Chủ nghĩa cộng sản và các tỷ phú. Các lệnh trừng phạt Nga tác động đến Trung Quốc như thế nào?

© Sputnik / Alexander DemyanchukRúp và Nhân dân tệ
Rúp và Nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Đăng ký
Xét về số lượng người siêu giàu, Trung Quốc đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, vị trí hàng đầu của Trung Quốc trong danh sách giàu nhất thế giới có thể bị lung lay: chính quyền hạn chế tích tụ vốn của các công ty tư nhân mà không có sự kiểm soát và khuyến khích giới siêu giàu cùng “chia của” với người dân.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng có thể đánh vào túi tiền người siêu giàu. Trong những điều kiện mới, liệu sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có tiếp tục nhờ vào các tập đoàn hay không? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Ở Trung Quốc hiện có hơn 1.100 doanh nhân tỷ USD. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới với số tỷ phú vượt quá một nghìn người. Theo bảng xếp hạng những người giàu nhất toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun công bố vào tháng Tư, chỉ riêng trong năm 2021, Trung Quốc có thêm 75 tỷ phú - bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch.
Đứng thứ hai là Hoa Kỳ với 716 doanh nhân tỷ phú, Ấn Độ ở vị trí thứ ba với 215 tỷ phú. Ở Nga có 72 tỷ phú USD. Theo Hurun, hiện có gần 3.400 tỷ phú trên thế giới, tức là trong bảng xếp hạng những người giàu nhất toàn cầu, một phần ba số lượng tỷ phú là công dân của CHND Trung Hoa.
Theo Hurun, tỷ phú Zhong Shanshan của công ty đóng chai nước Nongfu Spring là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản ròng 72 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng của tạp chí Forbes năm ngoái, thu nhập của ông khiêm tốn hơn một chút - 67,3 tỷ USD.
Ở vị trí thứ hai là ông Zhang Yiming, nhà sáng lập ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok. Tài sản ròng của vị tỷ phú 38 tuổi này đã chạm mốc 54 tỷ USD. Ông Zeng Yuqun, người sáng lập hãng sản xuất pin xe điện CATL và là người giàu thứ 3 Trung Quốc có vốn tài sản ít hơn một tỷ USD so với ông Zhang Yiming.
So với bảng xếp hạng năm ngoái, trong danh sách năm nay có nhiều thay đổi: có tới 160 tỷ phú Trung Quốc rớt khỏi bảng xếp hạng, 235 người mới được liệt kê vào danh sách này. Trong số những tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm 2021 có Jack Ma từng là người giàu nhất Trung Quốc, chủ sở hữu Tập đoàn Alibaba, cũng như ông Pony Ma, người sáng lập công ty cổ phần đầu tư Tencent Holdings.
Đồng thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc không hài lòng với số lượng tỷ phú ngày càng tăng. Ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, cựu Bộ trưởng Bộ An ninh Trung Quốc Quách Thanh Côn (Guo Shengkun) cho rằng, bất bình đẳng thu nhập làm suy giảm uy tín của đảng. Quan chức này đề cập đến khái niệm "thịnh vượng chung" được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra. Có nghĩa là, các tỷ phú nên “trả lại cho xã hội nhiều hơn”. Chính sách như vậy là một dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc hiện đại đã rời bỏ các cải cách thị trường của Đặng Tiểu Bình.
Người cao tuổi cầm cờ Trung Quốc và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Một số nước APEC thỏa thuận trao đổi dữ liệu bỏ qua LB Nga và Trung Quốc

Trung Quốc phạt các tập đoàn công nghệ do hành vi độc quyền

Các nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu “ra đòn” mạnh, buộc giới siêu giàu cùng “chia của”. Ví dụ, vào năm 2020, ông Jack Ma đã lên kế hoạch tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của tập đoàn công nghệ tài chính Ant Group, công ty con của Alibaba. Nhưng, vài ngày trước đó, ông đã công khai chỉ trích giới lãnh đạo tài chính của đất nước. Kết quả là IPO đã không diễn ra. Như một nguồn tin trong lĩnh vực ngân hàng giải thích với Financial Times, các nhà quản lý không hài lòng rằng AntGroup có thể nhận được giá trị thị trường cao hơn giá trị của các tổ chức tín dụng nhà nước. Sau những tin tức như vậy, Jack Ma biến mất khỏi giới truyền thông trong một thời gian dài. Một số ấn phẩm cho rằng doanh nhân này đang bị quản thúc tại gia. Tuy nhiên, sau đó thông tin bị bác bỏ. Xét theo dữ liệu theo dõi chuyến bay của Radarbox, tỷ phú Jack Ma vẫn sử dụng chiếc máy bay riêng Gulfstream của mình để di chuyển trong nước.
Sau câu chuyện này, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi các cơ quan liên quan tăng cường giám sát các công ty Internet, bao gồm việc phạt các tập đoàn do hành vi độc quyền và thắt chặt kiểm soát vốn. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu của một số công ty CNTT ngay lập tức sụp đổ. Theo Forbes, Tencent đã mất giá hơn 65 tỷ USD trong hai ngày. Do đó vị thế của ông chủ tập đoàn đã giảm sút trong bảng xếp hạng giới siêu giàu.
Chính phủ thắt chặt kiểm soát hoạt động của các công ty công nghệ, điều đó khiến các nhà phân tích lo ngại. Đặc biệt là trong bối cảnh kiểm dịch do COVID-19 và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng do các biện pháp này gây ra. Ví dụ, tại Thâm Quyến, nơi đặt trụ sở chính của tập đoàn Tencent, cổ phiếu của công ty đã mất khoảng một nửa giá trị kể từ tháng 2 năm 2021, sau khi chính phủ công bố các quy tắc kiểm duyệt chặt chẽ hơn đối với việc phát hành trò chơi điện tử. Các nguồn tin trong ngành công nghệ cao ở Thâm Quyến thừa nhận rằng, các nhân viên trong ngành đang chuẩn bị thay đổi nhà tuyển dụng. "Mọi người sợ bị đuổi việc, bị sa sút về tinh thần", - một trong những kỹ sư cho biết.
Ông Chu Kiến Công (Zhou Jiangong), cựu CEO của hãng truyền thông tài chính Trung Quốc Yicai, cũng cho rằng, sự việc trên cho thấy “thị trường đã trở thành một con chim sợ cành cong” và “các nhà doanh nghiệp tràn ngập sợ hãi”.
Tuy nhiên, không có luật hạn chế mới nào được thông qua. Có lẽ do những thay đổi trong tình hình địa chính trị. Giờ đây, việc theo đuổi chính sách cứng rắn đối với các tập đoàn trong nước không có lợi cho Trung Quốc: cuộc xung đột Nga-Ukraina và các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Bắc Kinh chưa sẵn sàng rơi vào tình huống xung đột trực tiếp với Washington, bất chấp sự bất đồng ngày càng tăng về hồ sơ Đài Loan.

Từ chối gián tiếp

Tuy nhiên, tài sản của các tỷ phú Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh. Vụ việc đáng chú ý nhất có liên quan đến công ty Huawei Technologies, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Vào năm 2018, Nhà Trắng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty do hợp tác với Iran. Giám đốc tài chính Huawei bà Mạnh Vãn Chu đã bị quản thúc tại gia ở Vancouver trong ba năm. Nhân tiện, người sáng lập Huawei ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) là đảng viên cộng sản và là cựu quan chức quân đội Trung Quốc, điều này không được các cơ quan tình báo phương Tây ưa thích.
Mặc dù ông Nhậm Chính Phi chỉ sở hữu 1,42% cổ phần của công ty, nhưng, giá trị tài sản ròng của ông vẫn là gần một tỷ đô la và ông có tên trong danh sách của Forbes. Nếu thu nhập bị mất tối thiểu - ông ta không còn là tỷ phú. Đặc biệt là Huawei báo cáo rằng doanh thu của họ trong quý đầu năm nay đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, Huawei vẫn tiếp tục xuất khẩu sản phẩm sang Nga mà không có bất kỳ hạn chế nào. Nhưng, Bloomberg đề cập đến một nghiên cứu của Capital Economics, trong đó nói rằng, các công ty thương mại khác của Trung Quốc chưa sẵn sàng làm việc với các đối tác Nga vì có nguy cơ bị áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp. Theo các nhà phân tích, đối với các doanh nhân Trung Quốc việc tiếp cận hệ thống tài chính của Mỹ là quan trọng hơn việc tiếp cận hệ thống của Nga. Tên của các công ty không được tiết lộ. Còn tờ The Wall Street Journal cho biết rằng, Lenovo và Xiaomi "gần như hoàn toàn ngừng cung cấp thiết bị cho Nga". Tuy nhiên, lý do không chỉ là các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, mà còn là vì Thượng Hải bị phong tỏa do COVID-19 .
Theo một số nguồn tin, hệ thống thanh toán UnionPay được tạo ra ở Trung Quốc cũng muốn tránh hợp tác với các ngân hàng Nga đã bị trừng phạt. Đồng thời, không có tuyên bố chính thức nào về chủ đề này từ chính UnionPay.
Hơn nữa, không một công ty lớn nào của Trung Quốc, bao gồm cả các công ty nhà nước, trực tiếp tuyên bố từ chối giao dịch thương mại với Matxcơva. Một số công ty Trung Quốc mua năng lượng Nga bằng nhân dân tệ - vượt qua các rào cản tài chính có thể có từ phương Tây. Ngoài ra, Trung Quốc đang xem xét khả năng mua hoặc tăng cổ phần trong các tập đoàn năng lượng và nguyên liệu của Nga. Ở đây nói về hai tập đoàn Gazprom và Rusal, cũng như một số công ty khác. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiện đang ở giai đoạn đầu - và chưa chắc hai bên sẽ đi đến thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
Bất chấp các gói trừng phạt mới của Mỹ và EU đối với Matxcơva, Trung Quốc vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Nga. Nhưng, sự hỗ trợ chiến lược của Trung Quốc đối với nền kinh tế Nga vẫn là một vấn đề cần được thảo luận sâu. Ví dụ, tập đoàn dầu khí nhà nước Sinopec lớn nhất của Trung Quốc đã đình chỉ đàm phán về khoản đầu tư lớn vào Nga.
Tiền rúp và tiền đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Chuyên gia Trung Quốc đánh giá cách Nga giáng đòn vào đồng USD

"Chúng tôi đang đi đúng hướng"

Tuy nhiên, Washington tiếp tục chỉ trích bất kỳ mối quan hệ thương mại nào giữa Bắc Kinh và Matxcơva. Cuối tháng 4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo Trung Quốc không nên ủng hộ Nga. Theo bà Yellen, các hành động này "gây tổn hại không công bằng" đối với lợi ích an ninh quốc gia của các nước khác. Bắc Kinh đã phản ứng ngay lập tức.

Người phát ngôn Bộ Thương Mại Trung Quốc, bà Shu Jueting cho biết: “Trung Quốc phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt đơn phương không được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủng hộ và không dựa trên luật pháp quốc tế. Chúng tôi chống lại bất kỳ lệnh cấm hoặc hạn chế nào đối với hoạt động thương mại bình thường của Trung Quốc với các nước khác”.

“Chúng tôi phản đối những cáo buộc và nghi ngờ vô căn cứ chống lại Trung Quốc, cũng như sẽ không chấp nhận bất kỳ áp lực hay ép buộc nào. Thời gian sẽ trả lời rằng các tuyên bố của Trung Quốc là ở phía bên phải của lịch sử”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nhấn mạnh.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã phát triển một bộ công cụ chống lại sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề kinh tế trong nước. Vào tháng 6 năm 2021, Trung Quốc đã thông qua đạo luật chống trừng phạt nước ngoài. Theo đạo luật này, Trung Quốc cung cấp hỗ trợ pháp lý và bồi thường cho các tổ chức bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế của nước ngoài. Ngoài ra, vào cuối tháng 2, CHND Trung Hoa bắt đầu kiểm thử xác định sự ổn định và tính mạnh mẽ của hệ thống tài chính trước các đòn trừng phạt tiềm tàng từ phương Tây. Chương trình này liên quan đến các cơ quan quản lý ngân hàng và khu vực công thương mại quốc tế.
Nhà phân tích kinh tế Leonid Khazanov cho rằng, các bên tham gia thị trường Trung Quốc đang bận rộn phát triển các cơ chế hợp tác với Nga mà không có nguy cơ bị Mỹ và EU trừng phạt. Đồng thời, ông Khazanov thừa nhận rằng, một số công ty Trung Quốc sẽ bị thua lỗ. Ví dụ, các nhà thầu nhà máy đóng tàu đang xây dựng các mô-đun cho dự án LNG 2 ở Bắc Cực của công ty Novatek: họ dự kiến ​​sẽ ngừng hợp đồng.
Ông Khazanov nói: “Song, những công ty khác sẽ tăng lợi nhuận của họ - đặc biệt là các hãng xe ô tô Trung Quốc - sau khi chứng kiến các công ty ôtô phương Tây rút khỏi thị trường Nga”.
Tuy nhiên, theo ý kiến ​​của ông, các doanh nghiệp Trung Quốc ký kết hợp đồng với Nga sẽ ghi nhận doanh thu đang kể chỉ trong dài hạn.
Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng. Trong 3 tháng đầu năm 2022, GDP Trung Quốc tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tờ South China Morning Post viết. Trong năm 2021, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 8,1%. Trong năm ngoái, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng 3,2% lên đến 113,6 tỷ USD, theo dữ liệu của chính phủ.
Ảnh chụp chung tại cuộc gặp ngoại trưởng G7 ở Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga: các nước G7 can thiệp trực tiếp vào công việc của Trung Quốc
Nhưng, trong thực tế mới, tăng trưởng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Các nhà đầu tư lo ngại các lệnh trừng phạt và sự liên minh giả định của Trung Quốc và Nga trong bối cảnh xung đột Ukraina. Trong tháng 3, cổ phiếu của các tập đoàn Trung Quốc trên các sàn chứng khoán Mỹ và Hồng Kông đã giảm 6-7%. Nếu xu hướng này tiếp tục, trong năm tới, nhiều tỷ phú Trung Quốc sẽ rời khỏi danh sách giàu nhất thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала