Quốc đại lục vẫn chiếm ưu thế với 50% thị phần sản xuất smartphone trên toàn cầu, Việt Nam đã giành được 13% thị phần, qua đó vươn lên vị trí nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi làm việc với Chủ tịch về công nghệ và phát triển toàn cầu của Tập đoàn Qualcomm Alex Rogers. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Viettel hợp tác về 5G với Qualcomm, Việt Nam muốn đi trước với công nghệ 6G
Dù dữ liệu của năm 2021 chưa được công bố, qua thành quả rực rỡ của Samsung, HSBC tin rằng nhiều khả năng Việt Nam đã giành thêm thị phần trong năm vừa qua.
Như Sputnik đề cập, Samsung Việt Nam hiện ghi nhận mức tăng doanh thu 14% trong năm qua, chủ yếu đến từ doanh số smartphone màn hình gập tăng 4 lần trong năm 2021.
Bên cạnh smartphone, trong bối cảnh 70% máy tính hoàn thiện trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc, thị phần laptop của Việt Nam trên toàn cầu cũng đang dần tăng lên, vượt qua Malaysia để trở thành nước sản xuất chính ở ASEAN.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia cung cấp bộ vi xử lý/điều khiển. Điều này chủ yếu nhờ khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD của Intel vào một cơ sở lắp ráp và kiểm định tại Việt Nam từ năm 2006.
Từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2020, Intel đã rót thêm vào nhà máy ở Việt Nam tổng số 475 triệu USD để tăng cường sản xuất sản phẩm 5G và bộ xử lý lõi. Đây là nguyên nhân thị phần xuất khẩu bộ xử lý của Việt Nam trên toàn cầu đã tăng gấp 2 lần trong vòng 5 năm, đạt 6% vào năm 2020.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ khai trương bệnh viện ở Phnom Penh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2022
Thủ tướng Campuchia: Các nước ASEAN không lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ
Hiệu ứng dây chuyền của Samsung và Intel đã kéo theo các tập đoàn công nghệ lớn khác đẩy nhanh quá trình chuyển hướng chuỗi cung ứng sang Việt Nam.
Dù quá trình này ít nhiều bị gián đoạn do dịch bệnh, các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghệ vẫn duy trì sự quan tâm lớn bởi Việt Nam sở hữu các yếu tố vĩ mô ổn định, chính sách FDI thuận lợi và chi phí nhân công hợp lý.
“Có thể thấy Việt Nam đã vươn mình, lột xác thành công, trở thành công xưởng sản xuất công nghệ của thế giới, giành thêm nhiều thị phần trong mảng xuất khẩu điện thoại và bộ vi xử lý. Bất chấp gián đoạn cục bộ do đại dịch, Việt Nam tiếp tục hưởng lợi nhờ dòng vốn FDI ổn định từ các ông lớn trong ngành công nghệ, cả các tập đoàn quen thuộc lẫn nhà đầu tư mới”, HSBC nhấn mạnh.
Đặc biệt, hiện các nhà cung ứng liên quan đến Apple cũng đã bắt đầu đặt chân vào Việt Nam. Cả Foxconn, Luxshare và Goertek (3 hãng lắp ráp sản phẩm Apple) đều đã thông báo kế hoạch đầu tư lớn tại Việt Nam nhằm gia tăng công suất, sử dụng nhiều hơn nữa nhân công địa phương.
Samsung Galaxy Z Flip - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
60% điện thoại Samsung bán ra toàn thế giới “made in Vietnam”

Cảnh báo “gió ngược chiều”

Ngoài các điều kiện thuận lợi, chuyên gia HSBC lưu ý những cơn gió ngược chiều cản trở thương mại đang mạnh dần lên làm dấy lên nỗi băn khoăn về xuất khẩu của Việt Nam.
Theo HSBC, một mặt, tiêu dùng thế giới đang dịch chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ.
Mặt khác, gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc khiến các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam gặp ngày càng nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động xuất khẩu trong tương lai.
“Trong khi xuất khẩu của Việt Nam đang rất tốt, kết quả rực rỡ này lại nhắc chúng ta không quên nền sản xuất của Việt Nam có độ phụ thuộc rất cao vào nhập khẩu nguyên liệu”, báo cáo của HSBC bày tỏ.
Ngoài ra, khoảng 30% nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực điện tử (30%) và thiết bị máy móc (22%).
Vì vậy, tình trạng tắc nghẽn trong khâu vận chuyển ở Trung Quốc sẽ gây ra khó khăn cản trở tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.
HSBC tại Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2022
Chứng chỉ ‘Đèn lồng’ của HSBC sẽ thúc đẩy tăng trưởng Việt Nam ra sao?
HSBC cũng cảnh báo những thách thức cản trở thương mại đang mạnh dần lên, do biến động ở Mỹ hay Trung Quốc. Trong đó tại Hoa Kỳ, tác động của đại dịch đã giảm nên nhu cầu chuyển dần từ hàng hóa sang dịch vụ. HSBC cho rằng điều đó sẽ tác động đến xuất khẩu của Việt Nam.

Lạm phát Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát

Báo cáo của HSBC nhận định, lạm phát của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát.
Theo HSBC, áp lực lạm phát của Việt Nam đang duy trì ở mức thấp trong khu vực ASEAN. Lạm phát toàn phần chỉ tăng 0,2% so với tháng 4, kéo theo mức tăng so với cùng kỳ 2021 là 2,6%, vẫn nằm trong mức kỳ vọng của thị trường.
Lý giải mức lạm phát này, HSBC cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là nhờ chi phí vận tải thấp, một phần do giá dầu thế giới giảm trong tháng 4, một phần do Việt Nam hạ thuế bảo vệ môi trường khi điều hành giá xăng dầu.
Trong khi đó, chi phí thực phẩm cũng giảm 0,1% so với tháng trước, cho thấy giá nông sản nội địa ổn định so với các nước khác trong khu vực, vốn đang phải đối mặt với tình trạng giá thực phẩm cao hơn.
Tuy nhiên, giá cũng đã tăng trên diện rộng ở một số hạng mục như giáo dục, dịch vụ và bán lẻ. Chẳng hạn như chi phí nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,6% so với tháng 3, cho thấy chi phí tiện ích và thuê cao hơn khi công nhân quay trở lại các thành phố.
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian). - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2022
Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn Kissinger khi đánh giá lạm phát ở EU
Với nhu cầu trong nước tiếp tục phục hồi và giá hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, HSBC dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ tăng lên 3,7% trong năm 2022.
“Áp lực giá nhiều khả năng vẫn sẽ nằm dưới mức trần lạm phát 4% của Ngân hàng Nhà nước”, HSBC dự báo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала