Nước Mỹ không nhích lại gần ASEAN

© Brendan SmialowskiHội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington
Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
Đăng ký
Tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ-ASEAN. Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik có bài viết về sự kiện này.

Nhiều ồn ào từ chuyện chẳng có gì

Suốt hơn một năm qua, ê-kip chính quyền Biden đã rầm rộ quảng cáo về sự kiện hội nghị cấp cao. Bởi lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ mời các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ của ASEAN tới Washington gặp mặt, thậm chí còn đặt tiệc trong Nhà Trắng dành cho bữa trưa chung.
Quả thật, bữa trưa trọng thể tại Nhà Trắng đã không thể giảm nhẹ dư vị khó chịu từ quyết định như vậy của phía Mỹ - Tổng thống Biden không tiến hành cuộc gặp riêng với bất kỳ vị trưởng đoàn nào, mà để các cộng sự trong chính quyền Biden thay ông làm điều đó.
Về mặt chính thức, phía Mỹ muốn sự kiện hội nghị thượng đỉnh là mốc đánh dấu 45 năm quan hệ của Hoa Kỳ với ASEAN và chứng tỏ rằng người Mỹ thời Biden vẫn là «đối tác hùng mạnh và đáng tin cậy» của các nước Đông Nam Á. Trên thực tế khó có thể nói ngày nay Hoa Kỳ là đối tác mạnh đến chừng nào của ASEAN. Tại hội nghị thượng đỉnh đã nhắc rằng năm ngoái, kim ngạch trao đổi thương mại ASEAN-Trung Quốc đã vượt quá 870 tỷ USD, trong khi đó giao thươn của các nước ASEAN với Hoa Kỳ là 384 tỷ USD. Những chỉ số cho thấy vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế của các nước ASEAN được xem là mạnh hơn. Chính quyền Nhà Trắng có thể phản đối điều này, chỉ bằng luận điểm rằng Hoa Kỳ đi trước tất cả về mặt đầu tư vào các nền kinh tế Đông Nam Á. Và hứa hẹn phân bổ 150 triệu USD cho mục tiêu hợp tác với ASEAN
Tổng thống Biden  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
ASEAN - Mỹ ra tuyên bố chung, nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện cuối năm 2022

Ai sẽ được hưởng 150 triệu USD

Báo giới nước ngoài chú ý trước hết đến tuyên bố của Nhà Trắng về việc Hoa Kỳ phân bổ khoản kinh phí 150 triệu USD. Nhưng phải hiểu rằng đây sẽ không phải là giúp đỡ không hoàn lại hoặc là khoản cho vay ưu đãi dành cho các nước ASEAN. Chuyện ở đây nói về các dự án tài trợ và hoạt động cụ thể của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Ví dụ, phần lớn nhất của số tiền này - 60 triệu USD - sẽ dành cho cái gọi là «Sáng kiến An ninh Hàng hải” (Maritime Security Initiative - MSI). Tức là, Washington sửa soạn tăng cường sự hiện diện các tàu Cảnh sát biển của Mỹ ở Biển Đông, tiến hành các cuộc tập trận hải quân mới, thực hiện các chiến dịch về ngăn chặn đánh bắt hải sản trái phép ngoài khơi Việt Nam và Trung Quốc. So sánh với khoản chi tiêu này, thì kinh phí phân bổ cho đổi mới ứng nghiệm, phát triển nền kinh tế kỹ thuật số (6 triệu USD) hoặc cho các chương trình y tế (5 triệu USD) rõ ràng có vẻ ít ỏi đến nực cười.
Trong số những chương trình kinh tế, các thành viên tham gia hội nghị thượng đỉnh cũng quan tâm đến sáng kiến ​​mới của Nhà Trắng, có tên gọi là "Cơ cấu kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương". Nhưng hóa ra là Nhà Trắng không muốn hoặc không thể đnê ra các chi tiết cụ thể của sáng kiến. Có tin đồn rằng Tổng thống Joe Biden sẽ công bố chương trình vào cuối tháng này khi ông lên đường thực hiện chuyến công du, thăm chính thức Nhật Bản và Hàn Quốc. Như đang thấy, người Mỹ những muốn để các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc liên kết vào dự án mới, chứ chưa có chỗ dành cho các nước ASEAN.

ASEAN trụ vững trước áp lực về Ukraina

Bối cảnh quốc tế ba tháng qua, cụ thể là tình hình xung quanh Ukraina, đã đưa những điều chỉnh vào chương trình dành cho hội nghị thượng đỉnh đặc biệt. Trước đó, chủ nhà của cuộc gặp không chỉ một lần tuyên bố rằng nhất định sẽ thảo luận về chiến dịch đặc biệt của quân đội Nga ở Ukraina. Ê-kip Biden hẳn sẽ rất vui mừng nếu như trong các văn kiện của hội nghị thượng đỉnh đưa ra nội dung lên án hành động của Điện Kremlin, ủng hộ chính sách trừng phạt của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Nếu thế, các vị khách bị vặn tay ra sao về chuyện này, thì người ta chỉ có thể đoán.
Nhưng lãnh đạo các nước ASEAN đã trụ được trước sức ép của ê-kip Biden. Trong tuyên bố chung cuối cùng chẳng có lời nào lên án chính sách của Nga đối với Ukraina, thậm chí còn không có những từ như «Nga» hay «xâm nhập». Chỉ có lời kêu gọi «chấm dứt ngay lập tức các hành động chiến sự».
Về kết quả hội nghị thượng đỉnh, Nhà Trắng đưa ra đánh giá tích cực với tông màu hồng tươi. Trên thực tế, ở Washington không hề diễn ra bước tiến mới nào theo chiều hướng tới gặp nhau. Đã khẳng định rằng ASEAN cần cho Nhà Trắng trước hết như một nền tảng để củng cố vị thể của Washington ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đối trọng với Bắc Kinh. Nhưng ngay cả theo hướng này (để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc), thì Tokyo và Seoul vẫn gần gũi với Washington hơn là ASEAN. Tại những thủ đô này, Biden hẳn sẽ có nhiều người ủng hộ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ khai trương bệnh viện ở Phnom Penh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2022
Thủ tướng Campuchia: Các nước ASEAN không lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала