Nói thẳng: Việt Nam có nên tham gia liên minh quân sự hay không?

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaBảo tàng Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Đăng ký
Trong bối cảnh xung đột chính trị, cạnh tranh giữa các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc ngày càng gay gắt, Việt Nam nên ứng xử như thế nào giữa một thế giới đầy biến động? Hà Nội có nên chọn bên, liên minh theo nước lớn nào đó hay không?
Giới quan sát tin rằng, với đường lối ngoại giao khôn khéo của mình, Việt Nam sẽ không lựa chọn con đường như Ukraina. Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ không biến mình thành “con tốt thí” và tự chuốc thêm kẻ thù qua ảo tưởng liên minh quân sự.
Trung tướng Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng cho rằng, nếu tham gia liên minh quân sự, Việt Nam sẽ tự chuốc thêm kẻ thù, sẽ trở thành một bên trong cuộc đối đầu giữa các nước lớn (như Mỹ - Nga – Trung Quốc).

Việt Nam chọn chính nghĩa

Như Sputnik đã thông tin, ngày 11/5, tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính một lần nữa tái khẳng định lập trương đối ngoại kiên định của Hà Nội - Việt Nam không chọn bên, Việt Nam chọn chính nghĩa, công lý và lẽ phải.
 Cánh máy bay trong hoàng hôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Viện trợ nhân đạo hay “hàng nóng”?
Chọn chủ đề “Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tình bạn Việt – Mỹ chính là minh chứng cho tôn chỉ trên – sự phát triển vượt bậc trong quan hệ Hà Nội – Washington hôm nay được xây dựng với nỗ lực của hai bên bằng sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm, bằng sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy với các nước trên thế giới, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn thể hiện sự chân thành, nhất quán, minh bạch trong xây dựng, triển khai đường lối đó.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định, giữa độc lập và phụ thuộc, Việt Nam luôn chọn độc lập với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; giữa thương lượng và đối đầu, Việt Nam chọn thương lượng; giữa đối thoại và xung đột, Việt Nam chọn đối thoại; giữa hoà bình và chiến tranh, Việt Nam chọn hoà bình; giữa hợp tác và cạnh tranh, Việt Nam chọn hợp tác và cạnh tranh thì phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau.
“Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Việt Nam thu hút nhân tài vào lĩnh vực công thế nào?
Đặc biệt, Việt Nam sẵn sàng đối thoại, hợp tác để xử lý các khác biệt, bất đồng, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới; đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích và giải quyết thỏa đáng các mối quan tâm của các đối tác, các quốc gia, cộng đồng quốc tế.
Dẫn về tình hình Biển Đông, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Việt Nam luôn chủ trương duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Người đứng đầu Chính phủ nhắc lại sự thật lịch sử, là một quốc gia đã trải qua và hiểu được những mất mát của nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước, Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào quá trình hòa giải giữa các quốc gia. Việt Nam là địa điểm để tổ chức Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần 2. Trong vấn đề Ukraina, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực, sáng kiến của cộng đồng quốc tế trong việc tạo điều kiện để các bên đối thoại, tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững.
Riêng với Mỹ, theo ông Phạm Minh Chính, Việt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác trên cơ sở chân thành, tiếp tục củng cố lòng tin, tăng cường trách nhiệm của cả hai bên, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ đặc biệt: Không đạt được bất kỳ sự đột phá nào

Việt Nam có nên chọn bên hoặc liên minh quân sự hay không?

Đây hoàn toàn không phải là vấn đề mới được đặt ra.
Đặc biệt, khi xảy ra xung đột căng thẳng giữa Nga – Ukraina, Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi các bên giảm căng thẳng, nhanh chóng nối lại đối thoại qua tất cả các kênh, tôn trọng luật pháp quốc tế. Cả Moskva và Kiev đều là những người bạn truyền thống của Hà Nội. Việt Nam mong muốn hai bên đều hướng đến hòa bình, lợi ích chung và ổn định để phát triển.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng phân tích với Phát thanh Quân đội cho rằng, trên thế giới, chưa có nước nào có thể hy sinh lợi ích của dân tộc mình chỉ vì lợi ích của một dân tộc khác.
“Chính vì vậy trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, dù là thời bình hay thời chiến, chúng ta không thể ảo tưởng trông chờ sự trợ giúp của nước ngoài. Việt Nam chúng ta không chọn bên, không đi theo một cường quốc nào, không dựa hẳn vào một cường quốc nào để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc mình”, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân nêu rõ.
Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Campuchia tham gia buổi Đối thoại. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần” – Việt Nam ưu tiên hợp tác quốc phòng với Campuchia
Theo nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, quan điểm cho rằng, Việt Nam cần phải chọn bên để gia tăng sức mạnh bảo vệ đất nước là “mơ hồ và ảo tưởng”.
Có cùng quan điểm với tướng Nguyễn Hồng Quân và lý giải về nhận định này, theo Trung tướng Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, nếu tham gia liên minh quân sự, Việt Nam sẽ tự chuốc thêm kẻ thù, sẽ trở thành một bên trong cuộc đối đầu giữa các nước lớn.
Trung tướng Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam không đứng về bên nào mà Việt Nam chọn lẽ phải, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Trong quan hệ với bạn bè thế giới, Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí là bạn, là đối tác tin cậy với sự chân thành, cởi mở.
“Vì thế, Việt Nam sẽ không bị cô lập trong cộng đồng quốc tế”, tướng Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.
Doanh nhân mặc bộ đồ với ô dưới cơn mưa tiền - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Không phân bổ được vốn thì chuyển cho các bộ, ngành, địa phương khác tốt hơn
Tướng Hải bổ sung thêm, một khi là bạn tốt, chúng ta có thể huy động được sức mạnh của cộng đồng quốc tế ở phạm vi rất rộng, toàn diện.
Nhờ đó, Việt Nam cũng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, loại trừ được nguy cơ xung đột chiến tranh. Nếu chúng ta chọn bên sẽ mất độc lập, tự chủ.
“Ngay trong các khối liên minh, hiện tại chúng ta cũng thấy đang còn những vấn đề xung đột về lợi ích, kiềm chế và phụ thuộc lẫn nhau”, tướng Hải thẳng thắn chỉ rõ.

Không thể biến mình thành “con tốt” trên bàn cờ chiến lược

Theo nguyên Đại sứ Việt Nam ở Myanmar, TS. Luận Thùy Dương, trong quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp như hiện nay, rất nhiều quốc gia có lợi ích trái ngược, đối đầu.
“Trong những tình huống như vậy, chúng ta cũng phải thể hiện quan điểm, chính kiến của mình”, TS Luận Thùy Dương nhấn mạnh.
ExxonMobil - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
ExxonMobil, Murphy Oil sẽ tiếp tục khai thác dầu khí ở Việt Nam
Theo chuyên gia, Việt Nam sẽ tiếp tục đứng về lẽ phải, đứng về chính nghĩa, lấy đó làm hệ quy chiếu trong việc bày tỏ quan điểm trong quan hệ quốc tế.
Nguyên Đại sứ Luận Thùy Dương phân tích, lẽ phải Việt Nam chọn ở đây là vì hòa bình và phát triển thịnh vượng của thế giới.
Chính nghĩa mà Việt Nam kiên định phải hiểu là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển của đất nước.
“Khi chúng ta chọn lẽ phải và đứng về chính nghĩa như thế chúng ta không việc gì phải chọn bên này, bên kia, không việc gì phải chọn đi theo nước này hay nước kia”, TS. Dương nói.
Thực tế lịch sử cũng đã cho thấy, sau chiến tranh thế giới thứ hai đã ra đời không ít liên minh quân sự, nhưng trên thực tế đó là các liên minh đối đầu nhau về lợi ích, đưa đẩy thế giới vào những cuộc chiến tranh, xung đột, tranh giành quyền lực dẫn đến những bất ổn về chính trị.
Tiền Việt Nam cùng với điện thoại và máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Lạm phát Việt Nam có thể vượt ngưỡng 4%
Nhiều quốc gia, nhất là các nước nhỏ trong khối liên minh quân sự bị chi phối, tác động của các nước lớn, trong nhiều trường hợp đã phải từ bỏ một phần chủ quyền của mình, không còn giữ được đầy đủ độc lập, tự chủ và trở thành “con tốt” trên bàn cờ chiến lược của các nước lớn, thậm chí khi chủ quyền bị xâm phạm thì các thành viên trong khối cũng gần như không có sự can thiệp, hỗ trợ gì về quân sự.
Theo quan điểm của TS. Sử học Phạm Minh Thế, điều này cho thấy, bảo vệ Tổ quốc phải dựa vào thực lực của chính mình, mọi sự trông chờ, giúp đỡ, dựa vào nước ngoài để bảo vệ đất nước là điều không thể có, và không thể thành hiện thực trong thực tế.
TS. Thế cũng chỉ rõ, hiện nay có nhiều tranh luận trên các diễn đàn mạng xã hội, rằng chúng ta phải nghiêng về phía bên nọ, nghiêng về phía bên kia nhưng quan trọng nhất vẫn là phải nghiêng về sức mạnh đại đoàn kết quốc gia, dân tộc và dựa vào thực lực của chính mình, dựa vào sự chủ động sáng tạo và linh hoạt của ta trong việc ứng phó với những biến đổi của thời cuộc.
“Cần phải có trái tim nóng nhưng phải có cái đầu lạnh để giải quyết những sự phức tạp của các mối quan hệ quốc tế", Tiến sĩ Phạm Minh Thế thẳng thắn.
Tòa nhà Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Sàn HoSE ‘bốc hơi’ gần 25 tỷ USD, Chủ tịch Sunshine Group bám đuổi tỷ phú Phạm Nhật Vượng

“Biết mình và biết người”

Đúng như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
“Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.
Việt Nam đã và đang phấn đấu dần đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hoà giải, sáng kiến, tích cực, có trách nhiệm” tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể.
Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện), 13 đối tác toàn diện.
Công nhân công ty CP thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2022
Thủy sản Việt Nam thuận lợi sang EU nhờ EVFTA
Năm 2020, Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Đã có 71 nước công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường.
Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm 1995; ASEM năm 1996; APEC năm 1998; WTO năm 2007; CPTPP năm 2018. Đã đăng cai thành công Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2006 và 2017; hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai năm 2019…
Đồng thời, Việt Nam là một thành viên tích cực của hầu hết các văn kiện cơ bản về quyền con người của Liên Hợp Quốc và đã được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và tiếp tục ứng cử và đã được các nước ASEAN đồng thuận đề cử là ứng cử viên của ASEAN tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 và 2020. Trong đó, Năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã thành công toàn diện, vang dội, trọn vẹn và thực chất. Ngoài ra, Việt Nam 2 lần được bầu giữ chức Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, nhiệm kỳ 2020 - 2021 (nhiệm kỳ 2020- 2021 đạt số phiếu gần như tuyệt đối 192/193 phiếu). Đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng bảo an ngay trong tháng đầu tiên của nhiệm kỳ (tháng 1/2020), Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thể hiện hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, đề cao luật pháp quốc tế, nỗ lực xây dựng đồng thuận, tìm kiếm giải pháp thoả đáng cho các tranh chấp, xung đột.
Trường phái “ngoại giao cây tre” của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay dường như vô cùng phù hợp. Phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc hôm 14/12/2021 ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Việt Nam có trường phái ngoại giao riêng, trường phái đối ngoại đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, đó là trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam.
Bà Kamala Harris. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Phó Tổng thống Mỹ ngượng ngùng trước ống kính tại hội nghị cấp cao ASEAN
Theo người đứng đầu Đảng, cây tre Việt Nam gốc thì vững chắc, cành thì uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất kiên cường. Không có cơn gió nào quật ngã được. Tổng Bí thư cho biết trường phái ngoại giao của đất nước thấm từ tâm hồn, cốt cách, khí phách của Việt Nam, mềm mại, khôn khéo, rất kiên cường, linh hoạt sáng tạo, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn.
“Đoàn kết nhân ái, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người, biết tiến biết thoái”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Trên chính trường quốc tế, theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam giương cao ngọn cờ hòa bình, kiểm soát bất đồng, tìm kiếm các giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала