Có hay không việc đưa môn lịch sử ở bậc THPT là môn tự chọn?

© Depositphotos.com / BlazeofgloryGiáo viên
Giáo viên - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ có đánh giá cụ thể về những nội dung liên quan đến chương trình giáo dục, đặc biệt là việc môn lịch sử ở bậc THPT là môn tự chọn.
Theo thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 23.5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ có đánh giá cụ thể công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong báo cáo về kinh tế - xã hội để đại biểu Quốc hội thảo luận.
Báo cáo về tình hình năm học 2021 - 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý cần đề cập các nội dung như việc Tổ chức cho học sinh đi học trở lại, khả năng thích ứng và bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch; bảo đảm phương thức tổ chức dạy và học; giảm tải nội dung, chương trình học tập; công tác tổ chức thi cuối năm; kỳ thi THPT, xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; bảo đảm chất lượng dạy và học, thi, tuyển sinh và an toàn cho học sinh…
Học sinh cần ý thức rõ nhiệm vụ của mình, tự giác chăm chỉ; chủ động thích ứng và không có tâm lý chờ đợi đi học trực tiếp mới học mà học ngay, học luôn; trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải hoàn thành nhiệm vụ bởi kỳ thi lớp 10 mỗi lúc một đến gần hơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2022
Ép học sinh yếu không thi lớp 10, giáo dục Việt Nam vẫn ‘sống chết’ với bệnh thành tích
Trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp thứ 3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa môn lịch sử ở bậc THPT là môn học tự chọn.
Trước đó, thông tin môn lịch sử trở thành môn học tự chọn ở bậc học THPT kể từ năm học 2022 - 2023 đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều.
Tại phiên họp 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự kiến ngày 22.5, ủy ban sẽ có phiên họp toàn thể thảo luận vấn đề này.
"Sơ bộ ý kiến của các chuyên gia chúng tôi thấy rằng về tính cần thiết thì môn học lịch sử này nên xem xét là một môn học đặc thù, môn học đặc biệt quan trọng và theo hướng là môn lựa chọn bắt buộc. Về mặt kỹ thuật có thể giải quyết được, không có vấn đề gì khó khăn chỗ này", ông Vinh nói.
Nhưng cuôn sach cu - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2022
Tướng Nguyễn Minh Đức: Ở Nga dạy nếu không học lịch sử thì có thể về Việt Nam
Trước đó, ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 574/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, nhiệm kỳ 2022-2026 gồm 29 thành viên. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Hội đồng. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực là tổ chức tư vấn, có vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đánh giá, tổng kết về sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực; chỉ đạo triển khai các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ giáo dục quốc gia, các chiến lược phát triển giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, các đề án lớn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nội dung về đổi mới giáo dục và đào tạo.
Cùng với đó, nghiên cứu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành, quyết định các chính sách, biện pháp quan trọng để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và phát triển nhân lực; nghiên cứu, tư vấn, góp ý kiến về việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách, đề án quan trọng thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và những vấn đề chuyên môn khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала